Cứu người đàn ông bị thanh sắt đâm xuyên mặt
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp anh L.V.C. (20 tuổi, ở Lai Châu) nhập viện do tai nạn xe máy bị thanh sắt đâm xuyên mặt.
Người nhà người bệnh cho biết, khi anh L.V.C đang đi xe máy thì bất ngờ ngã vào thanh sắt của hàng rào bên đường. Anh C. phải giữ tư thế bất động vì mặt bị ghim vào hàng rào để chờ các bác sĩ bệnh viện địa phương mang cưa đến cưa thanh sắt sau đó chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân hiện đã ổn định.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Vũ Trung Trực, Phó Trưởng khoa Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng huyết động ổn nhưng tinh thần hoảng loạn, chấn thương sọ não, tổn thương mắt (giãn đồng tử, liệt vận nhãn). Bệnh nhân được hội chẩn liên khoa để đánh giá vị trí của dị vật.
Sau khi thăm khám, chụp chiếu, các bác sĩ xác định thanh sắt đâm từ dưới mắt trái, xuyên qua mũi, xoang sàng, qua hốc mắt và đỉnh hốc mắt phải sau đó xuyên thủng tầng giữa nền sọ vào thùy thái dương bên phải của não. Nguy hiểm hơn, thanh sắt còn đâm xuyên qua tổ chức não chỉ cách động mạch cảnh trong là động mạch chính cấp máu cho não khoảng 5mm.
Video đang HOT
“Nếu động mạch cảnh trong bị tổn thương, thì người bệnh khó có thể duy trì được tính mạng. Ngoài ra, ở phần đầu của thanh sắt vị trí trong não có phần móc cạnh sắc, nguy cơ khi rút ra khỏi đầu bệnh nhân sẽ cắt vào mạch máu não gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc làm thế nào để có thể rút được dị vật ra đồng thời tránh được nguy cơ tổn thương mạch não là một thách thức không nhỏ đối với chúng tôi”, bác sĩ Trực nói.
Bệnh nhân được đưa vào phòng can thiệp mạch kịp thời với sự tham gia phối hợp của kíp bác sĩ đa chuyên khoa: thần kinh, tạo hình hàm mặt, mắt, chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức. Trải qua 2 giờ phẫu thuật, dị vật là thanh sắt được rút ra an toàn.
Quá trình mổ các chấn thương hàm mặt, vết thương phần ngoài của bệnh nhân đã được xử lý, nhưng vẫn cần theo dõi thêm phần xuyên qua xoang sàng, xoang hàm, hốc mũi. Khi rút dị vật ra bác sĩ tạo hình hàm mặt đã đưa meche mũi (bấc mũi) vào giúp cầm máu. Dự kiến 3-4 ngày sau mổ bệnh nhân sẽ được rút meche và tiếp tục theo dõi xử lý các biến chứng nếu có.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Thanh Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thời điểm trước khi phẫu thuật, các bác sĩ đã chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nếu mạch máu não bị tổn thương trong quá trình rút dị vật, ngay lập tức được tiến hành can thiệp cầm máu. Thậm chí, trường hợp can thiệp mạch thất bại, bệnh nhân sẽ ngay lập tức được đẩy thẳng vào phòng mổ để kíp phẫu thuật thần kinh mở hộp sọ kiểm soát.
Sau 2 ngày phẫu thuật, bệnh nhân chưa xuất hiện biểu hiện rò dịch não tuỷ và đang tiếp tục được theo dõi, đồng thời điều trị kháng sinh để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do thanh sắt. Hiện 2 mắt bệnh nhân đều nhìn rõ, mắt bên phải có tình trạng sụp mí và bị liệt vận nhãn. Dự định sau khi ổn định về hàm mặt và sọ não, bệnh nhân sẽ được chuyển viện mắt để tiếp tục điều trị.
Bệnh nhi ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam được ra viện
Bệnh nhi 7 tuổi ở Hà Nội - là ca ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam được ra viện sau hơn 1 tháng được thay trái tim mới từ một người cho chết não.
Bé L.X.H., 7 tuổi ở Hà Nội chỉ nặng vỏn vẹn 16kg, bị bệnh cơ tim giãn, suy tim giai đoạn cuối. Bé được đưa vào danh sách chờ ghép tim, bởi đây là phương pháp điều trị cuối cùng cho bé.
Trong thời gian chờ đợi nguồn tim hiến, bé bị suy tim nặng, phải dùng thuốc trợ tim liều cao liên tục nhưng tình trạng ngày càng trầm trọng, mọi phương pháp điều trị cho cháu gần như không có hiệu quả.
Cuộc sống của bé H. như ngọn đèn trước gió, tính bằng ngày. Vì thế, khi có 1 nam thanh niên chết não do tai nạn giao thông hiến tạng, khi xét nghiệm các chỉ số người hiến phù hợp với bé H., các bác sĩ quyết định sẽ dùng "món quà của chúa" để ghép cho em, dù chỉ số cơ thể của người hiến gấp 3,5 lần bệnh nhi.
Ths.BS Nguyễn Kim Dần-Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực tim mạch và lồng ngực thăm khám cho BN trước khi xuất viẹn.
Mọi chỉ số đều phù hợp, chỉ riêng chỉ số cơ thể có sự chênh lệch. Nhưng khó khăn này có thể khắc phục và bé sẽ không có thêm cơ hội để chờ đợi. Vì thế, GS.TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các chuyên gia hàng đầu của bệnh viện đã hội chẩn và quyết định ghép tim cho cháu L.X.H. Ngày 01/2/2021, cháu H. được đưa lên bàn mổ để ghép tim.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ước - Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mỗi năm cả nước chỉ có vài trường hợp chết não hiến tạng, cơ hội tìm người hiến tạng phù hợp để ghép tim cho trẻ con gần như là không tưởng. Vì vậy, những lần ghép tim cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam luôn để lại cho ông những kỷ niệm không thể nào quên. Những kỳ tích được tạo nên, người bệnh được cứu sống, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của người thầy thuốc.
Sau hơn 1 tháng được ghép tim, bé H. hoàn toàn khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn xuất viện.
Nhân viên y tế dạn do BN trước khi ra viẹn
Trước bé H., một trường hợp khác là bé N.T. Đ., 10 tuổi, ở Hà Nội cũng được ghép tim 4 năm trước thành công. Tại thời điểm đó, Đ. cũng là ca ghép tim nhỏ tuổi nhất Việt Nam. Hiện tại tình trạng sức khỏe của Đ. rất tốt và có thể phụ giúp mẹ công việc gia đình.
GS.TS Trần Bình Giang cho biết, cả 2 ca ghép tim cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam được thực hiện thành công tại Bệnh viện đều cho ê kíp bác sĩ Việt Nam thực hiện. Điều này cho thấy tay nghề, trình độ bác sĩ Việt Nam ngày càng lên cao. Tuy nhiên, nguồn tạng hiến từ người chết não còn rất khó khăn. Trong khi đó, một người chết não được thân nhân đồng ý hiến tạng có thể cứu được nhiều người bệnh suy tạng mãn phải sống cuộc sống mỏi mòn, lay lắt, phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc và máy móc.
Ông hi vọng người dân sẽ dần thay đổi quan điểm về "chết toàn thây". Những ca không may mắn bị tai nạn chết não, gia đình đồng ý hiến tạng sẽ mang lại cuộc sống mới cho nhiều người bệnh khác.
Nhận biết hội chứng ống cổ tay Hội chứng ống cổ tay, hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay hoặc hội chứng chèn ép thần kinh giữa, cần được phân biệt với tình trạng yếu vận động do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hình ảnh dây thần kinh giữa bị chèn ép - TƯ LIỆU BV HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC Theo Th.S-BS Trịnh Văn Hà,...