Cứu nhân nhân trả oán Phần 1: Con nuôi con rể
Bố anh bệnh nặng qua đời khi anh mới 8 tuổi, mấy năm sau mẹ anh cũng đi theo. Anh vạ vật hết nhà họ hàng này tới nhà họ hàng khác hơn 1 năm, bố mẹ cô thấy hoàn cảnh anh đáng thương liền nhận anh làm con nuôi.
“Bố mẹ, con phải đi tìm anh ấy!” – cô nhìn bố mẹ mình, rành rọt nói từng chữ đầy quyết tâm. Ông bà im lặng một lúc, rồi thở dài: “Con đi đi, con bé con cứ để ở nhà bố mẹ trông cho.” Được sự cho phép của bố mẹ, cô nhanh chóng thu dọn ít đồ dùng cá nhân. Mẹ cô bước vào buồng, dúi cho cô mấy tờ tiền: “Cầm lấy mà chi tiêu, ở thành phố đắt đỏ không có tí tiền phòng thân là không được đâu.” Cô thấy mắt cay cay, đây là tiền nhà cô mới bán mấy tạ thóc hôm trước. Tuy vậy, cô biết mẹ nói đúng, vì thế vẫn cầm lấy tiền.
Ngồi trên chuyến xe khách từ nhà tới thủ đô, nhìn cảnh vật xa lạ cứ lần lượt lướt qua, trong đầu cô bất giác nhớ về những chuyện xưa cũ. Nguồn cơn để ngày hôm nay cô phải lặn lội từ nhà nơi vùng quê nghèo tới một thành phố sầm uất xa lạ cách tới 500km, mục đích là tìm chồng.
Bố anh bệnh nặng qua đời khi anh mới 8 tuổi, mấy năm sau mẹ anh cũng đi theo. Họ hàng không ai muốn nhận nuôi anh, bởi ở vùng quê nghèo ấy, nuôi thêm một miệng ăn là tốn thêm nhiều thóc gạo, ai cần một đứa trẻ mới hơn 10 tuổi đầu chưa đủ sức khỏe giúp sức làm việc chứ?
Anh vạ vật hết nhà họ hàng này tới nhà họ hàng khác hơn 1 năm, bố mẹ cô thấy hoàn cảnh anh đáng thương liền nhận anh làm con nuôi. Ông bà chỉ có mình cô, sau khi sinh cô thì mẹ cô không sinh thêm con được nữa. Nhận anh về, coi như ông bà có người hương khói sau này.
Ảnh minh họa
Bố mẹ cô chăm sóc cho anh như chính con trai ruột của mình. Anh muốn đi học tiếp cấp 3, ông bà không chối từ, trong khi bản thân cô và hầu hết học sinh ở làng đều nghỉ học lúc hết cấp 2, và trường cấp 3 cách nhà khá xa phải ở trọ mới theo học được. Tuy nhiên, về việc học tiếp lên đại học thì bố mẹ cô đã thẳng thắn tâm sự với anh, điều kiện gia đình không cho phép, khó bề nuôi anh học đại học tiếp được.
Năm anh học lớp 12, cô có thai với anh, năm đấy cả 2 đều mới 18 tuổi. Nói về chuyện tình cảm giữa cô và anh, lúc ấy cô còn thơ ngây không hiểu chuyện. Trước đó cô vốn rất quý mến anh, anh vừa đẹp trai lại học giỏi, luôn được mọi người trong xóm khen ngợi. Thế rồi đột nhiên anh quan tâm săn sóc và làm nhiều hành động thân mật khiến cô bỡ ngỡ, song vì cô không ghét anh, nên cũng dần ưng thuận.
Video đang HOT
Chuyện vỡ lở khiến bố mẹ cô sốc vô cùng. Cũng may, giữa 2 người không có quan hệ gì, khi trước bố mẹ cô nhận anh về nào biết phải làm giấy nhận con nuôi hay cái gì đại loại thế. Ông bà tặc lưỡi, thôi thì không thành con trai, thành con rể cũng được, có khi lại càng thêm thân thiết, gắn bó. Ông bà làm vài mâm cơm mời bà con xóm giềng tới chung vui, chính thức xác nhận quan hệ vợ chồng giữa cô và anh. Khi ấy, anh chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn, giấy tờ chứng minh hôn nhân hợp pháp đành bỏ ngỏ.
Ảnh minh họa
Trở thành vợ chồng, anh bắt đầu ngọt nhạt khuyên cô xin bố mẹ cố gắng cho anh đi học đại học. Có kiến thức, có bằng cấp, tương lai sau này mới mở mày mở mặt, nếu không chỉ mãi cắm mặt vào đồng ruộng, mấy con lợn, vài chục con gà mà thôi. Anh vẽ ra nhiều viễn cảnh tương lai tươi sáng khiến cô lập tức động lòng. Bố mẹ cô cũng bị lung lay. Anh có tương lai, tức con gái ông bà được sung sướng theo, ông bà có phần thơm lây. Mà nhìn anh học giỏi như thế, hẳn sau này anh sẽ làm nên chuyện. Bây giờ cả nhà vất vả một chút, cho anh ăn học thành tài cũng đáng công.
Không phụ lòng mong đợi của mọi người, anh đỗ vào trường danh giá ở thủ đô, phấn khởi khăn gói lên đường nhập học. Bốn năm anh học tập ở thành phố, cả nhà cô chưa lên thăm anh được lần nào. Đường xá xa xôi, đi lại tốn kém, hơn nữa ai cũng bận bịu làm việc, lo dành tiền gửi cho anh. Anh họa hoằn lắm mới về, phần bận học, phần muốn tiết kiệm tiền. Nhớ anh quay quắt, cô chỉ đành ôm con gái cho vơi bớt nỗi lòng.
Cứ thế, 4 năm vất vả nhọc nhằn rồi cũng qua. Cả cô, bố mẹ và anh đều hy vọng vào một tương lai xán lạn hơn. Bố mẹ cô muốn anh về phố huyện làm việc cho gần vợ con, gia đình, nhưng anh nói ở thành phố lớn mới có tương lai, bằng cấp như của anh mà về quê là phí phạm. Vấn đề này nhà cô không am hiểu nhiều, nên anh nói sao thì nghe vậy.
Có việc đi làm, mà anh chẳng lần nào gửi được chút ít tiền về cho cô nuôi con gọi là có. Cô biết anh vừa ra trường lương còn thấp, hơn nữa cuộc sống trên thành phố đắt đỏ, anh cũng chả dư dả gì, nên không trách anh. Từ khi đi làm, anh chẳng còn về thăm nhà, thậm chí Tết cũng biệt tích, chỉ thi thoảng gọi điện hỏi thăm cô mà thôi. Anh bảo công việc quá bận rộn, anh là kẻ thân cô thế cô lại ngoại tỉnh, muốn đặt chân ở thành phố phải cố gắng gấp nhiều lần người khác. Còn cô, sợ gây phiền lúc anh làm việc, nên rất ít chủ động gọi cho anh, dù vô cùng mong nhớ. Mà thực ra cô có gọi thì không phải lần nào anh cũng nghe máy. Xa cách quá lâu khiến con gái cô thậm chí còn chẳng hề biết mặt bố nó.
Ảnh minh họa
Nhoáng cái mà anh đã ra trường được 3 năm. 3 năm anh không về nhà, 3 năm cô không được gần chồng, 3 năm anh chả chu cấp cho mẹ con cô xu nào. Cô chỉ biết chồng vẫn ổn qua những cuộc điện thoại thưa thớt của anh. Làng xóm xì xào, anh đã bỏ mẹ con cô mà đi rồi. Nào thì ở thành phố thiếu gì gái trẻ đẹp lại có học thức, đâu quê mùa, học ít như cô. Cô nghe thế thì buồn lắm, đêm đêm tủi thân khóc ướt cả gối. Bố mẹ cô đồng thời sầu lo không kém, tình hình rõ ràng bày ra trước mắt, chứ chẳng phải hàng xóm đồn đoán vô căn cứ.
Cô hỏi thẳng anh, anh không thèm trả lời, có lúc lại mắng cô té tát, rằng không chịu thông cảm cho anh, anh trên này bục mặt kiếm tiền cũng là muốn lo cho tương lai. Nghe chồng nói vậy, cô liền nguôi ngoai, quyết tâm vững chí chờ đợi anh. Nhưng thêm 2 năm nữa, cô dần không còn tin vào những lời anh nói nữa, mà nghiêng về khả năng xấu mọi người xì xào hơn. Cô than thở, tra hỏi, trách móc mấy lần, anh lạnh lùng chặn liên lạc của cô.
Cô như muốn phát điên khi không thể gọi cho anh. Ngoài số điện thoại này thì cô chẳng còn phương thức liên lạc nào với anh cả. Cô biết anh ở thủ đô, lại không rõ địa chỉ cụ thể, cũng không nắm được anh làm việc ở đâu, mấy lần hỏi song anh đều bảo có nói cô vẫn chẳng biết. Cô phải làm sao để tìm được anh đây, giữa mênh mông trời đất này?
(Còn tiếp)
Theo Thái Nguyên / Thời Đại
Bố mất gần năm, tôi vẫn chưa chấp nhận điều đó
Bố ra đi đột ngột khi chưa tròn 50 tuổi. Đến bây giờ đã được gần một năm, nhưng tôi vẫn chưa thể chấp nhận sự thật,...
Ảnh minh họa
Tôi sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo. Nhưng suốt từ ngày bé cho đến tốt nghiệp đại học, tôi và em gái không phải làm bất cứ việc gì, vì bố mẹ không muốn chúng tôi phải vất vả làm việc, để sau này lại không có việc làm, sống nhờ vào ruộng nương, vất vả như bố mẹ. Công việc của chúng tôi là học và học, bố mẹ dành mọi thời gian và chi phí cho việc học của chúng tôi.
Nhà tôi chỉ có hai chị em gái, nhưng bố mẹ nhất quyết không sinh thêm con trai như nhiều gia đình khác. Họ nói chỉ cần hai đứa chúng tôi học hỏi là bố mẹ vui mừng, hạnh phúc rồi. Đáp lại sự mong mỏi của bố mẹ, tôi và chị gái mình đều cố gắng học rất giỏi, chúng tôi lần lượt vào học ở các trường chuyên, có tiếng ở nơi tôi sinh sống.
Vào cấp 3, chúng tôi phải xa nhà đi học. Vì bố mẹ muốn chúng tôi chỉ tập trung vào việc học, không muốn bị phân tán bởi những việc khác. Hai chị em tôi, lần lượt đậu vào những trường đại học danh tiếng. Tôi nhận thấy rõ niềm tự hào trong ánh mắt và khuôn mặt của bố.
Nhưng để lo được cho hai đứa 4 năm đại học ở thành phố, bố mẹ tôi đã phải cố gắng rất nhiều, mỗi lần về quê, tôi lại thấy bố mẹ mình già yếu hơn, những vết nhăn trên khuôn mặt hằn sâu hơn, thương bố mẹ, nhưng chúng tôi không thể giúp gì được. Chỉ biết cố gắng để khi ra trường, bù đắp lại những vất vả mà bố mẹ phải chịu.
Rồi cũng đến ngày chị gái ra trường, chị ở nhà gần 1 năm thì đi xin việc làm, công việc bắt đầu thuận lợi thì đến lượt tôi ra trường. Tôi không ở nhà một năm như chị mà xin đi làm ngay. Tôi mong công việc ổn định để sớm bù đắp những vất vả của bố mẹ. Chị gái tôi cũng chưa vội lấy chồng, vì muốn ở nhà với bố mẹ nhiều hơn. Muốn bù đắp cho bố mẹ những thiệt thòi họ đã phải trải qua để lo cho chúng tôi ăn học.
Hai chị em tôi dự định, năm nay sẽ đưa bố mẹ đi du lịch, đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của bố mẹ và duy trì hàng năm, năm nào tôi và chị cũng sẽ đưa bố mẹ đi. Mới chỉ nghe nói thôi, bố mẹ tôi đã chảy nước mắt vì vui mừng, vì các con mình đã trưởng thành.
Nhưng chưa kịp thực hiệ kế hoạch, thì bố tôi đã ra đi vì đột quỵ. Nằm viện hai tuần, rồi bố vĩnh viễn rời xa mẹ con tôi. Tôi đã khóc cạn nước mắt khi nhìn thấy bố bất động trên giường bệnh và trút hơi thở cuối cùng. Tôi gào lên, chỉ mong bố tỉnh dậy, nhưng điều đó đã không xảy ra.
Tôi đã từng nghĩ sẽ chết theo bố, nhưng rồi lại nghĩ đến mẹ, đến chị. Nếu tôi làm vậy, họ sẽ đau khổ đến như thế nào. Tôi quyết định mạnh mẽ lên, để sống, nhưng đã gần 1 năm kể từ khi bố ra đi, chưa một ngày nào tôi quên được bố. Những hình ảnh về bố vẫn hiện về trong giấc mơ của tôi, nhiều đêm tôi nằm mơ thấy bố, bật dậy khóc nức nở, và chỉ mong giấc mơ ấy kéo dài mãi mãi, để tôi được gặp bố.
Theo Đất Việt
Vào cái ngày đám cưới trong mơ ấy diễn ra, tôi mới biết được bộ mặt thật của người chồng giàu có Anh cầu hôn tôi trong một nhà hàng sang trọng. Giây phút được cầu hôn, tôi lâng lâng hạnh phúc vì nghĩ mình sắp được đổi đời. Khi còn nhỏ, tôi luôn ao ước sẽ được gả cho một gia đình giàu có. Lúc đã trưởng thành tôi lại càng ý thức hơn về chuyện này. Chắc chắn với nhiều người, suy nghĩ...