Cựu nhân viên bị giam giữ, Huawei lại đối mặt với scandal
Huawei đang đối mặt với những phản ứng tiêu cực từ truyền thông Trung Quốc sau khi vụ việc tống giam nhân viên cũ bị phanh phui.
Theo trang SCMP, Li Hongyuan, 35 tuổi, đã làm việc cho Huawei trong khoảng 12 năm. Cuối năm 2017, anh không được gia hạn hợp đồng. Nguyên nhân do Li đã báo cáo với cấp quản lý công ty về việc gian lận trong nội bộ của mình vào năm 2016.
Li cho biết anh muốn nhận 331.000 NDT (khoảng 47.000 USD) sau khi thôi việc. Công ty đã chuyển 300.000 NDT vào tài khoản của anh vào tháng 3/2018.
Đến tháng 12/2018, Li bị bắt giam vì các cáo buộc tống tiền Huawei lên đến 300.000 NDT. Tuy nhiên, anh đã được thả vào tháng 8/2019 vì những bằng chứng tố cáo Li không đủ. Li cho biết đã bị cảnh sát giam giữ trong 251 ngày.
Huawei đang bị cáo buộc tống giam nhân viên tại Trung Quốc. Ảnh: New Straits Time.
Li đã ghi âm tất cả cuộc trò chuyện trong quá trình đàm phán thôi việc của mình với bộ phận nhân sự Huawei. Anh gửi bản ghi âm cho các công tố viên. Điều này đã giúp Li chứng minh mình vô tội.
“Hy vọng phía Huawei sẽ liên lạc với tôi. Tốt nhất là người sáng lập và giám đốc điều hành ông Nhậm Chính Phi”, Li nói.
Video đang HOT
Đại diện Huawei cho biết, công ty sẽ tôn trọng các quyết định của các cơ quan chức năng bao gồm tòa án và viện kiểm sát.
“Chúng tôi ủng hộ Li tìm kiếm quyền lợi của mình thông qua các biện pháp pháp lý bao gồm cả việc kiện Huawei. Điều này phù hợp với nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật”, đại diện Huawei cho biết.
Vụ việc đã trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trên Weibo trong thời gian gần đây. Nhiều ý kiến bày tỏ sự tức giận đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Đây được xem là một điều hiếm thấy kể từ khi bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt ở Canada một năm trước.
“Bạn tốt nghiệp từ một trong 985 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc. Bạn mất việc ở tuổi 35 và bị giam giữ trong 251 ngày trong khi bảo vệ các quyền lợi của mình”, một tài khoản trên Weibo bình luận.
Ông Hu Huijijin, Tổng biên tập tờ Global Times viết trên Weibo “Lần này, Huawei đã đánh mất tình yêu của mọi người”.
Theo news.zing.vn
Công ty Mỹ tiếp tục 'phạm lỗi' với Huawei, báo Trung Quốc đe dọa trả đũa
Hãng chuyển phát nhanh FedEx ngày 23/6 thông báo một kiện hàng của Tập đoàn công nghệ Huawei đã không được chuyển tới Mỹ vì "lỗi vận hành".
Hoàn cầu thời báo của Trung Quốc cho biết trong một trạng thái trên Twitter rằng công ty Mỹ có thể bị thêm vào "danh sách các thực thể không đáng tin cậy" của Trung Quốc do sự cố này. Động thái diễn ra vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở Nhật Bản, cố gắng giải quyết cuộc chiến thương mại kéo dài gần một năm nay.
(Ảnh: Reuters)
"Vì có nhầm lẫn, kiện hàng được nhắc tới đã bị trả về cho người giao. Chúng tôi xin nhận sai vì lỗi vận hành này", FedEx trả lời câu hỏi của Reuters về kiện hàng Huawei không được giao tới Mỹ.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã vượt ra ngoài thuế quan, đặc biệt sau khi Washington đưa Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, vào danh sách đen cấm các công ty Mỹ hợp tác kinh doanh với công ty Trung Quốc.
Trung Quốc cuối tháng 5 đe dọa công bố danh sách các công ty, nhóm và cá nhân nước ngoài không đáng tin cậy có hại cho các công ty Trung Quốc. Trung Quốc không loại trừ bất kỳ quốc gia hay công ty nào, nhưng cho biết danh sách này sẽ áp dụng cho các công ty không tuân thủ các quy tắc thị trường và tinh thần hợp đồng, chặn nguồn cung cho các công ty Trung Quốc vì lý do phi thương mại và làm tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc, theo Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc.
Bộ thương mại sẽ tiết lộ thêm chi tiết của danh sách sớm, báo cáo cho biết.
Bộ thương mại Trung Quốc và FedEx không trả lời yêu cầu bình luận về khả năng FedEx được thêm vào danh sách 'không đáng tin cậy".
Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm 21/6 rằng họ đã bổ sung một số công ty Trung Quốc và một viện thuộc sở hữu của chính phủ liên quan đến siêu máy tính với các ứng dụng quân sự vào "danh sách thực thể", cấm họ mua các bộ phận và linh kiện Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Hãng công nghệ Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, hiện đang ở tâm điểm của các căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tập đoàn này trước đó nói sẽ xem xét lại quan hệ hợp tác cùng FedEx sau các sự cố "chuyển phát nhầm địa chỉ" hồi đầu tháng 6.
Bắc Kinh đã mở cuộc điều tra FedEx vào đầu tháng 6 vì chặn hai gói hàng từ Nhật Bản, và cố gắng chặn hai bưu kiện khác từ Việt Nam chuyển tới Huawei.
Hãng tin Tân Hoa xã từng khẳng định cuộc điều tra này không thể được nhìn nhận là sự trả đũa đối với một doanh nghiệp Mỹ vì chiến tranh thương mại.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung kéo dài gần một năm liên quan đến các vấn đề như thuế quan, trợ cấp, công nghệ, quy định và an ninh mạng. Lãnh đạo hai nước đã điện đàm tuần trước và xác nhận sẽ gặp nhau ở Nhật Bản, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 nhằm giải quyết các vấn đề.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Tổng thống Putin : Tấn công Huawei là chính sách kiềm chế Trung Quốc của Mỹ Nhà lãnh đạo Nga cho rằng sự phát triển của Bắc Kinh đã buộc Washington phải có biện pháp kiềm chế. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào công ty Huawei của Trung Quốc chính là công cụ trong chính sách kiềm chế Trung Quốc. Tuyên bố trên đã được nhà lãnh đạo Nga đưa...