Cựu ngôi sao điền kinh đột tử khi tắm nắng
Làng thể thao nước Anh ngỡ ngàng trước sự ra đi của Donna Hartley-Wass.
Donna Hartley-Wass từng được coi là “cô gái vàng” của điền kinh Vương quốc Anh trong thập kỷ 70 ở thế kỷ trước. Bà đã 2 lần giành huy chương vàng trong giải đấu của Khối thịnh vượng chung ở Canada năm 1978 (400m và 4×400m tiếp sức) và huy chương đồng Olympic Moscow 1980 ở cự ly 4×400m tiếp sức. Ngôi sao một thời của môn điền kinh đã đột ngột qua đời ở tuổi 58 khi đang tắm nắng trong khu vườn tại nhà của bà.
Hartley-Wass là “cô gái vàng” của điền kinh Vương quốc Anh một thời
Sau khi giải nghệ Hartley-Wass có trở thành nhà vô địch thể hình vào đầu những năm 80, sau khi được Hoàng gia Anh tặng huân chương cao quý MBE năm 1979 dành cho những vận động viên có đóng góp to lớn cho thể thao Vương quốc Anh.
Video đang HOT
Hartley-Wass từng là nhà vô địch thể hình
Diễn viên hài Bobby Knutt, chồng của Donna, vô cùng đau buồn trước cái chết đột ngột của vợ. Người đàn ông 67 tuổi cho biết: “Chúng tôi đã kết hôn 26 năm và chưa bao giờ có một lần xích mích. Bà ấy là tình yêu lớn nhất của đời tôi. Không ai có thể thay thế bà ấy, một con người tuyệt vời nhất thế giới. Mọi người yêu bà ấy. Đó thực sự là một nữ hoàng.”
Hartley-Wass và người chồng Bobby Knutt đã sống hạnh phúc 26 năm
Hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao Donna Hartley-Wass qua đời vì không có dấu hiệu liên quan tới tim mạch hay ngộ độc. Giả thiết Hartley-Wass qua đời vì tắm nắng được đặt ra khi có thể bà đã bị cảm nắng và đột tử do ở ngoài trời quá lâu.
Theo TTVH
HLV Bùi Lương: Gần 80 tuổi vẫn chạy tốt
Ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, sức khỏe ông Bùi Lương chẳng thua gì lũ trẻ trâu mười tám đôi mươi.
HLV Bùi Lương đào tạo nhiều lứa VĐV tài năng cho điền kinh Việt Nam. Ảnh: Mai Hương.
Ít ai ngờ ở cái tuổi 76, HLV Bùi Lương vẫn chạy hàng chục km mỗi ngày để rồi mỗi năm ông già có tướng nhỏ thó ấy, lại xuất hiện trong vai trò một HLV tại giải Việt dã hay thậm chí là giải điền kinh vô địch quốc gia. Đáng nể hơn, các học trò dưới sự dẫn dắt của ông đều giành những chiến tích vang dội.
HLV Bùi Lương từng nói một câu bất hủ: "Tôi có đến chết mới hết chạy". Câu nói khiến bất cứ HLV hay VĐV điền kinh cũng phải kính nể. Mà ông Lương chạy không thường chút nào, toàn marathon -một nội dung "hành xác" trong môn điền kinh.
Ông Lương nói vui: "Không hiểu sao, càng ngày tôi càng khỏe ra, thế mới lạ". Ông Lương tâm sự, mỗi ngày ông vẫn dậy từ tờ mờ sáng chạy gần chục cây số. Tối trước khi ngủ, ông "khuyến mãi" thêm vài tiếng đi bộ nữa. Cái lịch sinh hoạt ấy cứ như một cỗ máy lập trình sẵn, chạy trơn tru suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Điền kinh đã ăn vào máu ông rồi. Vì thế mà cứ nghe ở đâu cần gây dựng phong trào điền kinh, nhất là môn chạy đường dài, là ông có mặt. Ở cái tuổi của ông, làm việc chỉ bởi tâm huyết. "Tôi thấy mình có trách nhiệm là phải truyền đạt kinh nghiệm mấy chục năm qua cho thế hệ HLV trẻ cũng như các VĐV, dù sức lực mình không còn tốt như trước nữa", HLV Bùi Lương tâm sự.
Dưới bàn tay dẫn dắt của HLV Bùi Lương, đã sản sinh ra nhiều lứa VĐV tài năng như Đoàn Nữ Trúc Vân, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Văn Toản, Nguyễn Thị Huyền, Đặng Thị Tèo... Kể từ khi nghỉ đội tuyển, Bùi Lương vẫn tiếp tục gắn với nghiệp huấn luyện ở các địa phương. Từ Hà Nội, Vĩnh Phúc cho đến đội Biên Phòng và giờ là Bình Phước. Đi đến đâu, HLV Bùi Lương cũng tạo được dấu ấn với những tấm HC vàng tại các giải quốc gia, cùng với một phong trào điền kinh được gây dựng bài bản, vững chắc. Còn nhớ tại giải vô địch quốc gia năm ngoái, ông Lương huấn luyện một VĐV chuyên... leo núi thành một VĐV marathon chỉ trong vài tháng và đạt ngay tấm HC vàng, khiến tất cả phải kinh ngạc, ngả mũ bái phục ông. Nhiều người tò mò hỏi ông sao ở cái tuổi "gần đất xa trời" rồi mà vẫn khoẻ thế, vẫn "máu" thế. Lần nào cũng vậy, ông nhoẻn miệng cười dí dỏm: "Thế mới là Bùi Lương chứ".
Điền kinh là niềm đam mê, ăn vào máu của chàng trai Bùi Lương vài chục năm trước. Ảnh: TL.
Gần cả đời người theo nghiệp điền kinh, cống hiến nhiều và ghi dấu ấn cũng nhiều, ông Bùi Lương là người chứng kiến mọi thăng trầm của điền kinh Việt Nam. Chưa bao giờ HLV lão làng Bùi Lương cảm thấy lo lắng cho điền kinh Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Theo ông, nếu ngành thể thao không làm quyết liệt hơn về phát hiện, đầu tư cho lứa trẻ và đội tuyển quốc gia, sẽ mất đi thế mạnh của mình trong thời gian gần. "Không chỉ có tôi mà rất nhiều người thấy rõ sự đi xuống của điền kinh nước nhà. Không hiểu khi lứa thế hệ vàng như Trương Thanh Hằng, Vũ Thị Hương... nghỉ thi đấu, chúng tai sẽ còn ai để gánh vác trọng trách giành HC vàng tại đấu trường khu vực. Điền kinh Việt Nam đang đánh mất mình từ khâu tuyển chọn, đào tào và nâng cao cho các VĐV mũi nhọn. Và nếu chúng ta không khắc phục điều này, hậu quả như thế nào chắc ai cũng biết", ông Lương tâm sự.
"Đã nhiều năm dẫn dắt các đội tuyển thi đấu, tôi thấy chất lượng các giải trẻ ngày một đi xuống. Không phủ nhận các địa phương, đặc biệt là những trung tâm lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng đang có những cố gắng nhất định nhưng vẫn chưa đủ tạo sức bật cho các VĐV. Tôi lấy ví dụ Hà Nội là đơn vị có điều kiện nhất nước. Họ có hệ thống tuyển chọn tuyến dưới tốt, có kinh phí nhiều nên quanh năm có VĐV đi tập huấn ở nước ngoài, nhưng thành tích tại giải vô địch quốc gia đang cho thấy sự báo động. Điền kinh Việt Nam từ năm 2003 đến gần đây luôn giành thành tích cao ở đấu trường khu vực. Tuy nhiên, dường như điền kinh Việt Nam chưa theo đúng quy luật tre già măng mọc mà hiện nay, măng vẫn chưa mọc kịp. Nhưng phải nhìn nhận một thực tế đáng buồn là trong điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay, cộng thế chế độ dinh dưỡng, lương cho các VĐV và HLV thì có muốn mọc cũng rất khó", ông già gần 80 tuổi trăn trở.
Theo Ngoisao
Sao điền kinh dạy nhảy "Mobot" Đây chính là điệu nhảy sôi động xuất hiện tại Olympic London 2012. VĐV điền kinh Mo Farah đã đi vào lịch sử của thể thao Vương quốc Anh khi là người đầu tiên chinh phục cả hai cự ly 5.000m và 10.000m trong một kỳ Thế vận hội để mang về cho xứ sở sương mù tại Olympic London 2012. Và tên...