Cựu quan chức Trung Quốc bị nghi tham nhũng xin tị nạn tại Mỹ
Một qựu quan chức cấp cao Trung Quốc đã đệ đơn xin tị nạn tại Mỹ sau khi bị bắt giữ tại quốc gia này.
Bà Yang khi còn tại vị (Ảnh: Xinhua)
Tân Hoa xã ngày 11/6 đưa tin bà Yang Xiuzhu, cựu Phó Chủ tịch thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, đã đệ đơn xin tị nạn lên một tòa án ở New York.
Trước đó, bà Yang nằm trong danh sách 100 quan chức bị tình nghi đã chạy trốn ra nước ngoài sau khi dính líu tới cáo buộc tham nhũng và trở thành đối tượng truy nã trong “thông báo đỏ” của Interpol.
Theo Tân Hoa xã, bà Yang đã xuất hiện với trang phục của phạm nhân với đầu tóc gọn gàng khi xuất hiện tại tòa án nêu trên.
Hiện văn phòng luật sư của bà Yang tại Mỹ vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận chính thức nào.
Video đang HOT
Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc và Mỹ có “mối quan hệ tốt” trong cuộc chiến chống tham nhũng.
“Bà Yang Xiuzhu đang là nghi phạm dính líu tới các vấn đề tham nhũng tại Trung Quốc. Mỹ cần phải sớm trao trả bà Yang ngay khi có thể để luật pháp Trung Quốc có thể được thực thi”, ông Hồng Lỗi cho biết trong một cuộc họp báo.
Năm 2003, bà Yang đã sang Singapore rồi đổi tên và lên kế hoạch bay tới New York. Sau đó, bà này đã bị bắt giữ ở thành phố Amsterdam của Hà Lan năm 2005 song giữa Trung Quốc và Hà Lan không có thỏa thuận về dẫn độ. Hiện chưa rõ tại sao bà Yang lại bị bắt giữ ở Mỹ.
Thời gian qua, chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình đã thu được nhiều thành quả tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, chiến dịch trên bị đánh giá vẫn để “lọt” nhiều quan tham, những người đã chạy sang các quốc gia mà Trung Quốc chưa ký kết thỏa thuận về dẫn độ như Mỹ hay Canada.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ AFP
Đội tàu cá Trung Quốc càn quét khắp thế giới
Trung Quốc đang không ngừng mở rộng đội tàu đánh bắt cá, nhằm củng cố nguồn cung thực phẩm. Tuy vậy, khi những tàu này đánh bắt quá mức tại cả những vùng biển của nước khác thì những hành động đó đang gây lo ngại và chịu chỉ trích.
Tàu cá Trung Quốc bị tố đánh bắt trộm ngày một nhiều (Ảnh: AFP)
Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cá lớn nhất thế giới, với khoảng một nửa sản lượng thủy sản dành cho xuất khẩu sang các quốc gia phát triển. Đây cũng đồng thời là thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất thế giới.
Theo Duncan Ledbetter, giám đốc một công ty tư vấn nguồn lợi thủy sản và thiên nhiên cho biết, một cuộc chạy đua khai thác nguồn thủy sản đang ngày một cạn kiệt này khiến Trung Quốc không ngừng mở rộng tìm kiếm cá ở khắp thế giới, sau khi nơi sinh sống của cá quanh bờ biển nước này bị ô nhiễm và đánh bắt quá mức.
Đến nay, đội tàu đánh bắt cá xa bờ của Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về độ đông đảo, với hơn 2000 tàu. Một nghiên cứu của Nghị viện châu Âu ước tính trong giai đoạn 2000 - 2011, các ngư dân Trung Quốc đánh bắt khoảng 4,6 triệu tấn/năm, mà đại đa số từ các vùng biển châu Phi, kế đến là châu Á và một lượng nhỏ ở trung và Nam Mỹ, Nam Cực.
Một số nhà quan sát, như Peter Jennings - giám đốc điều hành Viện chính sách chiến lược Úc và cựu lãnh đạo cấp cao của Bộ quốc phòng úc cho rằng, hoạt động mở rộng phạm vi đánh bắt đem đến cho Trung Quốc có hội tạo ra sự hiện diện đáng kể tại các khu vực có tầm quan trọng chiến lược dài hạn.
"Tôi cho rằng họ sử dụng cùng một cách tiếp cận không chỉ với nguồn thủy sản tại Nam Cực mà còn cả khả năng định vị Trung Quốc vào khu vực có triển vọng khai thác nguồn lợi dài hạn trong tương lai tại thềm lục địa Nam Cực", Jennings nói.
Hồi tháng trước, một công ty Trung Quốc đã tuyên bố sẽ mở rộng hoạt động đánh bắt tới Nam Cực để đánh bắt thêm các loài nhuyễn thể. Thông báo trên được đưa ra sau khi Bắc Kinh mở cửa trạm nghiên cứu thứ tư tại Nam Cực, đồng thời triển khai 2 tàu phá băng và 2 máy bay có thể hạ cánh trên băng.
Gây căng thẳng khắp các khu vực
Căng thẳng với các quốc gia nơi Trung Quốc tăng cường hiện diện trên biển đã tăng lên. Hồi tháng trước, Indonesia đã cho nổ tung một tàu cá Trung Quốc bị bắt khi đang đánh bắt trộm trong vùng biển Indonesia.
Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc cho biết số lượng tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước mình tăng hàng năm. Trong năm ngoái, con số này là hơn 1000 tàu.
Tổ chức Hòa bình xanh cho biết, các tàu cá Trung Quốc cũng cũng đang đánh bắt phi pháp với số lượng khổng lồ ngoài khơi khu vực Tây Phi. Rashid Kang, đại diện của tổ chức này tại Bắc Kinh khẳng định, các tàu cá lạc hậu, lưới quét sâu của Trung Quốc đang không ngừng mở rộng phạm vi đánh bắt, đe dọa tới hệ sinh thái tại các vùng biển nước ngoài, do luật pháp Trung Quốc chỉ cấm các tàu này hoạt động trong nước, mà không cấm tham gia đánh bắt ở nước ngoài.
Một đoàn các nhà khoa học quốc tế mới đây đã tìm cách ước tính lượng cá đánh bắt xa bờ của các tàu Trung Quốc giai đoạn 2000 - 2011. Họ cũng kêu gọi Trung Quốc phải minh bạch hơn trong công bố sản lượng và chủng loại thủy sản được đánh bắt. Trong khi các nhà khoa học ước tính Trung Quốc đánh bắt hơn 4,6 triệu tấn/năm, số liệu nước này báo cáo Liên Hợp Quốc chỉ là 368.000 tấn.
Thanh Tùng
Theo VOA
FBI điều tra, World Cup 2018 và 2022 trước nguy cơ chọn lại chủ nhà Theo báo giới, FBI sẽ tiến hành điều tra cuộc tranh cử giành quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022. Nếu như bị phát hiện có hành vi gian lận, FIFA sẽ buộc phải tiến hành bầu lại nước chủ nhà của những kỳ World Cup. Như đã biết, ngày hôm qua, cựu quan chức của FIFA, Chuck Blazer đã thừa nhận...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025