Cựu phó phòng thuộc Bộ GTVT hưởng lợi gần 20 tỉ trong vụ ‘chuyến bay giải cứu’
Thông qua việc móc ngoặc để cấp phép cho 624 công dân về nước, cựu phó phòng thuộc Bộ GTVT bị cáo buộc hưởng lợi gần 20 tỉ đồng trong vụ ‘ chuyến bay giải cứu’.
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 17 bị can vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2. Trong số này, ông Vũ Hồng Quang (cựu Phó trưởng phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT), là người duy nhất bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở cả 2 giai đoạn của vụ án.
Giai đoạn 1, ông Quang bị tuyên 4 năm tù với cáo buộc nhận hối lộ 2 tỉ đồng để giúp các doanh nghiệp làm thủ tục cấp phép chuyến bay. Giai đoạn 2, ông này bị truy tố tội đưa hối lộ.
Bị can Vũ Hồng Quang. ẢNH: BCA
Vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Cuộc ngã giá để nhận hối lộ tiền tỉ
Cấp phép khống để nhận hối lộ tiền tỉ
Cáo trạng của Viện KSND tối cao thể hiện, ông Quang được giao nhiệm vụ tiếp nhận, xem xét ra quyết định cấp phép bay cho các hãng hàng không thực hiện các chuyến bay “combo” do doanh nghiệp tổ chức, sau khi có sự phê duyệt của Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành trong tổ công tác 5 bộ.
Quá trình này, có một số chuyến bay doanh nghiệp không thuê được máy bay cỡ lớn để chở hết số lượng khách được duyệt nên phải thuê 2 máy bay nhỏ, dẫn đến phát sinh chi phí, trong khi vẫn còn ghế trống.
Để có thêm lợi nhuận, đại diện 2 doanh nghiệp đã trao đổi, thỏa thuận và được ông Quang đồng ý cấp phép bay theo số lượng khách vượt so với văn bản đã được duyệt, chi phí là 2 triệu đồng/khách.
Ông Quang sau đó chỉ đạo ông Nguyễn Mạnh Trường (cựu chuyên viên Phòng Vận tải hàng không) triển khai cấp phép bay trái quy định cho 1.019 khách, nhận hối lộ tổng số tiền gần 2 tỉ đồng.
Nhận tiền xong, ông Quang chủ động chuyển khoản 4 lần, chia cho ông Trường tổng cộng 244 triệu đồng. Số tiền chuyển khoản tương ứng theo số khách được cấp phép bay vượt so với văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt.
Viện KSND tối cao cáo buộc ông Trường đã nhận hối lộ số tiền 244 triệu đồng nêu trên. Ngay trong giai đoạn 1 vụ án “chuyến bay giải cứu”, bị can này đã nộp lại toàn bộ để khắc phục hậu quả.
Riêng với ông Quang, hành vi nhận hối lộ đã bị xét xử ở giai đoạn 1 vụ án, nên không xem xét trong giai đoạn 2 này.
Ông Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, bị đưa ra xét xử ở giai đoạn 1 vụ án “chuyến bay giải cứu”. ẢNH: PHÚC BÌNH
“Ăn chia” trên mỗi chuyến bay
Vẫn theo cáo trạng, tháng 9.2020, ông Quang liên hệ với ông Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, người đã bị tuyên án chung thân với cáo buộc nhận hối lộ hơn 42 tỉ đồng, tại giai đoạn 1 vụ án) để nhờ ông Kiên giúp đỡ có được văn bản chấp thuận cho công dân được về nước trên các chuyến bay đơn lẻ. Ông Kiên nhận lời, thỏa thuận chi phí là 10 triệu đồng/công dân.
Tiếp đó, ông Quang trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Cương (cựu Trưởng phòng Thương mại điện tử, Công ty cổ phần thương mại hàng không Vietjet) và ông Vũ Hoàng Dũng (lao động tự do) về việc có thể xin được văn bản cấp phép cho công dân về nước trên chuyến bay đơn lẻ, với mức phí từ 2.000 – 3.000 USD/công dân.
Ông Cương và ông Dũng sau đó liên hệ, thông qua nhiều khâu trung gian để tập hợp hồ sơ các công dân có nhu cầu xin về nước. Cứ qua mỗi khâu, mức chi phí lại bị chênh từ 100 – 500 USD/công dân, để có tiền “ăn chia” lợi nhuận.
Từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, mỗi khi nhận được thông tin công dân có nhu cầu về nước từ ông Quang, ông Kiên sẽ chuyển thông tin, hồ sơ đến Cục Y tế dự phòng để tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Y tế duyệt, ký văn bản.
Thậm chí, ông Kiên còn tự thực hiện hoặc chuyển mẫu tờ trình và dự thảo văn bản cấp phép cho ông Quang để ông Quang hoàn thiện rồi chuyển lại cho ông Kiên. Ông Kiên in tờ trình, kèm dự thảo văn bản cấp phép trình trực tiếp lãnh đạo Bộ Y tế duyệt, ký.
Có văn bản chấp thuận trong tay, ông Kiên chụp ảnh gửi cho ông Quang. Ông Quang chuyển tiếp cho một số người khác, để những người này chuyển tiếp cho công dân có nhu cầu về nước.
Với phương thức, thủ đoạn nêu trên, Viện KSND tối cao xác định ông Quang đã thỏa thuận và đưa hối lộ cho ông Kiên 10 triệu đồng/công dân.
Tổng cộng, ông Quang đã đưa hối lộ gần 7,5 tỉ đồng cho ông Kiên để có được văn bản chấp thuận cho 624 công dân về nước, qua đó hưởng lợi gần 20 tỉ đồng.
Quá trình điều tra, ông Quang đã nộp lại 14,5 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. Bị can được ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong giải quyết vụ án “chuyến bay giải cứu”.
Cách "rửa tiền" nhận hối lộ của cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên
Bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 4,4 tỷ đồng, cựu PGĐ Sở Ngoại vụ Thái Nguyên Trần Tùng đã chỉ đạo cho chuyển hơn 1,2 tỷ đồng với lý do nộp thuế để hợp thức số tiền trên.
Trong giai đoạn 2 vụ án chuyến bay giải cứu, VKSND Tối cao cáo buộc cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên Trần Tùng đã Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, khoảng cuối năm 2020, ông Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (bị can giai đoạn 1), liên hệ với ông Nguyễn Đình Việt, Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên, đề nghị giúp đỡ, tạo điều kiện đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về cách ly tại Thái Nguyên.
Ông Việt cho ông Nam số điện thoại của Trần Tùng. Qua trao đổi, Tùng cho biết đang cách ly cho chuyên gia nước ngoài, khi nào có khách sạn trống sẽ thông báo cho ông Nam.
Đầu tháng 3/2021, Tùng chủ động gọi ông Nam thông báo đã có địa điểm cách ly và đề nghị ông Nam gửi công điện về UBND tỉnh Thái Nguyên. Trước khi gửi công điện, ông Nam đã giới thiệu và cho Lê Văn Nghĩa (bị can giai đoạn 1), Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh, số của Tùng để Nghĩa liên hệ thủ tục xin cách ly cho công dân.
Bị can Trần Tùng (Ảnh: Bộ Công an).
Qua trao đổi, Tùng hẹn gặp Nghĩa tại một nhà hàng ở TP Thái Nguyên. Tại cuộc gặp này, Tùng yêu cầu Nghĩa trao đổi để Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản có văn bản gửi tỉnh Thái Nguyên xin chủ trương cách ly, do tỉnh này không giải quyết đề nghị xin cách ly của doanh nghiệp.
Còn lại, Tùng sẽ lo mọi thủ tục để UBND tỉnh chấp thuận. Đồng thời, Tùng yêu cầu Nghĩa cho Công ty Sen vàng Đất Việt, do Trần Thị Quyên làm Giám đốc, thực hiện việc cách ly với chi phí trọn gói là 18 triệu đồng/khách, nhưng khi ký hợp đồng với Công ty Sen vàng Đất Việt chỉ thể hiện 10-12 triệu đồng/khách.
Số tiền chênh lệch sẽ chuyển ngoài hợp đồng lại cho Tùng. Thấy chi phí trọn gói (trong đó có chi phí xin văn bản chấp thuận) mà Tùng đưa ra quá cao, Nghĩa xin giảm nhưng không được Tùng đồng ý.
Sau khi thỏa thuận xong với Nghĩa, Tùng gọi Quyên đến gặp Nghĩa cùng trao đổi về việc tổ chức cách ly.
Tại cuộc gặp này, cả 3 cùng thống nhất về việc Quyên lo trọn gói các thủ tục cách ly cho khách tại Thái Nguyên (gồm khách sạn, ăn uống, đi lại, test Covid...); Nghĩa sẽ chuyển toàn bộ tiền trong hợp đồng và ngoài hợp đồng như thỏa thuận nêu trên cho Quyên, đồng thời trao đổi để Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận công dân về được cách ly.
Kết quả, Công ty Nhật Minh đã tổ chức được 3 chuyến bay, đưa tổng 668 người về cách ly tại tỉnh Thái Nguyên.
Quá trình tổ chức thực hiện 3 chuyến bay, theo thỏa thuận, Nghĩa đã chuyển tổng cộng hơn 11 tỷ đồng cho Quyên. Trong đó, tiền theo 3 hợp đồng đã ký với Quyên là hơn 6,6 tỷ đồng, tiền ngoài hợp đồng là hơn 4,4 tỷ đồng.
Theo chỉ đạo của Tùng, sau khi nhận tiền từ Nghĩa, Quyên chuyển cho Tùng hơn 2,4 tỷ đồng vào tài khoản ngân hàng của em trai và bạn Tùng; còn hơn 1,98 tỷ đồng, Quyên đưa cho một số cá nhân và sử dụng phục vụ cách ly.
Khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án giai đoạn 1, Tùng đã nhờ Quyên chuyển hơn 1,2 tỷ đồng để hợp thức việc để tiền ngoài hợp đồng với lý do nộp thuế.
Cáo trạng cáo buộc Tùng đã 3 lần nhận hối lộ của Nghĩa thông qua Quyên, tổng hơn 4,4 tỷ đồng; Quyên đã giúp sức cho Tùng thỏa thuận, nhận hối lộ giúp Tùng và hưởng lợi 300 triệu đồng khi tổ chức cách ly cho công dân.
Quá trình điều tra, Tùng và gia đình đã nộp 700 triệu đồng, còn Quyên nộp 160 triệu đồng.
Kế hoạch che giấu tội phạm của cựu công an trong vụ 'chuyến bay giải cứu' Biết rõ hành vi phạm tội của một cá nhân trong vụ án 'chuyến bay giải cứu', thế nhưng cựu cán bộ công an lại hướng dẫn người này khai báo gian dối để che giấu hành vi phạm tội. Trong số 17 bị can vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2, ông Nguyễn Xuân Thông (cựu cán bộ công an)...