Cựu quan chức Philippines kêu gọi phản đối Trung Quốc lập 2 huyện mới ở Biển Đông
Cựu Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario ngày 19/4 kêu gọi chính phủ phản đối việc Trung Quốc thành lập các huyện mới trên Biển Đông.
Trong một tuyên bố ngày 19/4, cựu Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario cho rằng chính phủ Philippines đã đưa ra phản đối về việc Trung Quốc đánh chìm tàu của Việt Nam trên Biển Đông thì bây giờ cũng cần đưa ra phản đối về việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “ huyện Tây Sa” và “ huyện Nam Sa” trực thuộc cái gọi là “ thành phố Tam Sa”, tỉnh Hải Nam.
Cựu Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario. Ảnh: Reuters.
Ông Rosario nhấn mạnh, Philippines cần phải cảnh giác với những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là khi cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Trung Quốc không ngừng “tận dụng” thời điểm khó khăn này để tiếp tục theo đuổi các yêu sách bất hợp pháp, tiếp tục mở rộng sự bành trướng ở Biển Đông, bất chấp cho sự phản đối của người dân Philippines nói riêng, các quốc gia ASEAN và thế giới nói chung khi đặt hai trạm nghiên cứu và đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam ở Biển Đông thời gian vừa qua.
Trong khi đó, phát biểu trước một diễn đàn trực tuyến do Hiệp hội phóng viên nước ngoài Philippines tổ chức, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), ông Gregory Polling cho rằng những gì Trung Quốc đang làm không khác những hành động mà Trung Quốc đã làm suốt thời gian qua khi tăng dần các tần suất “quấy rối” hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông và hoạt động đánh bắt cá của ngư dân. Theo ông, mọi người nghĩ rằng giữa đại dịch toàn cầu cần có một sự yên ổn nhưng Trung Quốc đã không để điều đó đã không xảy ra.
Video đang HOT
Theo thông tin trên Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 18/4 ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này mới đây đã phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “huyện Tây Sa” và “huyện Nam Sa” trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tỉnh Hải Nam.
Ngày 19/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ quyết định thành lập cái gọi là “huyện Tây Sa” và “huyện Nam Sa” và các hành vi liên quan của Trung Quốc trên Biển Đông vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và làm phức tạp thêm tình hình trên Biển Đông, khu vực và thế giới./.
Hương Trà
Mỹ nói Philippines 'đi sai hướng' khi hủy thỏa thuận quân sự 22 năm
Lãnh đạo Lầu Năm Góc nhận định việc Philippines hủy Thỏa thuận Các lực lượng Viếng thăm (VFA) là động thái đi sai hướng trong mối quan hệ lâu đời giữa hai nước.
Chính phủ Mỹ nhận định việc Philippines hủy thỏa thuận quân sự kéo dài 22 năm qua giữa hai nước là quyết định "đáng tiếc". Động thái diễn ra giữa lúc Washington đang muốn củng cố hiện diện tại khu vực, đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương, theo Bloomberg.
Với quyết định xé bỏ thỏa thuận tồn tại từ năm 1998 đến nay, chính thức có hiệu lực 180 ngày sau thông báo hôm 11/2, Tổng thống Rodrigo Duterte đã thực hiện bước đi đầu tiên trong nỗ lực cắt đứt quan hệ quân sự với Mỹ. Nhà lãnh đạo 74 tuổi kể từ khi nhậm chức năm 2016 đã định hướng chính sách đối ngoại Philippines ngày một nghiêng về Bắc Kinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 12/2 nói động thái của Manila là "bước đi theo hướng sai lầm" đối với quan hệ lâu đời giữa hai nước và vị thế chiến lược của riêng Philippines. Hiện hai nước vẫn còn một hiệp định phòng vệ chung, ký vào năm 1951, ràng buộc một nước bảo vệ bên còn lại trong trường hợp nước đó bị tấn công.
Các lực lượng Mỹ và Philippines tập trận đổ bộ vào năm 2014. Ảnh: AFP.
Bất chấp các nỗ lực thuyết phục từ Mỹ và nhiều quan chức cấp cao Philippines, Tổng thống Duterte vẫn kiên định xé bỏ VFA. Một ngày trước khi gửi thông báo chính thức cho Đại sứ quán Mỹ tại Manila, ông tiết lộ Tổng thống Mỹ Donald Trump và "nhiều người khác" cố gắng cứu vãn thỏa thuận, nhưng ý ông đã quyết và không muốn thay đổi.
Theo Malcolm Cook, chuyên gia cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, động thái khiến Philippines ngày một nghiêng sang Trung Quốc và Mỹ buộc phải cắt giảm hiện diện quân sự.
"Giống với nhiều quyết định khác của Tổng thống Duterte, Trung Quốc có vẻ là bên thắng lợi còn phía chịu thiệt chính là an ninh đối ngoại của Philippines", Cook nhận định.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Loscin tuần qua đã cảnh báo Manila khó tiếp cận được hàng triệu USD viện trợ quân sự từ Mỹ sau khi rút khỏi VFA. Không những vậy, các thỏa thuận thương mại cũng chịu ảnh hưởng lớn từ bước đi này. Nhiều hoạt động diễn tập chung, đặc biệt là công tác huấn luyện cho hàng nghìn quân nhân Philippines với sự hỗ trợ từ quân đội Mỹ, cũng bị thu hẹp quy mô nghiêm trọng.
Theo danviet.vn
Mỹ tập trận ở biển Đông, Philippines, Nhật phản đối Trung Quốc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ ngày 6/10 thông báo, tàu chiến, máy bay thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan và nhóm tàu đổ bộ Boxer vừa bắt đầu tập trận ở biển Đông, trong khi Philippines phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc xâm phạm vùng biển nước này. Tàu sân bay Ronald Reagan và tàu tuần dương...