Cựu quan chức Mỹ bày cách làm lung lay chiến lược biển của Trung Quốc
Seth Cropsey cho rằng, Mỹ cần hỗ trợ cho người Hồi giáo ở Tân Cương, triển khai hành động làm gia tăng sự lo ngại của Trung Quốc về mối đe dọa phía bắc…
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 19 tháng 11 dẫn trang mạng “The Japan Times” Nhật Bản ngày 13 tháng 11 đăng bài viết “Mối đe dọa của Trung Quốc đến từ phương bắc hay từ phương nam”, cho rằng, Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia của đại lục Âu-Á, ở đại lục Âu-Á, họ chắc chắn tồn tại cạnh tranh với châu Âu, Nga và Ấn Độ. Ở trên biển, Trung Quốc có đối đầu với Mỹ, Nhật Bản va Ấn Độ.
Quân đôi TQ
Vì vậy, Trung Quốc phải ưng pho với các cuộc xung đột đia-chinh tri đến từ đất liền và biển. Trong lịch sử lâu dài của Trung Quốc, có một mô hình trước sau như một – khi Trung Quốc gặp phải mối đe dọa từ đất liền (tức là từ phương bắc), phương nam sẽ duy trì an ninh. Trong khi đó, khi Trung Quốc gặp phải mối đe dọa tư trên biển, phương bắc sẽ thông qua giảng hòa để ổn định tình hình.
Chiến tranh Lạnh kêt thuc có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Trung Quốc không cần tiếp tục lo ngại mối đe dọa từ phương bắc. Đối với Trung Quốc, đây là một phần thưởng an ninh to lớn, có 5 ý nghĩa chiến lược co thê liêt kê:
1. Là đối tác có ích tiềm năng trong đối phó với mối đe dọa phương bắc, giá trị chiến lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc đã giảm đi.
2. Tình hình căng thẳng phía bắc dịu bớt giúp cho Trung Quốc “có thể giải quyết hầu như tất cả tranh chấp biên giới với các nước láng giềng”.
3. Trung Quốc có thể tập trung lực lượng tiến hành đầu tư chiến lược đối với cái gọi là “tự vệ trên biển” ở phía nam.
Video đang HOT
4. Sau khi Liên Xô giải thể, Trung Quốc thay đổi đường lối, phát triển kinh tế thị trường, đã phát triển thành một cường quốc kinh tế.
5. Cùng với phát triển kinh tế, nhập khẩu năng lượng va tai nguyên thiên nhiên của Trung Quốc nhanh chóng gia tăng. Trung Quốc còn kiên định quyết tâm, tăng cương “bảo vệ” tuyến đường hàng hải, trở thành “cường quốc biển”.
Tuy nhiên, vào năm 1995 va năm 1996, Trung Quốc đa tiên hanh một loạt bắn thử tên lửa ở Eo biên Đai Loan, có ý đồ dẹp yên hoạt động “Đài Loan độc lập” của nhà lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy. Đối với vấn đề này, chính quyền Clinton đã điều tới khu vực này 2 tàu sân bay Mỹ. Vết thương tâm lý do sự kiện này gây ra thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục tăng cường sức mạnh trên biển của họ.
Sau khi Mỹ bị tấn công khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 và phát động cuộc chiến chống khủng bố, mối đe dọa trên biển tiềm tàng của Trung Quốc lùi xuống đứng ở vị trí thứ yếu. Trung Quốc liên hệ các vấn đề của Tân Cương với cuộc chiến chống khủng bố lớn hơn, do đó đã bắt đầu hợp tác “ngoài mặt” với Mỹ.
Chiến lược biển của Trung Quốc khó bị dao động?
Trong thời gian này, nội bộ Trung Quốc xuất hiện tranh luận, nội dung cốt lõi là mối đe dọa thưc sư đối với “lơi ich quôc gia” của Trung Quốc đến tư phía nam hay phía bắc.
Theo những người cho rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với mối đe dọa ở phía nam, bá quyền trên biển của Mỹ và đồng minh Nhật-Mỹ tạo ra mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với chính thể va vị thế đia-chinh tri của Trung Quốc. Còn những người phản đối quan điểm này cho rằng, do chủ nghĩa Hồi giáo chính thống tất yếu sẽ dẫn đến hoạt động ly khai Hồi giáo của dân tộc thiểu số Tân Cương, vì vậy mối đe dọa lơn nhât về an ninh của Trung Quốc ở phía bắc.
Nhìn từ góc độ khác, hoạt động tranh cãi này cũng là tranh cãi về 2 loại ưu điểm lý luận địa-chính trị khác nhau.
Trung Quốc nên đi theo “lý luận vùng trung tâm đại lục” của nhà địa lý học Anh Mackinder (lý luận này cho rằng vùng trung tâm đại lục Âu-Á có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với địa-chính trị) và tìm cách trở thành cường quốc đại lục Âu-Á?
Hay là phải tuân theo học thuyết của nhà chiến lược địa-chính trị, sĩ quan Hải quân Mỹ Mahan (cho rằng “sức mạnh trên biển rất quan trọng đối với thực lực và ảnh hưởng của quốc gia”) tìm cách trở thành siêu cường trên biển?
Những người của “phe Mackinder” thúc giục Trung Quốc phát triển quan hệ hợp tác với châu Âu, Nga va Ấn Độ. Ho cho rằng, Trung Quốc nên tránh thách thức Mỹ và tranh gianh bá quyền Thái Bình Dương, hơn nữa cần tiếp tục “trỗi dậy hòa bình” trở thành cương quôc thê giơi.
Nhưng loại chiến lược này gặp phải phản bác của “phe Mahan”, ho cho rằng tranh đoạt quyền kiểm soát biển là con đường duy nhất để Trung Quốc có một ngày trở thành “nước lớn thế giới” và “sánh ngang” với Mỹ. Từ năm 2010 đến năm 2012, các cuộc xung đột ở Biên Đông, biển Hoa Đông va Hoàng Hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã hỗ trợ cho quan điểm của phe này.
Về sau, Ukraine xuất hiện khủng hoảng, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) cũng gây ra cuộc khủng hoảng mới. Đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, Trung Quốc va Nga cùng phản đối G7, làm cho quan hệ song phương của họ hầu như đạt được mức độ “nước đồng minh” thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Vì vậy, hiện nay, mối đe dọa của Nga đối với Trung Quốc hầu như gần bằng không.
Trong khi đó, nguy hiểm thưc sư là, cuộc khủng hoảng do IS gây ra có thể làm “sụp đổ” địa-chính trị, từ Iraq tan rã đến Afghanistan thậm chí Pakistan chia cắt đều có khả năng xảy ra. Một khi xuất hiện tình hình như vậy, khu vực dân tộc thiểu số Trung Quốc tiếp giáp với Afghanistan va Pakistan sẽ tồn tại rủi ro nổi loạn.
Có một số nhà chiến lược Mỹ chú ý tới điểm này, đã tích cực đề nghị gia tăng mối đe dọa phía bắc này. Cựu trợ lý Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Seth Cropsey cho rằng, Mỹ cần cung cấp hỗ trợ phía sau cho người Hồi giáo ở Tân Cương, hơn nữa ông chỉ ra, có hành động tăng cường mức độ lo ngại của Trung Quốc đối với mối đe dọa ở phía bắc, cũng cần thiết đối với việc tăng cường và mở rộng sức mạnh trên biển của Mỹ.
Chính phủ Trung Quốc tiến hành “đảo hóa” bất hợp pháp một số đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng Tuyên bố vê ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh khu vực, thế giới.
Tuy nhiên, loại chiến lược này hoàn toàn không đơn giản khi thực hiện. Trước hết, loại “chiến lược phân tâm” này có rủi ro làm cho nhà lãnh đạo Trung Quốc càng cứng rắn hơn, hơn nữa có thể phản tác dụng, làm cho Trung Quốc hung hăng, hăm dọa hơn, bởi vì cho dù trong tình hình bình thường, nhà lãnh đạo Trung Quốc đều có thái độ đề phòng đối với Mỹ.
Ngoài ra, cho dù một phần mối đe dọa ở phía bắc trở thành hiện thực, “ý chí chiến lược vươn ra biển” của Trung Quốc (học thuyết “mối đe dọa phía nam”) cũng sẽ tồn tại lâu dài.
Theo Giáo Dục
Ấn Độ phản đối Sri Lanka đón tàu ngầm tấn công của Trung Quốc
Tờ "Times of India" của Ấn Độ ngày 2/11 cho biết New Delhi vừa bày tỏ thái độ hết sức bất bình trước sự kiện chính quyền Sri Lanka sắp cho phép một tàu ngầm tấn công của Trung Quốc cập cảng nước láng giềng này.
Ấn Độ khá quan ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ngay tại "vùng ảnh hưởng" của New Delhi. (Ảnh: Reuters)
Phản ứng của Ấn Độ lại càng mạnh mẽ hơn khi mà mới tháng 9 vừa qua, New Delhi từng tỏ ý quan ngại trước sự kiện Sri Lanka cho một tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc ghé cảng Colombo.
Các nguồn tin mà chính quyền New Delhi nhận được cho thấy sự kiện tàu ngầm của Trung Quốc ghé cảng Sri Lanka lần này sẽ diễn ra rất sớm. Sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc tại vùng eo biển Palk Straits khiến chính quyền Ấn Độ hết sức quan ngại và một lần nữa, New Delhi lại gửi công hàm đến Colombo để tỏ thái độ bất bình.
Tờ báo nhận định việc Trung Quốc đưa tàu ngầm tấn công ghé cảng Sri Lanka ngay sát Ấn Độ, là một hành vi trả đũa New Delhi do trước đó vài ngày, Ấn Độ đã chính thức hóa việc tăng cường quan hệ quốc phòng và dầu khí với Việt Nam nhân chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ấn Độ càng tức giận hơn nữa khi Sri Lanka đã phớt lờ thông điệp được New Delhi gởi đến Bộ trưởng Quốc phòng Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa hồi đầu tháng này, theo đó phản đối vụ tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc ghé cảng Colombo hôm 15/9, đúng vào lúc Tổng thống Ấn Độ công du Việt Nam và quân đội Ấn-Trung đối đầu tại vùng Chumar thuộc tỉnh miền Đông Nam Ladakh.
Việc tàu ngầm Trung Quốc được Sri Lanka cho ghé cảng khiến mối lo ngại tại Ấn Độ gia tăng vì điều đó đồng nghĩa với việc Bắc Kinh mở rộng sự hiện diện quân sự tại khu vực mà New Delhi cho là vùng ảnh hưởng của mình./.
Theo Vietnam
Trung Quốc sẽ chế J-15 thành máy bay tác chiến điện tử giống EA-18G Growler? Theo bài báo, J-15 đã được sản xuất hàng loạt và sẽ cải tạo thành máy bay tác chiến điện tử, trong khi đó, biên đội tàu sân bay Liêu Ninh sẽ huấn luyện mới. Máy bay chiến đấu J-15 số hiệu 105 đang bay thử (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ). "J-15 sẽ cải tạo thành máy bay tác chiến điện tử"...