Cựu phó thống đốc ngân hàng nhà nước bị cáo buộc những gì?
Ông Đặng Thanh Bình bị cho rằng không thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng…, tạo điều kiện cho ông Phạm Công Danh sử dụng ngân hàng như phương tiện để phạm tội.
Ông Đặng Thanh Bình
VKSND Tối cao vào cuối tháng 3 đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông Đặng Thanh Bình (cựu phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước), Lê Văn Thanh (cựu chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Long An, tổ trưởng giám sát Ngân hàng Xây dựng), Hà Tấn Phước (cựu phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Long An, tổ trưởng giám sát ngân hàng Đại Tín/Xây dựng), Phạm Thế Tuân (cựu phó giám đốc Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP HCM, tổ phó giám sát Ngân hàng Xây dựng), Ngô Văn Thanh (cựu phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An, tổ viên tổ giám sát Ngân hàng Đại Tín/Xây dựng).
5 bị can được tại ngoại, cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 2 điều 285 Bộ luật Hình sự 1999), với khung hình phạt từ 3 đến 12 năm.
Đại Tín kinh doanh bết bát
Theo cáo trạng, Ngân hàng Đại Tín (Trustbank) tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Rạch Kiến. Đầu năm 2012, Trustbank có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng, nhóm cổ đông Phú Mỹ (bà Hứa Thị Phấn là đại diện) sở hữu hơn 80% cổ phần.
Năm 2012, khi thanh tra Đại Tín, Ngân hàng Nhà nước kết luận thực trạng tài chính rất xấu. Trong đó, vốn chủ sở hữu âm tới gần 3.000 tỷ đồng, lỗ hơn 6.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước tái cơ cấu Trustbank theo hướng cho phép nhóm cổ đông cũ là Phú Mỹ chuyển nhượng cổ phần cho nhóm cổ đông Thiên Thanh (đại diện là ông Phạm Công Danh). Việc này được Thủ tướng đồng ý.
Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi Thủ tướng đồng ý, từ ngày 6/6/2012, nhóm Phú Mỹ và Thiên Thanh đã ký thỏa thuận chuyển nhượng hơn 84% cổ phần Đại Tín cùng các tài sản có liên quan.
Từ thời điểm này, ông Danh đã đưa người vào tiếp quản, điều hành và tiến hành phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Đầu năm 2013, khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về nhân sự, ông Danh tổ chức Đại hội cổ đông bất thường và chính thức đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Tín. Sau đó không lâu, Đại Tín đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Từ khi nhóm cổ đông mới là ông Danh quản trị, điều hành VNCB, hoạt động của ngân hàng này không hiệu quả. Nếu giữa năm 2012 vốn chủ sở hữu của Đại Tín âm gần 3.000 tỷ đồng, lỗ 6.000 tỷ đồng thì đến cuối năm này, ngân hàng lỗ thêm gần 3.000 tỷ, vốn âm thêm hơn 2.000 tỷ. Đến cuối năm 2013, Đại Tín bị lỗi tới hơn 11.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 8.000 tỷ đồng. Tại thời điểm khởi tố vụ án (giữa năm 2014), vốn chủ sở hữu âm tới hơn 18.000 tỷ đồng, tổng nợ phải trả tới hơn 38.000 tỷ đồng, tổng tài sản là gần 17.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Từ thực trạng của một số ngân hàng thương mại, trong đó có Đại Tín và thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc củng cố, cơ cấu lại Đại Tín, ông Đặng Thanh Bình (khi đó là Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước) ký quyết định về việc thành lập và hoạt động tổ giám sát tổ chức và hoạt động của Đại Tín.
Ông Đặng Thanh Bình bị cáo buộc làm trái nhiều bị chỉ đạo
Cơ quan tố tụng cho biết, từ tháng 2/2012, ông Đặng Thanh Bình (được bổ nhiệm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ năm 2005) được phân công phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, Vụ pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém trong đó có Đại Tín.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 8/2012, ông Đặng Thanh Bình ký Tờ trình Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu ngân hàng Đại Tín, trong đó nêu rõ việc cần xác minh năng lực tài chính của nhóm đầu tư mới là ông Phạm Công Danh để đảm bảo nguồn tiền đầu tư vào Đại Tín.
Sau đó, Thủ tướng có chỉ đạo bằng thông báo với nội dung: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về tính đúng đắn, chính xác đối với thực trạng và năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư mới vào ngân hàng Đại Tín. Nhiệm vụ lúc này đề ra là sau khi tái cơ cấu, ngân hàng có tình trạng tài chính lành mạnh, đáp ứng các quy định về bảo đảm tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng.
Để thực hiện chủ trương nêu trên, đầu tháng 9/2018, Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước trình ông Đặng Thanh Bình kiến nghị Thống đốc cho phép áp dụng điều kiện tài chính đối với nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu ngân hàng như điều kiện đối với cổ đông sáng lập là cá nhân, tổ chức khi thành lập mới ngân hàng. Cụ thể nhóm đầu tư có khả năng tài chính để góp vốn thành lậm Ngân hàng thương mại cổ phần và cam kết không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.
Theo cáo buộc, yêu cầu nêu trong phương án của Ngân hàng nhà nước, chỉ đạo của Thủ tướng và kiến nghị của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước là để bảo đảm được năng lực tài chính thực sự của nhóm cổ đông tham gia tài cơ cấu Đại Tín. Nhưng ông Đặng Thanh Bình bị cho rằng đã không thực hiện đúng yêu cầu trên mà có bút phê vào tờ trình này: Việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này, cần nghiên cứu đề xuất cách làm để đảm bảo thực hiện được yêu cầu của Thủ tướng và của chính Ngân hàng nhà nước.
Cũng trong tháng 9 năm này, ông Bình còn ký công văn về việc chấp thuận chủ trương phương án tài cơ cấu Trustbank gửi ngân hàng này với nội dung: Trustbank chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác đối với thực trạng và năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư mới.
Sau một thời gian cho nhà đầu tư mới tham gia tái cấu trúc Ngân hàng Đại Tín, đến giữa năm 2013 chính ông Bình ký thông báo ý kiến kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín đã thừa nhận lộ trình triển khai phương án còn chậm chủ yếu do năng lực tài chính của nhà đầu tư mới tham gia tái cơ cấu còn hạn chế.
Mặc dù vậy, cùng thời điểm này, ông Bình vẫn ký công văn về việc chấp thuận chính thức phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín.
Theo cơ quan tố tụng ông Bình đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, không đúng thực hiện đúng phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín do Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ. Ông cũng không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhằm đảo bảo tính đúng đắn, chính xác với thực trạng và năng lực tài chính của nhóm Phạm Công Danh mà vẫn quyết định để ông Danh tham gia quản lý, nắm giữ cổ phần chi phối để điều hành Đại Tín.
Các sai phạm trên của ông Bình được cho là đã tạo điều kiện để ông Danh sử dụng ngân hàng “như một phương tiện để thực hiện các hành vi phạm tội, gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam,ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tài chính tín dụng quốc gia. Ngân hàng Nhà nước sau đó phải mua lại Đại Tín/Xây dựng với giá 0 đồng.
Ông Đặng Thanh Bình sẽ bị xét xử ở TP HCM
VKSND Tối cao quyết định truy tố ra trước TAND TP HCM để xét xử. VKSND TP HCM thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Ngoài sai phạm cáo buộc với ông Bình, VKSND Tối cao xác định bị can Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Ngô Văn Thanh, Phạm Thế Tuân đã thụ động; không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao, để ông Phạm Công Danh và đồng phạm tùy tiện thực hiện hành vi rút tiền, sử dụng tiền trái pháp luật mà không chủ động có biện pháp ngăn chặn.
Theo đó, bị can Hà Tấn Phước có trách nhiệm với hậu quả thiệt hại hơn 3.000 tỷ đồng, Lê Văn Thanh: 6.000 tỷ đồng, Phạm Thế Tuân: 3.400 tỷ đồng và Ngô Văn Thanh: 10.000 tỷ đồng.
Huy Nhiên
Theo vnexpress.net
Thiếu trách nhiệm, nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước chuẩn bị hầu tòa
Ông Đặng Thanh Bình cùng đồng phạm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng.
Ngày 22/3, Viện KSND Tối cao đã ban hành và tống đạt cáo trạng truy tố ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và các đồng phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi để xảy ra sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB).
Ngoài ông Bình, Viện KSND Tối cao còn truy tố thêm ông Hà Tấn Phước (tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An), ông Phạm Thế Tuân (tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh TPHCM), ông Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An, thành viên tổ giám sát) và ông Ngô Văn Thanh (thành viên tổ giám sát, nguyên là Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An).
Để Phạm Công Danh rút ruột ngân hàng 9.000 tỉ đồng, Phó Tống đốc ngân hàng Nhà nước bị truy tố.
Theo cáo trạng, ông Đặng Thanh Bình được giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, vụ Pháp chế, giúp Thống đốc chỉ đạo việc tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém theo đề án của chính phủ, trong đó có VNCB.
Tháng 8/2012, ông Bình đã ký tờ trình chính phủ về phương án tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng và đã được chính phủ chấp thuận chủ trương. Xuất phát từ thực trạng của một số ngân hàng thương mại, trong đó có VNCB và thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN trong việc củng cố lại VNCB, cơ quan thanh tra giám sát NHNN đã có tờ trình về việc củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại ngân hàng này. Ông Đặng Thanh Bình là người ký quyết định thành lập tổ giám sát đối với hoạt động của VNCB.
Theo phương án tái cơ cấu và chuyển nhượng cổ phần giữa nhóm cổ đông Phú Mỹ (do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện) sang cho nhóm cổ đông Thiên Thanh (do ông Phạm Công Danh làm đại diện) thì VNCB được xếp loại ngân hàng yếu kém và cần thiết phải có cơ chế giám sát đặc biệt, mọi giao dịch trên 5 tỉ đồng phải có sự đồng ý của tổ giám sát.
Tuy nhiên, ông Bình đã không thực hiện đúng phương án do chính NHNN đề xuất để kiểm tra năng lực tài chính của nhóm cổ đông Thiên Thanh, tạo điều kiện cho nhóm cổ đông này điều hành và nắm giữ ngân hàng, sử dụng ngân hàng như một phương tiện phạm tội.
Kể từ khi nhóm cổ đông Thiên Thanh điều hành, ngân hàng làm ăn thua lỗ, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm, nợ xấu tăng cao. Vào thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm năm 2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.000 tỉ đồng, gấp 4 lần so với lúc chưa tái cơ cấu, nợ phải trả là hơn 38.000 tỉ đồng. Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã xác định thiệt hại là hơn 9.000 tỉ đồng.
Không chỉ ông Đặng Thanh Bình thiếu trách nhiệm trong việc giám sát và tái cơ cấu VNCB mà một số thành viên tổ giám sát được ông Bình ký quyết định thành lập cũng có những hành vi sai phạm trong thực thi công vụ.
Cụ thể, các ông Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB được giao nhiệm vụ, quyền hạn và chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm và yêu cầu ngân hàng này báo cáo, cung cấp tài liệu, làm việc với mọi cán bộ có thẩm quyền, đối chiếu trực tiếp với khách hàng, chủ nợ, đối tác...
Tổ giám sát cũng có quyền đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ những hoạt động không đúng pháp luật, giám sát trước khi chuyển tiền đối với những giao dịch có giá trị từ 5 tỉ đồng trở lên.
Nhưng các bị can đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, để Phạm Công Danh và các đồng phạm rút tiền của VNCB bằng các hành vi phạm tội để sử dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng này.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đại gia Hứa Thị Phấn cùng đồng phạm gây thất thoát hơn 6.300 tỷ đồng Đẩy giá trị căn hộ bán cho ngân hàng và hạch toán thu chi khống, nữ đại gia Hứa Thị Phấn cùng đồng phạm khiến Ngân hàng Đại Tín thất thoát hơn 6.000 tỷ đồng. Ngày 12.3, VKSND Tối cao đã ra cáo trạng, truy tố 28 bị can trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản...