Cựu Ngoại trưởng Philippines đề xuất đưa phán quyết Biển Đông ra Liên hợp quốc buộc Trung Quốc tuân thủ
Cựu Ngoại trưởng Philippines cho rằng Manila nên đưa phán quyết Biển Đông ra kỳ họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York.
“Phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tuần tới sẽ là cơ hội tuyệt vời để Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế trong việc buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài về vấn đề Biển Đông”, cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh.
Phiên họp thường kỳ lần thứ 74 của Đại hội đồng Liên hợp quốc hôm 17/9 khai mạc tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York. Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phát biểu trước Đại hội đồng để trình bày quan điểm của họ về các vấn đề mà họ quan tâm.
“Khi Philippines phát biểu vào ngày 28/9, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi tiến lên vị trí của mình trong phán quyết của Tòa Trọng tài. Đại hội đồng là một địa điểm tuyệt vời bởi tất cả các quốc gia sẽ lắng nghe và Philippines có thể đưa ra trường hợp để Liên hợp quốc xác nhận lại rằng luật pháp phải được tuân thủ”, ông Rosario nhấn mạnh.
Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. (Ảnh: Inquirer).
Cựu Ngoại trưởng Philippines trích dẫn trường hợp của Nicaragua, quốc gia kiện Mỹ ra Toà án công lý quốc tế đòi bồi thường cho các hoạt động bán quân sự của Mỹ nhằm chống lại chính phủ quốc gia Trung Mỹ này.
“Việc Nicaragua nhờ đến sự can thiệp của Liên hợp quốc giúp thu về các ý kiến ủng hộ trên toàn cầu. Mỹ cuối cùng phải cung cấp một gói viện trợ đáng kể cho Nicaragua dù ban đầu phớt lờ các nghị quyết của Liên hợp quốc”, ông Rosario cho hay.
“Trong trường hợp của chúng ta, phán quyết của Tòa Trọng tài là một chiến thắng áp đảo không chỉ đối với Philippines mà còn đối với toàn thế giới. Trừ khi chúng tôi cho phép, Trung Quốc không thể tuyên bố Biển Đông là hồ của riêng mình”, vị cựu Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh.
Video đang HOT
Cũng theo ông Rosario, nhiều quốc gia bày đã bày tỏ ủng hộ phán quyết Biển Đông. Liên minh châu Âu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ, Nhật Bản, Australia nhiều lần nhấn mạnh việc áp dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột và tôn trọng luật pháp.
“Như chúng ta từng nói trước đây, sẽ mất nhiều thời gian và công sức”, ông nhấn mạnh.
Người từng đứng đầu ngành ngoại giao Philippines khẳng định các hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian qua như vi phạm trắng trợn vùng đặc quyền kinh tế, quấy rối ngư dân, đâm tàu cá của ngư dân, đe dọa các tàu Philippines ở các đảo buộc Manila phải được đưa ra Liên hợp quốc.
“Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế và không tuân thủ phán quyết hợp pháp của tòa án quốc tế. Điều này làm suy yếu nền tảng của sự ổn định, hòa bình và an ninh của cộng đồng quốc tế”, ông Rosario nói thêm.
(Nguồn: Philstar)
SONG HY
Theo VTC
Phó Tổng thống Philippines: Bán tương lai lấy một thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc là đáng xấu hổ
Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo khẳng định tuyên bố phớt lờ phán quyết Biển Đông của Tổng thống là đáng thất vọng và cực kỳ vô trách nhiệm.
Bà Robredo dẫn lại quan điểm trước đó của Ngoại trưởng Philippines rằng không nhất thiết phải đánh đổi phán quyết Biển Đông để theo đuổi các cuộc thăm dò chung với Trung Quốc.
"Tham gia vào bất cứ thỏa thuận nào không nên trả giá bằng việc duy trì các quyền của chúng ta đối với Biển Đông. Đảm bảo tương lai tốt đẹp cho thế hệ sau là một trong những trọng trách quan trọng và khó khăn nhất của bất cứ chính quyền nào", bà nói.
Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo. (Ảnh: OVP)
Nữ chính khách Philippines khẳng định việc bán tương lai để lấy một thỏa thuận khí đốt với Trung Quốc là một cách đáng xấu hổ để từ bỏ trách nhiệm đó.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi khi Tổng thống Duterte cho biết Manila có thể phớt lờ phán quyết Biển Đông để nhường chỗ cho việc thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc.
Bà Robredo cũng nhấn mạnh lập luận của ông Duterte rằng Philippines chỉ có 2 lựa chọn hoặc đầu hàng hoặc xung đột với Trung Quốc là không chính xác.
"Việc khẳng định chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế của Philippines không kéo theo chiến tranh. Điểm tựa mạnh nhất trong các tuyên bố chủ quyền của Philippines phải là sự nhất quán trong các cuộc đàm phán và trong các tuyên bố của quan chức hàng đầu của chúng ta", bà nhấn mạnh.
Phó Tổng thống Philippines cảnh báo chính sách của ông Duterte sẽ ảnh hưởng không chỉ với phần còn lại trong nhiệm kỳ của ông mà còn đối với các chính quyền tiếp theo.
"Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống không chỉ của thế hệ người Philippines hiện nay, mà còn là thế hệ con em chúng ta. Chúng ta phải đảm bằng rằng chúng ta sẽ không đánh đổi lợi ích lâu dài của quốc gia và thể hệ tương lai chỉ vì lợi ích ngắn hạn", bà nhấn mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên tối 10/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết tại cuộc gặp giữa ông và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh cuối tháng 8, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết sẽ để Philippines hưởng phần lớn hơn trong đề xuất chia sẻ tài nguyên ở Biển Đông theo tỷ lệ 60:40.
Đổi lại, Bắc Kinh muốn Manila gạt phán quyết Tòa trọng tài sang 1 bên.
" Đặt phán quyết sang một bên, chúng tôi sẽ cho phép mọi người kết nối với các công ty Trung Quốc", ông Duterte thuật lại lời của ông Tập.
" Chúng tôi chấp nhận để các ông hưởng 60%: Đó là lời hứa của ông Tập. Họ sẽ chỉ nhận được 40%", nhà lãnh đạo Philippines nói thêm.
Mặc dù Phủ Tổng thống Philippines sau đó đính chính rằng, ý của ông Duterte là tạm thời gạt sang một bên chứ không phải từ bỏ hoàn toàn phán quyết Biển Đông nhưng tuyên bố của người đứng đầu Philippines vẫn vấp phải những chỉ trích gay gắt của dư luận và chính giới nước này.
(Nguồn: Philstar)
SONG HY
Theo VTC
Thẩm phán Philippines: Gác lại phán quyết Biển Đông chẳng khác nào từ bỏ Bất kỳ sự chấp nhận hoặc ngụ ý chấp nhận nào cũng có thể dẫn đến việc đánh mất chủ quyền - theo thẩm phán Philippines. Phó Chánh án Tòa Tối cao Philippines Antonio Carpio ngày 13/9 cho biết việc " gạt sang một bên" phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế năm 2016 về Biển Đông cũng đồng nghĩa với việc...