Cựu quân nhân Mỹ dự kiến các diễn biến trên Biển Đông
Ông William Johnson, một cựu sĩ quan Không quân Mỹ, trong bài viết đăng trên Reuters ngày 9.6, lý giải việc Trung Quốc gia tăng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông và dự kiến thái độ của Mỹ về vấn đề này.
Tàu Hải quân nhân dân Việt Nam tiếp cận Đá Tư Nghĩa (Hughes), nơi Trung Quốc chiếm của Việt Nam và đang cấp tập hoạt động xây dựng trái phép – Ảnh: Mai Thanh Hải
Theo ông Johnson, việc kiểm soát Biển Đông giúp Trung Quốc thống trị tuyến đường biển quan trọng tại đây, cho phép Trung Quốc ngăn cản hay đe dọa tàu chở hàng đến các nước ở Đông Á và Đông Nam Á, cũng như ngăn chặn lực lượng quân sự nước ngoài tiếp cận, cụ thể là Mỹ.
Biển Đông có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hồi năm 2014 ước tính Biển Đông có trữ lượng 11 tỉ thùng dầu và 5,3 nghìn tỉ m3 khí đốt tự nhiên. Đây cũng là một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng và nhộn nhịp nhất thế giới, với 10 triệu thùng dầu được vận chuyển trên Biển Đông mỗi ngày.
Tuyên bố chủ quyền nuốt trọn Biển Đông sẽ giúp Trung Quốc đảm bảo an ninh năng lượng, và không phụ thuộc hay phải nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ quốc gia khác.
Chỉ trong vòng 18 tháng qua, Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động bồi đắp, xây dựng phi pháp những bãi đá ngầm nhằm biến chúng thành đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Không tuân thủ UNCLOS, Bắc Kinh còn đặt thiết bị quân sự trên những đảo nhân tạo, và các quan chức Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ đưa thêm vũ khí đến nhằm quân sự hóa những hòn đảo nhân tạo này. Hơn nữa, Trung Quốc hiện sở hữu đủ tàu chiến hiện đại để bảo vệ những hòn đảo nhân tạo phi pháp này.
Video đang HOT
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ – Ảnh: AFP
Washington đã lên tiếng phản đối hành động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Hải quân Mỹ liên tục tiến hành hoạt động tuần tra trong khu vực kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, và theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tuần tra ở Biển Đông.
Ngoài sứ mạng đảm bảo tự do hàng hải, Mỹ tập trung vào việc giúp các đồng minh châu Á tăng cường năng lực trinh sát và thu thập thông tin tình báo, cung cấp cho họ những khí tài quân sự đối phó Trung Quốc. Nhật Bản và Mỹ sẽ cung cấp khí tài quân sự cho Philippines và Việt Nam.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ leo thang đến một mức độ nào đó vì vấn đề Biển Đông. Mỹ lên kế hoạch tuần tra trên không và trên biển trong phạm vi cách các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây khoảng 12 hải lý (22 km). Vừa qua tàu USS Fort Worth và máy bay P-8A của Mỹ đã tuần tra gần các đảo nhân tạo và Trung Quốc đã phản ứng, nhưng chưa có hành động gây hấn.
Theo ông Johnson, nếu Mỹ nhân nhượng Trung Quốc ở Biển Đông, Washington sẽ làm mất lòng tin với các đối tác và đồng minh ở châu Á. Vì lẽ đó, Washington nỗ lực kêu gọi đồng minh trong khu vực, Nhật Bản và Úc, kết hợp với Mỹ gây áp lực buộc Trung Quốc ngừng hoạt động bành trướng trên Biển Đông.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hàn Quốc tuyên bố trung lập về vấn đề Biển Đông
Trước áp lực từ nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Hàn Quốc đã tuyên bố không đứng về bên nào và giữ quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông, tờ Korea Times ngày 9.6 cho hay.
Đảo ở quần đảo Trường Sa có biển và bãi cát thoai thoải dài tuyệt đẹp - Ảnh: Mai Thanh Hải
"Không có sự thay đổi nào trong vị trí của chúng tôi về vấn đề này [Biển Đông] bắt đầu từ tuần trước", Korea Times trích phát biểu của một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố hôm nay 9.6.
Quan chức này không giải thích gì thêm lập trường của Hàn Quốc về Biển Đông cũng như những đồn đoán từ giới ngoại giao rằng Mỹ gây sức ép lên chính phủ Hàn Quốc, buộc Seoul phải đứng về phía đồng minh lớn nhất là Mỹ và chỉ trích Trung Quốc.
Tuần qua Washington và Bắc Kinh đấu khẩu dữ dội về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp, triển khai các hoạt động quân sự và gây căng thẳng cho các nước láng giềng ở Biển Đông.
Có những lúc tình hình Biển Đông căng thẳng đến mức giới quân sự lo ngại chiến tranh có thể xảy ra ở đây khi 2 siêu cường quân sự liên tục triển khai tàu chiến và máy bay đến vùng này.
Không chỉ các nước Đông Nam Á, Mỹ mà cả Nhật, Úc và Châu Âu đều lên tiếng phản đối hành động hung hăng của Trung Quốc.
Nhóm các nước G7 đầu tuần này sau cuộc họp thường niên ở Đức cũng đưa ra tuyên bố chung lên án Trung Quốc. Trong khi Moscow lại bênh vực cho Bắc Kinh, phản bác chỉ trích của G7.
Trước tình hình căng thẳng này, chính phủ Hàn Quốc lại "im lặng" một cách khó hiểu đối với vấn đề Biển Đông, nơi không quá xa so với lãnh thổ của Hàn Quốc. Giới chuyên gia, thậm chí nội các của Tổng thống Mỹ Barack Obama liên tục thúc giục Seoul nêu quan điểm, lập trường về Biển Đông.
Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 9.6 được xem là phản hồi của Seoul đối với những lời thúc giục đó, đặc biệt là của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Châu Á của Heritage Foundation, ông Walter Lohman. Ông Lohman cho rằng Hàn Quốc cần phải có quan điểm về vấn đề này trước khi Tổng thống Park Geun-hye thăm Washington vào tuần tới.
Bên cạnh tuyên bố quan điểm trung lập về Biển Đông, quan chức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết thêm chính phủ Hàn Quốc hy vọng DOC sẽ được thực hiện hiệu quả ở khu vực và "COC giữa Trung Quốc và ASEAN sớm đạt được để duy trì hòa bình và ổn định cho Biển Đông", theo Korea Times.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Malaysia phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Malaysia hôm qua tuyên bố sẽ phản đối sự xâm nhập của tàu tuần duyên Trung Quốc vào vùng biển phía bắc đảo Borneo, một bước đi cứng rắn bất thường của nước này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Tàu tuần duyên Trung Quốc được cho là đã neo đậu ở cụm bãi cạn Luconia. Ảnh:Borneopost Ông Shahidan...