Cựu phó Thủ tướng Nga Rogozin có thể tới Mỹ dù bị “trừng phạt”
Reuters dẫn tin hãng thông tấn RIA ngày 19/10 cho biết, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga Roscosmos thông báo, cơ quan này đã thảo luận với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) về chuyến thăm có thể có của người đứng đầu cơ quan này Dmitry Rogozin tới Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Rogozin. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ông Rogozin, một cựu Phó Thủ tướng Nga, người được bổ nhiệm làm Giám đốc Roscosmos hồi đầu năm nay, hiện đang chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ và bị cấm nhập cảnh vào nước này.
Mới đây, một quan chức Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo Mỹ sẽ làm việc cùng Nga nhằm duy trì sự hợp tác trong các chương trình vũ trụ và tránh bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng giữa Washington và Moskva.
Video đang HOT
Trước đó ngày 22/9 vừa qua, ông Rogozin cho hay nước này có thể rút khỏi chương trình hợp tác chung, thay vào đó sẽ thực hiện một dự án trạm không gian trong quỹ đạo Mặt Trăng của riêng nước này./.
Theo vietnamplus
Căng thẳng gia tăng, Mỹ-Nga đối đầu cả trong vũ trụ?
Căng thẳng giữa Mỹ và Nga dường như đã vượt ra ngoài giới hạn trên Trái đất, khi mới đây lãnh đạo Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) tố cáo "một âm mưu phá hoại của nước ngoài" trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Tháng trước, các kiểm soát viên không lưu ở Houston (Mỹ) và Moscow (Nga) đều thông báo đã phát hiện một vụ rò rỉ áp suất trên ISS, trạm vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo thấp của Trái đất. Theo một thông cáo báo chí của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các phi hành gia làm việc trên ISS không gặp nguy hiểm gì.
Sau khi xử lý sự cố, các chuyên gia phát hiện một lỗ rò rỉ nhỏ ở khoang thuộc quyền quản lý của người Nga trong tổ hợp công trình quốc tế ngoài không gian, dẫn đến việc mất áp suất chớp nhoáng nói trên. Theo NASA, giải pháp khắc phục rất đơn giản: Các nhà du hành vũ trụ đã dùng băng dính Kapton, một loại màng công nghiệp, để tạm vá lỗ hổng.
Roscosmos cho hay, áp suất trên ISS "ổn định và không còn vụ rò rỉ nào nữa được phát hiện", sau khi đội phi hành gia quốc tế vá lỗ hổng.
Tuy nhiên, câu chuyện đã không kết thúc ở đây. Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos, mới đây lên tiếng cáo buộc sự cố không hẳn là tai nạn hay lỗi trong quá trình chế tạo.
Truyền thông Nga dẫn lời ông Rogozin nói, Roscosmos hiện không loại trừ khả năng vụ rò rỉ bắt nguồn từ "một hành động có dự tính trong không gian". Quan chức này nhận định, có thể đã có nhiều nỗ lực dùng máy khoan xuyên thủng khoang làm việc của người Nga. Ông lưu ý, kẻ thực hiện có vẻ run tay vì "vết khoan trượt trên bề mặt".
Theo CNN, Mỹ và Nga đã có hợp tác dài lâu kể từ khi trạm ISS được đưa vào hoạt động ngoài không gian vào năm 1998. Các trung tâm kiểm soát sứ mệnh của trạm quốc tế này được đặt ở cả Moscow và Houston.
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga đang làm nhiệm vụ chuyên chở các phi hành gia lên ISS và NASA phải trả tiền nếu muốn có ghế dành cho các nhà du hành vũ trụ Mỹ trên đó. Nhóm phi hành gia đang làm việc trên ISS hiện gồm 3 người Mỹ, 2 người Nga và một người Đức.
Việc hợp tác giữa hai cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, Nga nhìn chung không bị ảnh hưởng trước tình trạng căng thẳng kiểu Chiến tranh Lạnh, sau khi Nga sáp nhập Crưm vào năm 2014.
Song, theo giới quan sát, việc Moscow bổ nhiệm ông Rogozin, cựu thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng nổi tiếng theo đường lối cứng rắn, làm lãnh đạo Roscosmos hồi đầu năm nay có thể thay đổi tất cả. Các cáo buộc nói trên của ông Rogozin xuất hiện trên trang nhất nhiều báo và được tin là bằng chứng cho thấy hai bên bắt đầu đối địch trong không gian.
Tuy nhiên, Roscosmos ra tuyên bố chính thức kêu gọi giới truyền thông thận trọng, "tránh đăng tải các thông tin chưa được xác thực, từ những nguồn tin ẩn danh về kết quả điều tra sự cố trên trạm ISS", dự kiến sẽ có vào giữa tháng 9 này.
Tuấn Anh
Theo Vietnamnet
Sự thật dấu chân và nghi vấn Neil Armstrong không thực sự đặt chân lên Mặt trăng Nhiều người chỉ ra điểm bất thường khi phần đế giày trong bộ đồ không gian mà Neil Armstrong mặc khi đặt chân lên Mặt trăng lại không khớp với dấu chân mà ông để lại. Vào ngày 20/7/1969, phi hành gia Neil Armstrong ghi tên mình vào lịch sử nhân loại khi là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Thế...