Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore: Thế giới đang ở ‘điểm tới hạn tích cực’ về chống biến đổi khí hậu
Thế giới đang ở “điểm tới hạn tích cực” trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trong bối cảnh giá dầu mỏ và khí đốt tăng vọt buộc các chính phủ phải đẩy nhanh quá trình phi carbon hóa.
Đây là nhận định của cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore, nhà đồng sáng lập công ty quản lý đầu tư Generation Investment Management, đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn được hãng tin Reuters công bố mới đây.
Khói bốc lên từ cơ sở lọc dầu ở Bắc Alberta, Fort McMurray, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Dẫn chứng về nỗ lực đẩy nhanh hoạt động giảm phát thải, ông Al Gore cho biết tháng 8 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Luật Giảm lạm phát trị giá 430 tỷ USD với trọng tâm là khí hậu. Đây được xem là gói biện pháp vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Đầu tháng này, Chính phủ Australia cũng cam kết đến năm 2030 giảm 43% lượng khí thải carbon và đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trong khi đó, một số chính phủ đã lựa chọn thay thế nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang sử dụng điện tái tạo có giá thành ngày càng rẻ hơn. Một số nước khác đang thúc đẩy các lệnh cấm ô tô và xe tải chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
Video đang HOT
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore nhấn mạnh: “Tại thời điểm mà công nghệ tạo ra số việc làm trên mỗi USD đầu tư cao gấp 3 lần so với nhiên liệu hóa thạch, tôi tin rằng tất cả những điều này tạo thành một điểm tới hạn”. Ông cũng bày tỏ hy vọng Brazil sẽ thay đổi chính sách của nước này về ứng phó biến đổi khí hậu sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 10 tới, trong khi Trung Quốc và Mỹ sẽ tái khởi động đối thoại về vấn đề khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) dự kiến diễn ra tháng 11 tới ở Indonesia.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ quan ngại việc một số quốc gia tăng sản lượng khai thác nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh giá dầu và khí đốt tăng vọt do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine. Theo ông, không có khái niệm “nhiên liệu hóa thạch sạch”, đồng thời kêu gọi chấm dứt các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch. Ông nhấn mạnh đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch không giúp giải quyết vấn đề thiếu nhiên liệu mà còn làm tăng lượng phát thải khí nhà kính trong nhiều thập kỷ tới.
Ông Al Gore nhấn mạnh các hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan – như nắng nóng ở Trung Quốc, lũ lụt ở Pakistan và hạn hán ở châu Âu, đang cho thấy sự cần thiết phải hành động để ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.
Ông Al Gore, Phó Tổng thống Mỹ giai đoạn 1993-2001, được biết đến là người ủng hộ chống biến đổi khí hậu sau khi xuất hiện trong bộ phim tài liệu về khí hậu mang tên “An Inconvenient Truth” (tạm dịch là “Sự thật phũ phàng”), được trao giải Oscar năm 2006, và phần tiếp theo của phim ra mắt năm 2017. Ông cũng là người đồng đoạt giải Nobel Hòa bình cho chiến dịch vì khí hậu của mình và là đồng sáng lập công ty Generation Investment Management có trụ sở tại London (Anh) tập trung vào các dự án đầu tư bền vững ở cả lĩnh vực công và tư nhân.
LHQ cảnh báo thế giới đang đi sai hướng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Ngày 13/9, Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) cho rằng nhân loại đang "đi sai hướng" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu do việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.
Theo WMO, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện đang cao hơn so với mức trước đại dịch.
Khói bốc lên từ cơ sở lọc dầu ở Bắc Alberta, Fort McMurray, Canada. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong báo cáo United in Science công bố cùng ngày, WMO cho rằng thiên tai sẽ trở nên phổ biến nếu thế giới không cắt giảm lượng khí carbon theo mức mà giới khoa học cho là cần thiết để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của tình trạng ấm lên toàn cầu. Bản đánh giá viện dẫn trận lũ lụt nghiêm trọng tại Pakistan và đợt nắng nóng ảnh hưởng đến mùa màng tại Trung Quốc trong năm nay là những ví dụ cho những gì có thể xảy ra.
Báo cáo của WMO nhấn mạnh rằng sau gần 3 năm đại dịch COVID-19 tạo cơ hội để các chính phủ đánh giá lại cách thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hiện các quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm như trước đây. Theo WMO, sau khi lượng khí thải giảm 5,4%, mức giảm chưa từng có, vào năm 2020 do các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại toàn cầu vì dịch bệnh, dữ liệu sơ bộ từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay cho thấy lượng khí CO2 phát thải toàn cầu cao hơn 1,2% so với trước khi đại dịch bùng phát. Theo đánh giá, con số này chủ yếu là lượng khí phát thải tăng hằng năm ở Mỹ, Ấn Độ và hầu hết các nước châu Âu.
Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas nhấn mạnh rõ ràng thế giới đang đi sai hướng. WMO cho biết nồng độ khí nhà kính tiếp tục tăng, lên tới mức cao mới. Trong khi đó, tỷ lệ phát thải từ nhiên liệu hóa thạch hiện cao hơn mức trước đại dịch. 7 năm qua là thời kỳ ấm nhất được ghi nhận.
Báo cáo của WMO cho biết có 93% khả năng kỷ lục về năm nóng nhất trên toàn cầu - hiện tại là năm 2016 - sẽ bị phá vỡ trong vòng 5 năm tới. Cơ quan này cảnh báo việc tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch đồng nghĩa với việc có tới 48% là nhiệt độ toàn cầu trung bình hằng năm tạm thời vượt quá 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp trong 1 năm của 5 năm tới.
Trong một đánh giá về tình trạng khí phát thải hằng năm sau các cam kết mới nhất tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26), diễn ra ở Glasgow, Anh, Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP) cho rằng ngay cả những cam kết được đưa ra tại hội nghị này cũng chưa đủ.
Theo UNEP, trên thực tế, cần nâng cam kết của các nước lên 4 lần để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ C, và 7 lần để đạt được mục tiêu tăng 1,5 độ C. UNEP nhấn mạnh, với các chính sách khí hậu trên toàn thế giới như hiện nay, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 2,8 độ C vào năm 2100.
Bà Tasneem Essop, Giám đốc điều hành của Mạng lưới Hành động Khí hậu, cho biết Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại Ai Cập cần sự nhất trí các nhà lãnh đạo trong việc cung cấp nguồn tài trợ mới để hỗ trợ các cộng đồng ở các quốc gia thuộc nhóm rủi ro trước biến đổi khí hậu có thể tái thiết sau các trận thiên tai. Theo bà, bức tranh mà báo cáo của WMO đưa ra là hiện thực mà hàng triệu người đang đối mặt với những thảm họa khí hậu liên tục tái diễn.
Ra mắt cơ sở dữ liệu mới về nhiên liệu hóa thạch thế giới Ngày 19/9, một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh đầu tiên theo dõi sản lượng, trữ lượng và lượng phát thải của nhiên liệu hóa thạch trên phạm vi toàn cầu đã được ra mắt, cùng thời điểm với các hội nghị về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Khóa họp 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ở New...