Cựu quan chức Trung Quốc thách Mỹ đưa 10 tàu sân bay ra Biển Đông
Đới Bỉnh Quốc, từng là nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, cho rằng phán quyết của PCA về vụ kiện “đường lưỡi bò” không hơn một mảnh giấy và lên tiếng thách thức Mỹ.
Tàu sân bay Ronald Reagan của Mỹ. Ảnh: USNavy
“Phán quyết cuối cùng mà tòa trọng tài sẽ công bố trong vài ngày tới, rốt cuộc không hơn gì một mảnh giấy”, SCMP dẫn lời ông Đới, cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, hôm qua nói tại một diễn đàn do các trung tâm nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc tổ chức ở Washington D.C.
Các tranh chấp không được phép định hình quan hệ Trung – Mỹ, ông Đới tuyên bố và kêu gọi hai nước xử lý những bất đồng một cách xây dựng và mở rộng chương trình nghị sự hàng hải tích cực để bảo đảm cho một giải pháp hòa bình.
“Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ về các vấn đề hàng hải và làm việc với Mỹ cũng như tất cả các bên khác để giữ tình hình nằm trong tầm kiểm soát”, cựu quan chức Trung Quốc nói.
Tuy nhiên, ông Đới cũng đồng thời thách thức Washington về hành động quân sự ở Biển Đông. Cựu quan chức Trung Quốc cho rằng nước này sẽ không bị hành động của Mỹ “hăm dọa”, kể cả khi Mỹ có cử tất cả 10 tàu sân bay ra Biển Đông.
Video đang HOT
Ông Đới Bỉnh Quốc phát biểu tại diễn đàn ở Washington D.C. Ảnh: fmprc
Hai tàu sân bay Mỹ giữa tháng trước bắt đầu hoạt động chung tại vùng biển phía đông Philippines. Quan chức hải quân Mỹ cho rằng việc triển khai hai tàu sân bay là dấu hiệu thể hiện cam kết của nước này đối với an ninh khu vực.
Tuyên bố của ông Đới được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường phát ngôn phản đối phán quyết mà Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) tại The Hague, Hà Lan dự kiến đưa ra vào tuần tới, đối với vụ kiện Philippines – Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng như Philippines, Việt Nam. Trung Quốc còn hành động ngày càng cứng rắn, bồi lấp các đảo nhân tạo phi pháp trong khu vực khiến cộng đồng quốc tế quan ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho rằng Trung Quốc có nguy cơ dựng lên “Vạn Lý Trường Thành tự cô lập” do hành động cứng rắn ở Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Tổng thống Philippines muốn xoa dịu tranh chấp với Trung Quốc sau phán quyết của PCA
Tổng thống Rodrigo Duterte cho hay ông hy vọng một "cú hạ cánh nhẹ nhàng" trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông khi tòa án trọng tài công bố phán quyết vụ kiện về "đường lưỡi bò".
Tổng thống Rodrigo Duterte. Ảnh: Inquirer
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố vào ngày 12/7 sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Trung Quốc từ chối tham gia và công nhận vụ kiện.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay cho hay ông từ chối đề nghị đưa ra một tuyên bố cứng rắn chống lại Trung Quốc nếu quyết định của PCA nghiêng về phía Manila.
"Tôi không thích ý tưởng này", Reuters dẫn lời ông Yasay nói trong cuộc họp nội các đầu tiên của ông Duterte, sau khi ông tuyên thệ nhậm chức hôm nay. Theo ông Yasay, chính phủ Philippines trước hết sẽ nghiên cứu "những tác động và hậu quả" của phán quyết.
Ông Duterte cho rằng nên có "một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng".
"Chúa biết điều đó, tôi thực sự không muốn tuyên chiến với bất kỳ ai", tân tổng thống nói.
Ông Duterte từng có những tuyên bố đầy mâu thuẫn khiến các nhà ngoại giao cảm thấy bối rối không thể hiểu được nhà lãnh đạo này sẽ làm gì để đối phó với những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Có lúc ông khẳng định rằng sẽ tách khỏi các quốc gia ASEAN khác để đàm phán trực tiếp với Trung Quốc, và thậm chí còn xem xét việc từ bỏ các tuyên bố chủ quyền của Philippines trên Biển Đông để đổi lấy mối quan hệ hợp tác về kinh tế với Trung Quốc.
Ngay từ đầu, Trung Quốc đã khăng khăng không tham gia vụ kiện với Philippines, đồng thời tố ngược Manila đã "vi phạm luật pháp quốc tế" khi đưa vụ việc ra PCA, thậm chí còn ngang ngược khẳng định sẽ không chấp nhận bất cứ quyết định nào của bên thứ ba liên quan đến vấn đề Biển Đông.
Gần đây, Trung Quốc phát động một chiến dịch vận động, lôi kéo ngoại giao quy mô toàn cầu, để thuyết phục các nước khác ủng hộ quan điểm của mình. Bắc Kinh tuyên bố đã có 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của mình, chủ yếu là các nước châu Phi, Trung Đông và Trung Á.
Anh Ngọc
Theo VNE
Thủ tướng Campuchia tuyên bố không ủng hộ phán quyết của PCA Ông Hun Sen hôm qua cáo buộc Tòa trọng tài quốc tế (PCA) cùng một số nước thực hiện "âm mưu chính trị" khi cơ quan này sắp ra phán quyết về vụ kiện của Philippines liên quan đến Biển Đông. Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: AFP "Đây không phải là vấn đề về luật pháp, nó hoàn toàn về chính trị....