Cứu nhân nhân trả oán Phần 4: Lòng người bạc bẽo
Từ đầu đến cuối, ông bà nuôi ong tay áo rồi, dẫu lúc ấy không mong anh phải trả ơn hay báo đáp nọ kia, nhưng cũng không nghĩ sẽ nhận lại trái đắng nhường này.
Dù anh đã thẳng thắn tới mức ấy nhưng tận sâu trong lòng cô vẫn tin tưởng anh còn tình nghĩa dành cho mình. Vì thế, cô cố gắng níu kéo chồng: “Còn con gái mình thì sao hả anh? Chúng ta đã từng thật lòng với nhau cơ mà, vì xa cách quá lâu nên anh mới thấy chán em phải không? Chỉ cần mình ở bên cạnh nhau như trước, rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp như xưa mà anh…” Cô luống cuống chân tay, cảm xúc hỗn độn khiến cô không biết phải nói sao để diễn tả rành mạch những suy nghĩ trong lòng mình nữa.
Anh cười khẩy nhìn cô: “Cô nghĩ tôi thật lòng với cô à? Tôi nói cho cô biết, tôi chưa bao giờ có tình cảm với cô cả. Khi ấy, vì bố mẹ cô không muốn cho tôi đi học đại học, tôi đành phải thực hiện hạ sách đó. Tôi chỉ là đứa con nuôi, dẫu sao cũng không có nhiều liên hệ mật thiết với nhà cô, nhưng nếu tôi là con rể họ, là chồng con gái họ, là bố của cháu họ, là người ảnh hưởng đến tương lai hạnh phúc của cô, thì ắt hẳn họ sẽ cố gắng nuôi tôi đi học. Quả nhiên tôi nghĩ chả hề sai, có thêm cô thuyết phục, bố mẹ cô đồng ý ngay.”
“Sao? Cô không ngờ phải không? Nếu đã biết sự thật rồi thì cũng nên bỏ cái ý định đoàn tụ với tôi đi. Tôi tìm mọi cách được đi học là mong không bao giờ còn phải quay về cái vùng quê nghèo nàn, lạc hậu ấy nữa. Từ khi bước chân lên đây, tôi thề với lòng phải quyết tâm cắt đứt mọi liên hệ với mọi thứ ở nơi đó, kể cả gia đình cô, cô hiểu không?” – anh gằn giọng mang theo sự uất hận và căm ghét, khiến cô bất chợt thấy một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng.
Ảnh minh họa
Anh nói là sự thật? Hóa ra anh luôn căm ghét vùng quê nghèo ấy, bao gồm cả gia đình cô? Ngay từ ban đầu, anh đã toan tính mưu toan cho tương lai, bất chấp lợi dụng cô và con gái làm bàn đạp cho mình? Và khi đã thành công thì anh sẵn sàng phủ nhận cái bậc thang đã đưa mình đi lên?
“Cô cứ suy nghĩ đi, nghĩ xong rồi thì gọi điện cho tôi, lúc ấy chúng ta sẽ nói chuyện tiếp. Một lần nữa tôi phải nhắc nhở cô, tôi không đời nào quay lại với cô và vùng quê nghèo hèn ấy, cô hãy thôi mộng tưởng viển vông đi” – nói xong, anh đứng dậy đi trước, bỏ cô lại nơi xa lạ ấy một mình chẳng biết phải đi đường nào để về.
Cô ngồi khóc trong công viên cả một buổi chiều, quá đau đớn và khổ sở, tình yêu và mọi hy vọng của cô đều bị những lời nói lạnh lùng nghiệt ngã của anh dập tắt hoàn toàn. Nhìn trời xẩm tối, cô mới lê bước hỏi đường, bắt xe về nhà trọ.
Video đang HOT
Tối, cô gọi điện về nhà, kể cho bố mẹ nghe toàn bộ câu chuyện. Mẹ cô y như rằng khóc lóc hết nước mắt, thất vọng cực độ khi anh trả ơn gia đình cô bằng những bạc bẽo đó. Dù anh không thương cô, muốn cắt đứt với cô thì ông bà vẫn là người có ơn nuôi dưỡng anh cơ mà!
Bố cô nổi giận đùng đùng, quyết phải cho kẻ tráo trở là anh một bài học, để bạn bè đồng nghiệp của anh trên thành phố, nhất là cô bạn gái mới của anh biết rõ bộ mặt thật của anh. Cô thật lòng chẳng muốn làm to chuyện nữa, bởi trái tim cô đã kiệt sức. Cõi lòng cô mệt mỏi vô ngần, chỉ muốn về vùng quê yên bình kia, rời xa thị thành náo nhiệt phồn hoa đầy lạ lẫm này. Nhưng cô không khuyên được bố, đành ở lại chờ ông tự mình bắt xe lên.
Ảnh minh họa
Đợi bố lên, cô đưa ông tới công ty anh đợi gặp anh. Cô muốn ông gọi anh ra nói chuyện riêng nhưng ông không cho, ông bảo anh đã bội bạc thì ông việc gì phải giữ sĩ diện cho anh. Một khi anh nói ra đám lời cạn tàu ráo máng như thế, nghĩa là trong lòng anh, cô và ông bà chưa bao giờ chiếm giữ một phần nào dù là nhỏ nhoi. Từ đầu đến cuối, ông bà nuôi ong tay áo rồi, dẫu lúc ấy không mong anh phải trả ơn hay báo đáp nọ kia, nhưng cũng không nghĩ sẽ nhận lại trái đắng nhường này.
Cảnh tượng như buổi trưa ấy lại tái diễn: anh xuất hiện cùng cô bạn gái đồng nghiệp, vui vẻ đi ăn trưa. Bố cô nhìn thấy con rể thân thiết với cô gái khác thì nóng mắt, chạy tới không nói không rằng giáng cho anh một cái tát. Ông hằn học nhìn anh: “Thằng ăn cháo đá bát, vô ơn bội nghĩa! Sao mày đối xử với con gái tao và chúng tao như vậy? Nếu ngày ấy tao không nhặt mày về nuôi thì giờ này mày chết bờ chết bụi đâu rồi không ai biết, chứ đừng nói là được ăn học tử tế mà đứng ở đây? Chắc mày quên hết những lúc chúng tao nhọc nhằn tiết kiệm từng nghìn gửi tiền cho mày học trên thành phố rồi phải không?”
Cô níu tay bố muốn ngăn ông lại, những lời lẽ có phần khó nghe này lại nói trước mặt nhiều người khác, thật khó xử cho anh. Anh sầm mặt nhìn bố con cô, trong mắt chẳng có chút tình cảm nào với người anh từng nhiều năm gọi bằng bố nuôi và người vợ có với mình một đứa con. Cô cứ sợ anh sẽ mất mặt trước mọi người, nhưng dường như anh bình thản hơn cô nghĩ rất nhiều. Anh chẳng có thái độ trốn tránh, sau một chút bất ngờ ban đầu thì nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh.
Ảnh minh họa
Anh nhìn bố con cô và nhóm người gặp náo nhiệt vây quanh xem, cất cao giọng: “Xin lỗi vì chuyện của tôi mà làm phiền thời gian đi ăn trưa của mọi người. Nếu bác ấy đã muốn nói ra giữa chốn đông người thì tôi cũng đành công khai mọi chuyện để giữ danh dự cho bản thân mình, dẫu không phải vì tôi thì cũng còn vì vợ chưa cưới của tôi. Đáng nhẽ trong lòng tôi đã hoàn toàn quên hết những việc gia đình bác ấy làm với mình, vẫn nguyện coi bác ấy là bậc cha chú mà phụng dưỡng…”
Bố con cô chết đứng tại chỗ. Anh đang nói gì vậy? Gì mà công khai mọi chuyện? Chẳng lẽ còn có một câu chuyện khác câu chuyện mà người trong cuộc là cô và bố mẹ trực tiếp trải qua? Gì mà việc gia đình cô làm với anh? Lẽ nào nhà cô gây tội với anh? Đầu cô ong ong không nghĩ được gì nữa, chỉ cảm thấy một nỗi bất an trào dâng trong lòng. Chưa khi nào cô cảm thấy câu “lòng người khó lường” lại đúng như lúc này.
(Còn tiếp)
Theo Thái Nguyên / Thời Đại
Khi bố mẹ không sống chung nhà (3): Con đau khổ vì bố mẹ không chịu học cách buông
Những ông bố bà mẹ sau ly hôn vẫn căm ghét nhau cho thấy họ chưa thực sự chia tay. Hận chồng cũ hay hận vợ cũ thực chất là đang làm đau chính mình. Tệ hại hơn, họ làm đau lòng những đứa con...
Trên báo Phụ nữ, Thúy Ly, một cô gái sống tại Tp. Hồ Chí Minh viết thư cho chuyên gia tư vấn bày tỏ sự mệt mỏi của mình khi mẹ cô tỏ ra căm ghét người chồng cũ. Bố mẹ của Thúy Vy ly hôn khi cả hai đều đã đến tuổi hưu.
Mặc dù bố mẹ Thúy Vy mới ly hôn nhưng thực tế ông bà đã không xem nhau như vợ chồng từ lâu. Sở dĩ họ không ly hôn sớm hơn là bởi để chờ cho con cái phương trưởng, yên bề gia thất. Tuy nhiên, vì thấy con gái mãi không chịu lấy chồng nên rốt cuộc họ cũng ly hôn. Thúy Vy ở với mẹ, còn bố cô lấy vợ mới và đã kịp sinh thêm một đứa con.
Thúy Vy năm nay 28 tuổi. Cô tự nhận mình khá ổn về hình thức, nghề nghiệp tốt và có nhiều người theo đuổi. Thỉnh thoảng cô cũng đi chơi với người này người kia, thậm chí thích thì qua đêm với họ. Gần 5 năm học ở nước ngoài nên Thúy Vy không câu nệ chuyện tình yêu hay tình dục. Thúy Vy sống không mục đích trong tình cảm như thế, theo cô, có thể do bởi chuyện gia đình.
Con gái không muốn lấy chồng vì chuyện ly hôn của bố mẹ. Ảnh minh họa
Thúy Vy kể rằng, bố cô lấy vợ mới, chỉ hơn cô một tuổi. Mẹ cô không chịu đựng được việc hai người đàn bà trong nhà đều đang sống một mình (con chưa lập gia đình, mẹ không lập gia đình, trong khi bố lại lấy vợ). Hơn nữa, bố Thúy Vy lại rất hạnh phúc. Từ ngày tái hôn, ông như trẻ ra, vui vẻ hơn, đi đâu cũng có vợ mới đi cùng. Ngược lại, mẹ cô thì héo hắt. Hễ nghe ai nhắc đến cha là chửi rủa con này con nọ, nói cha già đầu còn nai lưng nuôi con người ta (vợ mới của cha có con riêng, sáu tuổi, đang ở chung với hai người).
"Mẹ tôi cứ suy nghĩ theo cách của mình, đầy thù hận, ly hôn rồi còn khổ hơn cả ngày trước. Tôi nói thế nào mẹ cũng không nghe, còn hiểu sai hầu hết những điều tôi muốn nói, cho là tôi đồng tình với cha... Sống giữa hai người, tôi vô cùng mệt mỏi, không còn thiết tha gì đến chuyện yêu đương nghiêm túc với ai...", Thúy Vy tâm sự.
Cũng như trường hợp của Thương mà chúng tôi đã phản ánh trong bài viết "Mẹ gieo nỗi oan trái lên đời con", cuộc sống của Thúy Vy cũng bị xáo trộn bởi cuộc ly hôn của bố mẹ, mặc dù họ ly hôn khi cô đã trưởng thành. Mặc dù chuyện của họ không giống nhau nhưng cách mà các bậc sinh thành làm khổ nhau và làm khổ cả những đứa con của mình là giống nhau. Đó là việc họ vẫn căm ghét, thù hận nhau ngay cả khi ông đi đường ông, bà đi đường bà.
Sau ly hôn, xét về cả lý cả tình thì hai người đã không thuộc về nhau nữa, cả hai đã hết duyên hết nợ. Thế nhưng việc những ông bố bà mẹ sau ly hôn vẫn căm ghét nhau cho thấy họ chưa thực sự chia tay. Về mặt hình thức thì đã chia tay nhưng về mặt nội dung thì chưa. Bởi dù đã ly hôn nhưng con người đó vẫn ngự trị trong tâm trí họ. Dù đã chia tay mỗi người mỗi ngả nhưng trong lòng vẫn nhớ đến nhau theo cách tiêu cực nhất.
Đáng lẽ ra, sau ly hôn, người trong cuộc sẽ cắt đứt nỗi phiền muộn do người kia gây ra. Đáng lẽ ra sau ly hôn, người bạn đời sẽ không còn cơ hội để làm khổ mình nữa. Thế nhưng do không học cách buông nên dù người kia đã ra đi nhưng người này vẫn giữ những lỗi lầm sai trái của người cũ lại. Người cũ chỉ một lần làm họ đau nhưng bản thân họ lại tự làm đau mình hàng trăm hàng nghìn lần, thậm chí là làm đau mình mãi mãi.
Hận chồng cũ hay hận vợ cũ thực chất là đang làm đau chính mình. Tệ hại hơn, họ làm đau lòng những đứa con của mình.
Theo Giadinh.net
5 SAI LẦM vừa đáng thương, vừa đáng trách của 1 người vợ có chồng cặp bồ Ngày phát hiện chồng cặp bồ, đàn bà khóc lóc, giận giữ, giãy nảy lên vì niềm tin bị phản bội, tình nghĩa bao nhiêu năm bị lừa dối. Đàn bà sẽ điên cuồng tra hỏi, dằn vặt chồng rồi tìm bằng được ả nhân tình kia để chửi bởi, đánh ghen cho bõ tức. Suy đi tính lại trong chuyện này, gã...