Cứu người đàn ông bị chém gần đứt lìa cẳng chân, sốc mất máu
Nam bệnh nhân vào nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, một cẳng chân gần đứt lìa, nguy kịch tới tính mạng.
Sáng 26/10, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang ( Hà Nội) cho biết, các bác sĩ vừa phẫu thuật cấp cứu nối cẳng chân gần bị đứt rời cho nam bệnh nhân vào nhập viện do bị chém.
Theo BS Nguyễn Văn Lâm, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, nam bệnh nhân (SN 1991, Hà Nội) vào viện trong tình trạng sốc mất máu, da nhợt trắng, mạch nhanh, huyết áp tụt, thông tin khai thác ban đầu bệnh nhân bị chém.
Qua khám và kiểm tra, các bác sĩ nhận định, đây là trường hợp sốc mất máu do vết thương mạch máu thần kinh lớn vùng khoeo chân, bệnh nhân được cấp cứu hồi sức và đẩy thẳng phòng mổ theo quy trình báo động đỏ.
Các bác sĩ đang phẫu thuật nối chân cho bệnh nhân.
Vấn đề nặng nhất của bệnh nhân không phải là chân bị đứt lìa, mà chính là tình trạng mất máu rất nặng dẫn tới sốc mất máu, nếu không được cấp cứu ban đầu tốt và phần chi không được cấp máu quá 6h, nguy cơ cắt cụt chân cao, ảnh hưởng tới sức lao động và sinh hoạt sau này.
Ngay lập tức, 2 kíp bác sĩ chuyên khoa được điều động để phẫu thuật nối mạch máu và nối thần kinh, gân, cơ xương cho người bệnh.
Trước và trong mổ, các bác sĩ đã phải truyền 3 lít máu để hồi sức và phẫu thuật cho bệnh nhân. Sau 3 ngày mổ, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đã thoát sốc, tuy nhiên cần thêm thời gian điều trị từ 2-4 tuần.
Video đang HOT
“May mắn cho bệnh nhân là tai nạn gần viện, được cấp cứu kịp thời và đẩy thẳng phòng mổ, kích hoạt báo động đỏ để các bác sĩ hiệp đồng cứu sống người bệnh”, BS Lâm cho biết.
Hà Nội: Người đàn ông phải cắt bỏ phổi trái vì làm điều này suốt 40 năm
Ca phẫu thuật được tiến hành trong khoảng 2 tiếng. Trong quá trình mổ, các bác sĩ phát hiện khối u chiếm gần hết nhu mô phổi, gây dính nhiều vào lá thành màng phổi.
Vừa qua, Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang (Hà Nội) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 64 tuổi, làm nghề xây dựng, địa chỉ tại Long Biên.
3 tuần trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện tình trạng ho khạc đờm trắng có lẫn nâu, có cảm giác sốt nhưng không đau ngực, không khó thở. Bệnh nhân tự mua thuốc uống nhưng không đỡ
Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân cho biết, các triệu chứng xuất hiện vào thời điểm 3 tuần trước khi vào viện. Bệnh nhân đã tự mua thuốc uống nhưng không đỡ. Đáng chú ý, bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào trên 40 năm.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, qua thăm khám, bệnh nhân được phát hiện khối u phổi trái. Bệnh nhân được điều trị nội trú tại Khoa Ung bướu.
Người đàn ông phải cắt bỏ phổi trái vì ung thư (Ảnh minh họa: Getty).
Quảng cáo của DTads
Tại đây, bệnh nhân được khám tầm soát như: nội soi dạ dày, đại tràng, chụp cắt lớp sọ não, cắt lớp vi tính phổi, sinh thiết xuyên thành, nội soi khí phế quản. Kết quả, các bác sĩ phát hiện tế bào lạ nghi ngờ ác tính.
Kết quả nội soi khí phế quản cho thấy, khối u xâm lấn làm tắc hoàn toàn phế quản gốc bên trái. Chụp cắt lớp vi tính phổi, X-quang phổi cho thấy khối u chiếm gần hết nhu mô phổi bên trái.
Sau khi hội chẩn với chuyên khoa mạch máu lồng ngực, gây mê hồi sức, các bác sĩ đã thống nhất ý kiến phẫu thuật cắt toàn bộ phổi trái kèm nạo vét hạch cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật được tiến hành trong khoảng 2 tiếng. Trong quá trình mổ, các bác sĩ phát hiện khối u chiếm gần hết nhu mô phổi, gây dính nhiều vào lá thành màng phổi. Các bác sĩ đã làm sinh thiết tức thì và chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy không biệt hóa. Ekip mổ đã tiến hành cắt toàn bộ phổi trái, nạo vét hạch.
Sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, còn đau ngực vết mổ. Ngày thứ 5 kể từ ca mổ, bệnh nhân đã có thể tự ngồi dậy, tự thở không cần oxy hỗ trợ, còn đau vết mổ và tràn khí nhẹ dưới da.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, mổ cắt phổi điều trị ung thư là một phẫu thuật lớn, nặng nề cả về mặt ngoại khoa và gây mê hồi sức. Ca mổ đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm chuyên sâu về phẫu thuật lồng ngực tim mạch.
Đây cũng là ca cắt toàn bộ phổi đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết: "Bệnh lý ung thư phổi là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới và nguyên nhân chủ yếu do hút thuốc lá. Bệnh sẽ được điều trị tốt nếu được phát hiện sớm, phẫu thuật sớm".
Ung thư phổi là một căn bệnh khó phát hiện sớm, bởi những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh về phổi thông thường. Không chỉ vậy, ở giai đoạn đầu của bệnh, ung thư phổi thường không có biểu hiện cụ thể gì.
Chỉ đến khi khối u phát triển mạnh và bắt đầu di căn mới có biểu hiện rõ rệt. Người bệnh lúc này sẽ bị ho dai dẳng, ho nặng kéo dài kèm theo ra máu. Khó thở, thở gấp, đau thắt ngực, giọng nói khàn,... cùng với đó là cảm giác mệt mỏi, sút cân bất thường mà không rõ nguyên nhân.
Để có thể chủ động phát hiện sớm và phòng tránh ung thư phổi, bạn có thể thực hiện những cách sau:
- Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi thường xuyên có khói thuốc lá.
- Hạn chế việc đưa các chất kích thích (rượu, bia) vào cơ thể.
- Chủ động rèn lối sống lành mạnh cho bản thân bằng cách rèn luyện thể lực, tập các bài tập thở để nâng cao thể trạng.
- Tránh xa môi trường nhiều không khí ô nhiễm. Sử dụng khẩu trang khi phải làm việc hoặc di chuyển tại những khu vực có nhiều khói bụi.
- Nếu có những biểu hiện bất thường ở hô hấp, diễn ra liên tục trong thời gian dài, cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
- Tiến hành tầm soát sớm ung thư phổi định kỳ bằng cách làm xét nghiệm kiểm tra các chỉ số liên quan trực tiếp đến những căn bệnh ung thư thường gặp.
Báo động đỏ cứu sản phụ 22 tuổi ở miền núi suýt chết vì vỡ tử cung Chị S. 22 tuổi mang thai lần 2 ở tuần thứ 37, nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, da xanh, niêm mạc nhợt, chẩn đoán sốc mất máu do vỡ tử cung. Sản phụ được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Sa Pa (Lào Cai) hôm 4/10. Chị S. trú tại thôn Móng Sến 1,...