Cựu nhân viên CIA Snowden xin tị nạn tại Iceland
Cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden đã chính thức nhờ người tiếp cận với giới chức Iceland để xin tị nạn.
Trước đó, từ hôm 10/6, Snowden đã bày tỏ mong muốn được tị nạn chính trị tại Iceland.
Nhật báo Frettabladid của Iceland dẫn phát ngôn viên trang Wikileaks Kristinn Hrafnsson viết rằng một người trung gian đại diện cho Snowden đã tiếp cận ông nhờ xin tị nạn tại Iceland.
“Hôm 12/6, tôi đã nhận được thông điệp tử Edward Snowden trong đó yêu cầu tôi thông báo với chính phủ Iceland rằng anh ấy muốn xin tị nạn tại nước này”, Hrafnsson – hiện cũng là nhà báo điều tra tại Iceland – cho hay.
Phát ngôn viên chính phủ Iceland xác nhận chính phủ nước này đã nhận được thông điệp trên từ ông Hranfnsson nhưng từ chối bình luận về khả năng cho Snowden tị nạn.
Trước đó, trả lời phỏng vấn khi được hỏi về khả năng cấp quy chế tị nạn cho cựu nhân viên CIA, người đang ở trong tâm điểm của vụ bê bối nghe lén và giám sát của chính phủ Mỹ, người phát ngôn Bộ Nội vụ Iceland nói rằng Snowden thiếu một yếu tố quan trọng.
“Điều kiện hàng đầu cho việc tìm kiếm quy chế tị nạn ở Iceland là người xin tị nạn phải có mặt tại Iceland khi chính thức khởi động thủ tục này. Đó là nguyên tắc đầu tiên”, ông Johannes Tomasson nói.
Video đang HOT
Nếu theo quy định này, Snowden sẽ khó có thể xin tị nạn tại Iceland do hiện đang lẩn trốn ở Hong Kong (Trung Quốc).
Đây cũng là tình cảnh tương tự đang diễn ra với người sáng lập trang mạng WikiLeaks Assange, người đã phải trốn trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh từ hơn một năm nay để tránh việc bị dẫn độ sang Thụy Điển, nơi anh bị cáo buộc xâm hại tình dục.
Mặc dù Assange đã được chính phủ Ecuador cấp quy chế tị nạn nhưng lại không thể rời khỏi nơi trú ẩn hiện nay để đến Ecuador. Theo luật ngoại giao quốc tế, chính phủ Anh không có quyền xông vào Đại sứ quán Ecuador để bắt Assange nhưng ngược lại, Ecuador cũng không thể bảo vệ được Assange một khi nhà sáng lập trang mạng này bước chân ra khỏi Đại sứ quán Ecuador ở thủ đô London.
Tuy nhiên trong trường hợp của Snowden, ông Johannes Tomasson cho biết Iceland không có quy định cấp phép tị nạn cho người nộp thủ tục đề nghị tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Điều đó có nghĩa Snowden cũng sẽ không thể đến cơ quan đại diện ngoại giao của Iceland ở Hong Kong để làm thủ tục xin tị nạn như Assange đã làm ở Anh.
“Quy định bắt buộc là quy trình cấp giấy phép tị nạn chỉ được khởi động với người đang có mặt tại Iceland. Mọi trường hợp khác đều chỉ có thể được xem xét, nghiên cứu”, ông Tomasson nhắc lại.
Iceland nổi tiếng thế giới về việc cung cấp quyền bảo hộ cho công dân nước ngoài. Năm 2005, nước này từng đề nghị trao thẻ công dân cho kiện tướng cờ vua Bobby Fischer, người bị Mỹ phát lệnh truy nã vì đã chơi cờ với nhà lãnh đạo Nam Tư năm 1992 trong thời gian Nam Tư phải chịu lệnh trừng phạt quốc tế.
Hiện tại, trang mạng Wikileaks do Assange sáng lập cũng đang được hưởng sự bảo vệ về pháp lý ở Iceland. WikiLeaks cho biết sẽ giúp đỡ Asange xin quy chế tị nạn tại quốc gia này.
Theo Dantri
WikiLeaks "tung hê" tài liệu mật của Mỹ
Trang web WikiLeaks vừa công bố thêm hơn 1,7 triệu tài liệu ngoại giao và tình báo của Mỹ, trong đó có nhiều tài liệu mật, đề cập đến nhiều chính trị gia như Rajiv Gandhi (Ấn Độ) hay Margaret Thatcher (Anh).
Trong số tài liệu từ năm 1973-76 được tiết lộ có nhiều bức điện tín ngoại giao, báo cáo tình báo và thư tín của quốc hội Mỹ.
Hầu hết các bức thư được công bố là được gửi đi hoặc bởi Ngoại trưởng và Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger hồi đó.
Trong số tài liệu được công bố lần này có thông tin đang được báo chí Ấn Độ đăng tải rộng rãi rằng Thủ tướng Rajiv Gandhi - thuộc gia đình chính trị ảnh hưởng nhất tại Ấn Độ - làm trung gian cho công ty Thụy Điển Saab-Scandia khi công ty này muốn bán máy bay chiến đấu Viggen cho Ấn Độ.
Ông Gandhi hồi đó đang là phi công và chưa tham gia vào chính trị.
Rajiv Gandhi trở thành Thủ tướng năm 1984 và bị ám sát năm 1991. Hãng Saab-Scandia sau đó không giành được hợp đồng bán Viggen cho Ấn Độ, vì sau đó Delhi mua máy bay Jaguar của Anh.
Nhà sáng lập WikiLeaks trong một lần xuất hiện trước Đại sứ quán Ecuador. (Nguồn: Telegraph)
Một bức điện tín đề tháng 2/1975, gửi từ London, liệt kê "một số ấn tượng đầu tiên" về lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ, bà Margaret Thatcher. Văn bản này nói: "Bà ấy có trí tuệ nhạy bén, nếu không nói là sâu sắc, và làm việc chăm chỉ để giải quyết những công việc phức tạp nhất".
"Hiện thân giấc mơ của tầng lớp trung lưu nước Anh đã trở thành sự thật", bà ấy là "tiếng nói chân thật của tầng lớp tư bản bị bao vây, lo lắng về quyền lực kinh tế ngày càng đi xuống và quyết tâm ngăn chặn xu hướng tập thể dường như không thể lay chuyển được của xã hội", bức điện tín nói.
Nhà ngoại giao ghi chú bà Margaret Thatcher "là hình ảnh đặc trưng của tầng lớp trung lưu". Điều này có thể phá hỏng cơ hội trở thành thủ tướng, nhưng không nên đánh giá thấp người phụ nữ này.
Đang tiếp tục làm công việc công bố tài liệu mật trong lúc phải tị nạn trong đại sứ quán Ecuador tại London, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange nói rằng số tài liệu mới công bố cho thấy "phạm vi và tầm ảnh hưởng rộng khắp của Mỹ" trên toàn thế giới.
Nhiều tài liệu được đánh dấu là NODIS (không truyền bá) hay Eyes Only (chỉ được đọc), hoặc được đánh dấu tuyệt mật.
Ông Assange được Đại sứ quán Ecuador tại Anh cho tị nạn từ tháng 6 năm ngoái sau khi chống lại lệnh dẫn độ về Thụy Điển của tòa án Anh.
WikiLeaks khiến cả thế giới chấn động vào năm 2010 khi công bố hơn 25.000 bức điện tín ngoại giao của Mỹ.
Trong số rất nhiều tài liệu do Assange công bố trên trang WikiLeaks có rất nhiều tài liệu về chiến tranh Iraq và Aghanistan, tạo nên vụ bê bối rò rỉ tài liệu an ninh lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Theo 24h
Anh bác bỏ nguy cơ lĩnh án tử của chủ WikiLeaks Ngoại trưởng Anh William Hague hôm qua tuyên bố ông Julian Assange, người sáng lập trang WikiLeaks, sẽ không đối mặt với án tử hình nếu bị dẫn độ sang Mỹ. Ông Julian Assange phát biểu trước những người ủng hộ từ ban công của đại sứ quán Ecuador tại London vào ngày 19/8. Ảnh: AP. Assange, 41 tuổi, xin tị nạn ở...