Cựu quan chức Trung Quốc ra tòa vì nhận hối lộ ngọc bích “khủng”
Phó tỉnh trưởng An Huy, Trung Quốc, Ni Fake đã thú tội nhận hối lộ 13 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 45 tỷ đồng), trong đó, hầu hết là dưới dạng ngọc bích.
Trong khối tài sản của mình, ông Ni Fake cũng không chứng minh được nguồn gốc số tiền 5,8 triệu nhân dân tệ.
Lời nhận tội của vị cựu quan chức này được tòa án thành phố Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông đăng trên mạng xã hội, tuy nhiên, không đề cập tới mức án phạt. Có thông tin cho rằng, có thể vụ xét xử chưa kết thúc nên chưa có kết luận cuối cùng về án phạt
Ông Ni Fake khi còn đang đương chức
Cơ quan chức năng tiến hành điều tra ông Ni từ tháng 6 năm ngoái khi ông này còn đang giữ chức Phó tỉnh trưởng An Huy kiêm Bí thư thành Ủy thành phố Lục An trước những cáo buộc về nhận hối lộ tiền mặt, ngọc bích và cả những bức tranh đắt tiền của Trung Quốc từ chín doanh nhân trong 49 hợp đồng làm ăn.
Sau khi nhận những món quà giá trị này, ông Ni đã phê duyệt và cấp đất cho một số công ty phát triển bất động sản và khai thác khoáng sản.
Trước đó, truyền thông đã đưa tin rằng gần 80% các khoản hối lộ cho ông Ni là ngọc bích, loại đá quý mà ông rất thích.
Video đang HOT
Theo các công tố viên, trong số những món quà ngọc bích của ông có miếng ngọc Hotan, loại đá quý ở vùng Tân Cương trị giá tới 3,5 triệu nhân dân tệ. Đây là quà của vị chủ tịch Ji Lichang của Tập đoàn Khoáng sản Dachang đã biếu ông.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho hay ông Ji đã trở lên giàu có bằng cách biết khôn khéo làm vừa lòng các quan chức như ông Ni Fake.
Ông ta thậm chí còn mời các chuyên gia hàng đầu về ngọc bích đi máy bay đến vùng Tân Cương để săn tìm những miếng ngọc quý cho Phó tỉnh trưởng An Huy để được cho phép khai thác các mỏ quặng tại huyện Hoắc Khâu gần thành phố Lục An.
Một số quan chức cấp dưới của ông Ni Fake cũng nhận được quà cáp của vị chủ tịch tập đoàn. Vì vậy, sau khi ông Ni bị điều tra kể từ năm ngoái, những thuộc hạ cấp dưới này của ông cũng không tránh khỏi bị liên lụy.
Một số miếng ngọc bích ông Ni Fake đã nhận hối lộ
Các công tố viên cho rằng việc ông Ni Fake nhận hối lộ lớn, lạm dụng quyền cho phép vị chủ tịch tập đoàn khoáng sản trên khai thác các mỏ quặng huyện Hoắc Khâu đã gây thiệt hại cho nhà nước Trung Quốc 1,89 tỷ nhân dân tệ vì ông này được khai thác ở mức phí rẻ hơn so với quy định.
Bài xã luận trên tờ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gần đây phê phán một số sĩ quan quân đội cấp cao nước này về lối sống xa hoa, lãng phí, yêu thích những đồ vật quý như ngọc bích.
“Thay vì nghiên cứu những chiến thuật quân sự, họ lại mê mẩn với những đồ cổ, tranh quý và ngọc mà quên đi những mối đe dọa đến vận mệnh quốc gia và đánh mất khả năng chiến đấu,” bài xã luận viết.
Minh Việt
Theo SCMP
Trung Quốc mở rộng địa hạt chống tham nhũng sang Quốc hội
Cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc sắp có thêm những bước đi mới khi Đảng Cộng sản nước này quyết định mở rộng phạm vi giám sát sang Quốc hội, cơ quan quyền lực tối cao nhất ở nước này theo quy định Hiến pháp.
Chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" của Trung Quốc bắt đầu tấn công sang ngành lập pháp.
Trong tuyên bố đưa ra ngày hôm qua, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) cho biết cơ quan này sẽ lần đầu tiên cử các điều tra viên tới Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) để làm nhiệm vụ giám sát, điều tra.
"Đây là lần đầu tiên CCDI cử các giám sát viên tới Quốc hội", Phó trưởng ban CCDI Trần Văn Thanh xác nhận trong thông cáo đăng trên trang web của ủy ban chống tham nhũng.
Theo thông cáo trên, các giám sát viên sẽ "nằm vùng" tại 6 cơ quan trọng yếu của Quốc hội, trong đó có Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương.
Tại đây, các giám sát viên sẽ tập trung điều tra những sai phạm của giới chức cấp cao, đồng thời tiếp cận các tài khoản của cơ quan mình giám sát, cũng như những báo cáo của các quan chức liên quan tới các hoạt động và tình hình tài chính của cá nhân hay người thân.
Động thái này cho thấy ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tổng Bí thư Tập Cận Bình đứng đầu đang quyết tâm mở rộng phạm vi hoạt động trong chiến dịch "đả hổ, diệt rồi" lớn nhất kể từ sau vụ xét xử vụ "bè lũ bốn tên".
Trước đó, hầu hết các vụ xử tham nhũng ở Trung Quốc kéo dài hơn một năm qua chỉ tập trung vào đội ngũ lãnh đạo Đảng và quân đội các cấp, trong đó điển hình nhất là Chu Vĩnh Khang (nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương, cựu Bộ trưởng Công an), Tướng Từ Tài Hậu (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương) và Bạc Hi Lai (nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư thành ủy Trùng Khánh). Theo thống kê, kể từ khi được tiến hành, chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đã "sờ gáy" hơn 63.000 quan chức các cấp, trong đó có ít nhất 63 quan chức cấp tỉnh và bộ trở lên bị "ngã ngựa".
Tất cả cơ cấu quyền lực của Trung Quốc, từ cơ quan lập pháp tới chính phủ và quân đội đều nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, dù theo Hiến định Quốc hội mới là cơ quan quyền lực tối cao nhất.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Trung Quốc phạt tù chung thân nguyên Bí thư Thành ủy An Dương Theo hãng tin Tân Hoa xã, ngày 5/12, nguyên Bí thư Thành ủy An Dương thuộc tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc Trương Tiếu Đông đã bị kết án chung thân với tội danh nhận hối lộ tổng cộng 3,4 triệu USD. (ảnh minh họa) Tòa án Nhân dân Zhumadian đã đưa ra phán quyết trên do ông Trương đã nhận 21...