Cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La chối tội, phủ nhận chỉ đạo cấp dưới sửa bài thi
Dù bị cáo Trần Xuân Yến liên tục đưa ra nhưng ý kiến bào chữa cho mình nhưng VKS khẳng định có đủ chứng cứ buộc tội bị cáo này.
Chiều 25/5, trong phần tranh tụng tại phiên tòa sở thẩm xét xử 12 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La, bị cáo Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La) không đồng tình với cáo trạng của VKSND tỉnh Sơn La cáo buộc bị cáo tội “Lợi dụng chức quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo bị cáo Yến, cơ quan tố tụng quy kết Yến có động cơ cá nhân khác để nhận thông tin 13 thí sinh nhằm sửa bài để nâng điểm là không đúng. Bởi hồ sơ của cơ quan ANĐT kết luận không ai nhờ bị cáo nâng điểm, bị cáo cũng không có động cơ vụ lợi nào trong vụ án.
Việc VKS cáo buộc bị cáo chịu trách nhiệm chính giám sát thành viên tổ xử lý bài thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm kết quả bài thi là không có cơ sở pháp lý.
Bị cáo Trần Xuân Yến tại TAND tỉnh Sơn La.
Đưa ra căn cứ, bị cáo Yến cho rằng trong kỳ thi năm 2018, Thông tư 04 của Bộ GD&ĐT quy định quá trình chấm thi phải bố trí bộ phận giám sát gồm công an và thanh tra.
Như vậy, bị cáo cho rằng bản thân là đối tượng được giám sát, không phải người giám sát. Đồng thời, cựu Phó giám đốc Sở trình bày Thông tư 04 cũng không có điều khoản nào quy định bị cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi.
Với cáo buộc đồng thuận, cho phép các bị cáo khác rút bài thi trắc nghiệm mang về nhà để sửa nâng điểm, Yến nói rằng quy kết này không đúng. Bởi cơ quan ANĐT và lời khai các bị cáo khác đã khẳng định không ai được bị cáo chỉ đạo làm việc này.
Về cáo buộc chỉ đạo Nguyễn Thị Hồng Nga xóa dữ liệu máy tính liên quan việc nâng điểm thi sau khi có đoàn thanh tra, Yến cũng bác bỏ luận tội của đại diện VKS.
Theo bị cáo Yến, dữ liệu gửi về Bộ GD&ĐT không có ảnh quét bài thi. Qua sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Giang, ông Yến nhận thấy việc can thiệp để sửa điểm có thể được thực hiện trên máy tính ở khâu xử lý ảnh.
Để phát hiện ra sai phạm này nếu có, thì phải có ảnh quét bài gốc để đối chiếu. Do đó việc sao lưu dữ liệu để bảo quản là cần thiết
Đại diện VKS cho rằng, quá trình điều tra, Trần Xuân Yến khai nhận phù hợp với lời khai của các bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga, Đặng Hữu Thủy và Cầm Thị Bun Sọn về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, với tình tiết phạm tội nhiều lần.
Lời khai của Yến thể hiện bị cáo đồng thuận cho các bị cáo rút bài thi nhằm nâng điểm cho các thí sinh. Sau đó, quét lại kết quả các bài thi đã sửa để cập nhật vào máy tính.
Đại diện VKS khẳng định lời khai của ông Yến và các bị cáo khác, cũng như nhiều chứng cứ bổ trợ cho thấy cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT không chỉ đạo niêm phong bài thi sau khi thi. Đến chiều 4/7/2018, Yến mới ban hành quy định niêm phong.
Theo đại diện VKS, sau khi đoàn công tác của Bộ GD&ĐT lên thanh tra, bị cáo Yến mang các bộ đĩa CD ra nghĩa trang để đốt tiêu hủy nhằm phi tang. Sau đó, cơ quan ANĐT khám nghiệm hiện trường và có thu được các mẫu than đĩa bị đốt.
Ngoài ra, đại diện VKS cũng khẳng định có căn cứ cho thấy Trần Xuân Yến đã chỉ đạo Nguyễn Thị Hồng Nga xóa dữ liệu trên máy tính để trốn tội. Cơ quan điều tra khi giám định chứng cứ cũng đã phát hiện dấu vết của hành vi tẩy xóa này.
Video: Điểm danh nhiều lãnh đạo ở Sơn La có con được nâng điểm
Cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La phủ nhận đưa danh sách nhờ nâng điểm
Bị cáo Trần Xuân Yến cho rằng lời khai của bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga về việc đưa danh sách nhờ nâng điểm là không đúng.
Sau khi công bố bản cáo trạng dài 31 trang, chiều 21/5, phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La chuyển sang phần xét hỏi.
HĐXX cho gọi bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga là thành viên tổ xử lý bài thi trắc nghiệm tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 bước lên bục xét hỏi.
Đứng trước HĐXX, Nga cho biết, bị cáo nhận thông tin 13 thí sinh từ Trần Xuân Yến (cựu Phó giám đốc Sở GĐ&ĐT Sơn La) và Yến nói với Nga là nhờ nâng điểm thi cho các thí sinh này. Tuy nhiên, giữa Nga và Yến không có thỏa thuận gì.
Cụ thể, ngày 30/6/2018, trong lúc có mặt mọi người tại phòng chấm thi trắc nghiệm, Yến đưa cho Nga một tờ giấy và nói: "Cầm lấy tờ công văn này".
Đến khi không có mặt mọi người, Yến ghé vào tai Nga bảo sửa theo số điểm ghi trong giấy (ghi họ tên thí sinh, số báo danh, địa điểm thi, mã đề thi, số điểm cần nâng).
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga trong phiên tòa xét xử hồi tháng 10/2019.
Trước khi thi khoảng nửa tháng, bị cáo Yến gọi Nga sang phòng nói năm nay có một số con cháu trong Sở GD&ĐT nên bắt buộc phải làm và hỏi Nga rằng sửa một bài thi trắc nghiệm phải làm như nào.
Lúc đó, Nga nói phải tẩy đi tô lại, quét lại vào trong máy tính và bài thi không được niêm phong, cần phải có sự hỗ trợ từ công an bảo vệ. Sau đó, Yến nói sẽ không cho niêm phong bài thi nữa và sẽ bố trí Đỗ Khắc Hưng làm công an bảo vệ. Do bị cáo Yến gọi Nga sang phòng trao đổi nên không có ai biết về việc nhờ nâng điểm thi cho các thí sinh.
Hiện 3 tờ danh sách Trần Xuân Yến đưa cho, bị cáo Nga đã nộp cho cơ quan công an.
Bị cáo Trần Xuân Yến phủ nhận một phần lời khai của bà Nguyễn Thị Hồng Nga trước tòa.
Yến khai, chiều 30/6/2018, tại phòng xử lý bài thi trắc nghiệm, chuyển cho Nga tờ danh sách 13 thí sinh chỉ để nhờ xem điểm.
Trước khi thi, Yến cũng khẳng định không gặp Nga để trao đổi bất cứ thông tin gì. Bị cáo Yến chỉ khai nhận gặp Nga một lần sau khi ông Hoàng Tiến Đức (cựu Giám đốc Sở GD&ĐT) nhờ xem điểm cho các thí sinh, để hỏi Nga xem điểm thế nào.
Cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La Trần Xuân Yến trong phiên tòa năm 2019.
Bị cáo Yến cho biết, trong 3 tờ danh sách đưa cho Nga có một tờ do ông Hoàng Tiến Đức chuyển bị bẩn nên Yến đánh máy lại và bổ sung thêm 3 thí sinh. Trong số 3 trường hợp viết thêm đó, bị cáo có ghi số điểm các thí sinh tự chấm chỉ để ghi nhớ chứ không có mục đích gì khác. Tất cả số điểm dự kiến này là do các thí sinh tự chấm được và người thân của các thí sinh nói với bị cáo.
Bị cáo Yến cho biết, ngày 11/7/2018, Bộ GD&ĐT công bố điểm trên hệ thống mạng nhưng do mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, người thân nên bị cáo đồng ý giúp xem điểm cho các thí sinh. Bị cáo biết tổ xử lý bài thi có thể biết điểm của các thí sinh sau khi chấm bài thi vào ngày 7/6/2018 nên nhờ Nga xem giúp.
Trong 12 bị can, 8 người bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ", gồm: Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT), Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La), Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT), Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng), Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục), Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên đội phó đội giáo dục, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La), Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng), Đặng Hữu Thuỷ (cựu Hiệu phó trường THPT Tô Hiệu).
Các bị can Lò Văn Huynh, Nguyễn Thị Hồng Nga, Cầm Thị Bun Sọn bị đề nghị truy tố thêm về tội "Nhận hối lộ".
4 bị cáo bị truy tố về tội "Đưa hối lộ" là Nguyễn Minh Khoa (cựu cán bộ Công an tỉnh Sơn La); Hoàng Thị Thành (cựu Chủ tịch Hội nông dân huyện Quỳnh Nhai, Sơn La); Trần Văn Điện, Lò Thị Trường (trú tại thành phố Sơn La).
Video: "Điểm danh" nhiều lãnh đạo ở Sơn La có con được nâng điểm
Gian lận thi ở Sơn La: Cựu Phó GĐ Sở đưa bằng chứng "than" bị ép cung Bị cáo Trần Xuân Yến khai, đêm 22/7, điều tra viên yêu cầu bị cáo viết một bản cam kết, một bản cam đoan và trực tiếp đọc cho bị cáo ghi. Sáng 24/5, phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo trong vụ gian lận tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tỉnh Sơn La bước sang ngày làm việc...