Cựu PGĐ Sở KH&ĐT TPHCM lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại hơn 39 tỷ đồng
Hành vi của bà Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT TPHCM) bị cáo buộc đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 39 tỷ đồng, bà Minh được hưởng lợi 1 tỷ đồng.
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 13 bị can về các tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trong đó, bị can Hoàng Minh Bá (Giám đốc Công ty T.S.T); Đinh Minh Hiệp, Phạm Tấn Kiên (nguyên Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp, Công nghệ cao TPHCM) bị truy tố tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị can Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT) và Phan Tất Thắng (cựu Phó Trưởng phòng Kinh tế Sở KH&ĐT) bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo buộc, giai đoạn 2016 – 2018, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao được UBND TPHCM giao triển khai, thực hiện đấu thầu dự án Đầu tư nâng cấp và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm sản phẩm vi cơ điện tử TPHCM và dự án Hệ thống trang thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ công tác bảo tồn, lai tạo, phát triển nguồng giống nấm phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý môi trường thành phố.
Kết quả điều tra xác định, ông Hoàng Minh Bá đã sử dụng các công ty do vợ chồng ông này thành lập làm “quân xanh”, chỉ đạo nhân viên cấp dưới hợp thức hồ sơ dự thầu; thông đồng với một số cá nhân thuộc chủ đầu tư; gặp và nhờ một số cá nhân thuộc Sở KH&ĐT để Công ty T.S.T do ông Bá làm giám đốc trúng 2 gói thầu mua thắm thiết bị của 2 dự án Nấm và Mems với tổng trị giá hơn 159 tỷ đồng.
Bà Trần Thị Bình Minh (cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TPHCM). Ảnh: Cơ quan công an.
Cáo buộc cho rằng, quá trình tham gia dự thầu các gói thầu mua sắm trang thiết bị thuộc 2 dự án Nấm và Mems, Giám đốc Công ty T.S.T đã thỏa thuận, thống nhất với ông Ngô Võ Kế Thành (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu triển khai khu Công nghệ cao thuộc Ban Quản lý khu Công nghệ cao TPHCM) về danh mục, giá dự toán dự án Mems.
Ông Bá cũng thỏa thuận, thống nhất với bị can Đinh Minh Hiệp và Phạm Tấn Kiên về danh mục, giá dự toán của dự án Nấm từ giai đoạn xây dựng dự án, tác động các bị can tại Sở KH&ĐT phê duyệt dự án và các thủ tục cần thiết trước khi dấu đấu thầu.
Bị can Bá sử dụng báo giá các công ty của chính bị can để cung cấp, phục vụ thẩm định giá lập dự toán theo đúng mức giá mà ông Bá đã thống nhất với chủ đầu tư; chỉ đạo điều chỉnh số liệu Báo cáo tài chính năm 2017 sai lệch so với thực tế để công ty T.S.T đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Ông Hoàng Minh Bá còn thiết lập “quân xanh” là Công ty Mictec và Công ty Sơn Bình để Công ty T.S.T trúng thầu theo đúng danh mục và giá đã thống nhất với các chủ đầu tư, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 39 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án, bị can Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT) trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao đã vì vụ lợi mà ký các quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt dự toán dự án Mems và dự án Nấm không đúng với quy định của pháp luật.
Hành vi của bà Minh dẫn đến hậu quả Công ty T.S.T của ông Hoàng Minh Bá tham dự thầu và trúng thầu tại 2 dự án Mems và Nấm theo danh mục thiết bị và giá mà ông Bá đã thống nhất trước với các chủ đầu tư, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 39 tỷ đồng. Bà Minh được hưởng lợi 1 tỷ đồng.
Cáo buộc cho rằng, ông Phan Tất Thắng (cựu Phó Trưởng phòng Kinh tế Sở KH&ĐT) khi thực hiện nhiệm vụ, vì lợi ích đã ký các báo cáo thẩm định trái với các quy định pháp luật, để bà Trần Thị Bình Minh ký các quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phê duyệt dự toán dự án Mems và dự án Nấm trái quy định, gây thiệt hại hơn 39 tỷ đồng, được hưởng lợi 350 triệu đồng.
Trước đó, hồi tháng 5, bà Trần Thị Bình Minh, cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TPHCM bị VKSND Tối cao cáo buộc đã bỏ qua sai sót, tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu dự án 12 phòng thí nghiệm, gây thiệt hại 33 tỷ đồng.
Video đang HOT
10 động vật được 'lai tạo' kỳ lạ nhất trên hành tinh
Sư hổ, Wolphin,... tự nhiên có nhiều loài sinh vật lai có thể sẽ khiến bạn cảm thấy 'khó tin' rằng chúng thực sự tồn tại.
Con khỉ bí ẩn ở Borneo
Ảnh: Nicole Lee
Giống khỉ được phát hiện ở Borneo này là con lai giữa khỉ vòi (Nasalis larvatus) - nổi tiếng với chiếc mũi dài - và voọc bạc (Trachypithecus cristatus). Loài lai này đặc biệt hiếm vì nó đến từ hai loài có quan hệ họ hàng xa nhưng không cùng chi.
Gấu Pizzly
Ảnh: Getty Images
Khi một con gấu Bắc cực (Ursus maritimus) và một con gấu xám (Ursus arctos horribilis) giao phối, chúng có thể tạo ra những giống lai được gọi là gấu "pizzly" hoặc "grolar". Giống gấu lai này đang bắt đầu nhân rộng khắp Bắc Cực do tác động của biến đổi khí hậu.
Sư hổ, báo sư tử và các giống mèo nuôi
Sư hổ trong sở thú (Ảnh: Shutterstock)
Bằng cách nhân giống nhiều loài mèo khác nhau trong điều kiện nuôi nhốt, con người đã tạo ra những loài kỳ lạ như sư hổ (con lai của sư tử và hổ) và báo sư tử (con lai của báo và sư tử).
Manakin vương miện vàng
Ảnh: Dysmorodrepanis
Manakin vương miện vàng (Lepidothrix vilasboasi) là loài chim lai trong rừng nhiệt đới Amazon. Chúng được sinh ra từ sự giao phối giữa manakin phủ tuyết (Lepidothrix nattereri) và manakin vương miện opal (Lepidothrix iris).
Không giống như các loài động vật lai khác trong danh sách, manakin vương miện vàng được các nhà khoa học công nhận là loài lai - một quần thể con lai ổn định không còn trộn lẫn với hai loài đã tạo ra chúng.
Dogixm
Con canid lai (A) bên cạnh con cáo đầm lầy (B). (Ảnh: Thales Renato Ochotorena de Freitas (A) và Bruna Elenara Szynwelski (B))
Các nhân viên thú y ở miền nam Brazil đã tiếp nhận điều trị một con vật không rõ danh tính là cáo hay chó. Sinh vật có tên "dogxim" này có những đặc điểm giống cả chó nhà và cáo đồng cỏ.
Narluga
Ảnh: Markus Bühler
Vào những năm 1980, một thợ săn người Inuit đã bắn chết ba con cá voi kỳ lạ. Loài động vật này sở hữu vây trước của cá voi beluga (Delphinapterus leucas), đuôi của kỳ lân biển (Monodon monoceros) và những chiếc răng dường như là sự kết hợp của cả hai.
Các nhà nghiên cứu sau đó đã xác định được đây là loài lai beluga-kỳ lân biển hay narluga đầu tiên được ghi nhận.
Coywolf
Ảnh: Shutterstock
Sói, chó và chó sói đồng cỏ đều có khả năng giao phối với nhau để tạo ra con lai. Sự pha trộn này thường xảy ra trong điều kiện nuôi nhốt, khi con người ép các loài chó khác nhau giao phối với nhau.
Sturddlefish
Ảnh: Genes 2020
Các nhà khoa học Hungary đã vô tình tạo ra loài cá lai "không thể có" vào năm 2019 bằng cách lai cá tầm Nga vây nhọn (Acipenser gueldenstaedtii) và cá mái chèo Mỹ mũi dài (Polyodon spathula). Hai loài này đã không có cùng nguồn gốc trong 184 triệu năm và thậm chí còn không thuộc cùng một họ.
Wolphin
Ảnh: Barry King/Alam
Con lai đầu tiên mang tên wolphin là con đẻ của cá voi sát thủ giả (Pseudorca crassidens) và cá heo mũi chai Đại Tây Dương (Tursiops truncatus) tại Sea Life Park Hawaii. Kể từ đó, con người đã nhân giống một số giống cá heo lai khác trong điều kiện nuôi nhốt.
Lai người
Hộp sọ của người Neanderthal (Ảnh: Shutterstock)
Con người hiện đại (Homo sapiens) từng sống cùng với các dòng dõi loài người khác như người Neanderthal và người Denisovan bí ẩn. DNA của người Neanderthal và Denisovan có trong bộ gen của chúng ta đã chứng minh loài người hiện đại đã giao phối với những giống người cổ xưa khác trước khi họ tuyệt chủng.
Vì sao giống gà không lông khiến người tiêu dùng kinh hãi và xa lánh? 'Gà không lông' là một loại gia cầm được tạo ra bằng phương pháp lai tạo chọn lọc, với hy vọng giúp chống lại hiện tượng nóng lên trên toàn cầu. Gà không lông ra mắt từ những năm 2000, nhưng không được công chúng đón nhận. (Nguồn: Oddity Central) Những con gà được nuôi theo quy trình công nghiệp để lấy thịt...