Cựu Ngoại trưởng Ukraine: Kiev đang có vị thế mạnh nhất trong lịch sử
Quan chức từng đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine cho rằng vị thế của nước này đang mạnh nhất trong lịch sử khi thảo luận về khả năng đàm phán với Nga.
Cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Reuters).
Cựu Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba chia sẻ với Kyiv Independent về tình hình hiện tại của Kiev trong cuộc chiến với Nga và con đường dẫn đến hòa bình. Ông nhấn mạnh rằng, mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn, Ukraine đang trong một vị thế mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.
Ông Kuleba cáo buộc Nga không tìm kiếm hòa bình thực sự mà muốn các quốc gia khác phải nhượng bộ để có thể khởi động các cuộc thương lượng.
Tuy nhiên, ông Kuleba nhận định Ukraine không còn là quốc gia yếu đuối của quá khứ mà đã trở thành một lực lượng mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ các đồng minh quốc tế.
“Khi chúng ta nhìn vào Ukraine từ góc nhìn của các tiêu đề tin tức và phương tiện truyền thông xã hội ngày nay, chúng ta có thể cảm thấy sự kiệt sức, mệt mỏi. Nhưng khi chúng ta nhìn kỹ lại, Ukraine đang ở vị thế mạnh nhất trong lịch sử của mình”, ông bày tỏ.
Video đang HOT
“Lần đầu tiên sau hàng trăm năm, chúng ta có nhà nước, quân đội và lãnh đạo mạnh mẽ. Với tất cả các cuộc thảo luận diễn ra, chúng ta có sự thống nhất quốc gia và bản sắc dân tộc và chính trị rõ ràng. Lần đầu tiên, chúng ta thống nhất trong thái độ đối với Nga”, cựu Ngoại trưởng cho hay.
Theo ông, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Ukraine sở hữu một nhà nước mạnh mẽ, một quân đội vững chắc, và sự đoàn kết quốc gia chưa từng có. Các đối tác quốc tế, dù vẫn có những hạng mục chưa hỗ trợ kịp thời, nhưng đã cung cấp viện trợ đáng kể cả về kinh tế lẫn quân sự cho Ukraine trong nhiều năm qua.
Ông Kuleba lập luận rằng chiến thắng của Ukraine chỉ có ý nghĩa nếu Nga thực sự “thua cuộc”. Ông cáo buộc rằng nếu Nga “thua hoàn toàn”, Moscow sẽ sớm tìm cách phát động một cuộc chiến mới.
Ông cũng cho biết, hòa bình phải đi kèm với an ninh dài hạn, và Ukraine gia nhập NATO là cách duy nhất để ngăn chặn chiến sự tái diễn.
Ông cũng kêu gọi, phương Tây gia tăng trừng phạt để duy trì áp lực dồn dập lên Nga. Ông cho rằng, các bên cần tăng cường các lệnh trừng phạt kinh tế, đặc biệt là nhắm vào nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.
Ngoài ra, phương Tây cần ngăn chặn các lỗ hổng mà Nga đang lợi dụng để né tránh trừng phạt và đảm bảo rằng hỗ trợ quân sự cho Ukraine không bị trì hoãn bởi nỗi sợ “lằn ranh đỏ” mà Nga đặt ra.
Ông nhấn mạnh toàn vẹn lãnh thổ phải là mục tiêu ưu tiên. Ông cảnh báo rằng việc từ bỏ bất kỳ phần lãnh thổ nào sẽ là dấu chấm hết cho nhà nước Ukraine, vì Nga sẽ tiếp tục muốn có thêm đất đai nếu Ukraine chấp nhận nhượng bộ.
Theo ông, với những điều kiện hiện có, bao gồm quân đội mạnh mẽ, sự đoàn kết quốc gia và sự hỗ trợ từ các đồng minh quốc tế, Ukraine có cơ hội chưa từng có để chiến thắng và tạo dựng hòa bình lâu dài.
Ông Kuleba nhấn mạnh rằng Ukraine đang ở trong vị thế mạnh mẽ nhất để chiến thắng, với sự đoàn kết dân tộc, sức mạnh quân đội và hỗ trợ từ quốc tế. Ông nhận định, Ukraine có cơ hội lịch sử để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng một tương lai hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Cựu Ngoại trưởng Ukraine bình luận về khả năng xung đột với Nga kết thúc sớm
Theo cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, 'chìa khóa hòa bình nằm ở Moscow, không phải ở Kiev'.
Cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: Reuters
Cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ngày 24/11 cho rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ không kết thúc nhanh chóng ngay cả khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.
"Tôi không cho rằng xung đột sẽ kết thúc nhanh chóng", ông Kuleba nói trong một chương trình của CNN.
Ông Kuleba cho biết có 3 yếu tố chính để đưa ra nhận định trên.
"Điều tôi biết chắc chắn là thứ nhất, ông Zelensky sẽ không từ bỏ dù phải chịu áp lực. Thứ hai, Ukraine sẽ không đồng ý với bất kỳ giải pháp nhanh chóng nào. Và thứ ba, quan trọng nhất, tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng chìa khóa cho hòa bình nằm ở Moscow, không phải ở Kiev".
Zakaria, người dẫn chương trình của CNN, đã hỏi ông Kuleba rằng liệu có lo ngại ở Ukraine về việc ông Trump và chính quyền mới của Mỹ sẽ thúc đẩy Ukraine chấp nhận một kế hoạch hòa bình, trong đó Kiev phải nhượng lại vùng lãnh thổ hiện do lực lượng Nga kiểm soát hay không.
Trong khi nói Ukraine "không mấy lạc quan" về chính quyền sắp tới của ông Trump, ông Kuleba cho rằng câu hỏi cần phải đảo ngược lại thành Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể chấp nhận điều gì để đảm bảo lệnh ngừng bắ.n.
"Với sự tôn trọng tối đa, chúng ta không nên bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những gì Ukraine sẵn sàng chấp nhận", cựu Ngoại trưởng Ukraine nói.
Ông Kuleba cũng được hỏi, liệu việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik có khiến người Ukraine sợ hãi hay không.
"Tôi sẽ không che giấu rằng người dân Ukraine đang lo lắng về cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa Oreshnik và tuyên bố của ông Putin rằng sẽ có thêm các cuộc tấ.n côn.g khác tương tự", ông Kuleba nói.
Nga chưa lên tiếng về bình luận của cựu Ngoại trưởng Ukraine.
EU vẫn bất đồng về phân bổ 6 tỷ euro viện trợ cho Ukraine Ngày 29/8, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho biết EU vẫn chưa thể phân bổ 6 tỷ euro (6,6 tỷ USD) từ Quỹ Hòa bình châu Âu để chi trả cho các nguồn cung cấp vũ khí cho Ukraine với lý do các quốc gia thành viên trong...