Cựu quan chức CIA: Mỹ tiếp tục bán vũ khí cho Saudi Arabia
Sputniknews đưa tin Cựu quan chức của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ ( CIA) Philip Giraldi 20/9 cho biết Mỹ và các đồng minh châu Âu sẽ tiếp tục phê chuẩn việc bán hàng loạt vũ khí để hỗ trợ cuộc chiến của Saudi Arabia tại Yemen nhằm duy trì sức ép đối với Iran và làm vui lòng Israel.
Khói bốc lên sau một cuộc không kích của liên quân do Saudi Arabia đứng đầu nhằm vào mục tiêu của lực lượng Houthi ở sân bay Hodeida ngày 19/6. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trước đó trong ngày, tờ Wall Street Journal trích dẫn các thông báo mật cho biết Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cho phép hỗ trợ chiến dịch trên không do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen vì một lệnh cấm sẽ gây thiệt hại tới 2 tỷ USD trong doanh thu bán vũ khí của Mỹ cho các đồng minh vùng Vịnh.
Trong một quyết định riêng, Bộ Kinh tế của Đức cũng đã chấp thuận bán vũ khí cho Saudi Arabia bất chấp việc các nhà lập pháp nước này từng cam kết sẽ chấm dứt các giao dịch như thế.
Phát biểu với Đài Sputnik hôm 20/9, ông Giraldi cho rằng: “Việc bán vũ khí này sẽ gửi đi một số thông điệp: thứ nhất là Mỹ và các đồng minh châu Âu của Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Saudi Arabia và Israel gây sức ép với Iran, điều sẽ đồng nghĩa với việc tăng bán vũ khí.”
Video đang HOT
“Và thứ hai, cả hai quốc gia nói trên đều được coi là các đồng minh thiết yếu của Mỹ trong việc mang tới ổn định cho một khu vực đang gặp khó khăn.”
Ông Giraldi nhấn mạnh Mỹ sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc với các nhà nước cảnh sát trên thực tế này để tạo ra một “nền hòa bình kiểu Mỹ giả tạo” cho khu vực.
Trước đó cùng ngày, trên tài khoản Twitter, Thượng nghị sỹ Bernie Sanders kêu gọi Quốc hội Mỹ phải tiến hành thăm dò các thông tin cho rằng ông Pompeo ủng hộ cuộc chiến của Sauddi Arabia tại Yemen để bảo vệ lợi nhuận của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ./.
Theo vietnamplus
UAV Houthi chọc mù hệ thống PAC-3 liên quân
Lực lượng Houthi tại Yemen vừa dùng UAV gắn thuốc nổ tấn công và phá hủy một hệ thống radar thuộc tổ hợp phòng không PAC-3 của Saudi Arabia.
Thông tin về vụ tấn công được đại diện của lực lượng Houthi cho biết, hôm 18/9, hệ thống phòng không PAC-3 của Saudi Arabia đã trở thành tấm bia tập bắn cho máy bay không người lái (UAV) mang thuốc nổ của Houthi.
Loại UAV được cho là Qasef-1 có hình dáng và tính năng giống hệt chiếc UAV Ababil-T vốn do Iran sản xuất. Nguồn tin quân sự cho biết lực lượng Houthi cài chất nổ trên Qasef-1 sau đó cho chúng lao vào các trạm radar của hệ thống Patriot.
UAV Qasef-1.
Cuộc tấn công đã khiến hệ thống Patriot tê liệt hoàn toàn do hệ thống radar đã bị phá hủy. Từ một hệ thống chuyên đi săn, Patriot trở thành mục tiêu bị tấn công theo cách không quá mới khiến và điều này khiến cho không chỉ Saudi Arabia và UAE bị bất ngờ.
Trước khi dính pha tấn công tai tiếng này, Patriot PAC-3 cũng từng dính nhiều vụ tai tiếng khác, đặc biệt là hồi giữa năm 2015, hacker đã cướp quyền kiểm soát các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Đức được triển khai trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Đột nhiên hệ thống tên lửa phòng không Patriot bắt đầu thực hiện các động thái bất thường "không giải thích được". Đặc biệt là trong thời điểm đó, các sĩ quan chỉ huy hệ thống không hề đưa ra bất cứ mệnh lệnh nào.
Tuy nhiên, bản tin của "The Local" không cho biết các hệ thống phòng không này đã tiến hành các hoạt động bất thường như thế nào và thời điểm cụ thể xảy những hoạt động đó, bởi đó là "bí mật không được phép tiết lộ".
Các bình luận viên quân sự trên các tạp chí quốc phòng thế giới thì cho rằng, các hacker đã xâm nhập hệ thống chỉ huy-điều khiển của Patriot và thực hiện 2 hành động khác nhau, bao gồm chiếm quyền chỉ huy-điều khiển hệ thống tên lửa và đánh cắp dữ liệu từ hệ thống.
Tạp chí Behorden Spiegel của Đức dẫn lời các chuyên gia tên lửa dự đoán rằng, mục tiêu đầu tiên của tin tặc là hệ thống Sensor-Shooter-Interoperability (SSI), có trách nhiệm trao đổi thông tin trong thời gian thực tế giữa các tên lửa phòng không và hệ thống điều khiển chúng.
Ngoài ra, họ cũng chỉ ra lỗ hổng thứ hai của các hệ thống phòng không tiên tiến trong quân đội Mỹ và NATO có thể bị tin tặc dễ dàng xâm nhập là con chip máy tính để kiểm soát hệ thống dẫn đường của tên lửa.
Với những lỗ hổng bảo mật chết người này, tin tặc có thể truy cập không chỉ đến việc điều khiển tên lửa phòng không, mà còn có thể lấy cắp các tham số kỹ thuật từ hệ thống.
Đây là một vấn đề an ninh hệ thống nghiêm trọng, có thể gây hậu quả khủng khiếp một khi có chiến tranh. Và đây cũng là nguyên nhân khiến những đồng minh của Mỹ mua Patriot luôn bất an và đang tìm cách dần thay thế hệ thống này.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Đồng minh bị máy bay không người lái Yemen đột kích, Saudi Arabia phản công trả đũa Các cuộc không kích hạng nặng nhắm vào các mục tiêu của lực lượng Houthi tại sân bay quốc tế Sanaa và căn cứ không quân Al Delmi ở phía bắc thủ đô Yemen, thông tin được công bố trên kênh telegram của website quân sự quốc gia Yemen tối 27.8 Một máy bay không người lái của lực lượng Yemen. Ảnh: PTV....