Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bị gọi hầu tòa
Ngày 4/3, một Ủy ban thuộc Hạ viện Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát đã gửi trát hầu tòa yêu cầu cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phải cung cấp tất cả các thư điện tử cá nhân trong thời gian đương nhiệm (2009 – 2013).
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (Ảnh: AFP)
Đây được cho là động thái nhằm hạ uy tín của nữ chính trị gia này trước thời điểm diễn ra cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016.
Trát hầu tòa được đưa ra trong bối cảnh Ủy ban đặc biệt của Hạ viện Mỹ đang tiến hành điều tra vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Benghazi của Lybia hồi tháng 9/2012 lam Đại sứ Mỹ cùng 3 quan chức ngoại giao dưới quyền thiệt mạng.
“Trong vòng hai tuần, bà Hillary sẽ phải giao nộp mọi thông tin trong hòm thư điện tử liên quan đến vụ việc tại Lybia khi bà đang giữ chức ngoại trưởng vào thời điểm đó”, Giám đốc truyền thông của Ủy ban điều tra Jamal Ware cho biết.
Ngoài việc “chĩa mũi dùi” vào bà Hillary, Ủy ban điều tra cũng yêu cầu tất cả các cá nhân liên quan khác phải cung cấp những thông tin cần thiết, đồng thời đề nghị các công ty Internet bảo mật mọi tài liệu liên quan đến cuộc điều tra.
Video đang HOT
Trước đó, hàng loạt tờ báo Mỹ đã cho đăng tải thông tin về việc bà Hillary đã dùng tài khoản cá nhân để xử lý việc công trong suốt 4 năm giữ cương vị Ngoại trưởng Mỹ, thay vì phải dùng tài khoản email chính thức do chính phủ cấp theo luật định.
Tờ New York Times cho rằng nữ chính khách này có thể đã vi phạm Luật dự trữ liên bang vì hành động trên.
Tờ báo cũng cho biết trợ lý của bà Hillary không hề có các biện pháp bảo mật email của bà Hillary trong hệ thống máy chủ của Bộ Ngoại giao Mỹ, một yêu cầu bắt buộc trong Luật dự trữ liên bang.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã lên tiếng bảo vệ bà Hillary.
“Không hề có điều khoản nào cấm sử dụng tài khoản cá nhân để xử lý các công việc chính phủ, miễn là mọi thông tin đều được bảo mật”, bà Marie Harf khẳng định.
Các nhà lập pháp Mỹ và những người trung thành với đảng Dân chủ cũng cố gắng chứng minh hành động của bà Hillary không có gì bất bình thường.
Theo họ, một trong những người tiền nhiệm của bà Hillary là ông Colin Powell cũng từng dùng tài khoản email cá nhân để xử lý việc công. Hay cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cũng không dùng tài khoản chính thức trong thời gian đương chức của mình.
Bà Hillary chưa đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến vụ việc.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định vụ việc có thể khiến nữ chính khách này gặp nhiều khó khăn và thách thức khi tham gia tranh cử vào Nhà Trắng trong cuộc bầu cử năm 2016.
Bà Hillary đang được coi là ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu chọn vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ vào năm tới, thay Tổng thống Barack Obama sau hai nhiệm kỳ liên tiếp làm ông chủ Nhà Trắng.
Vũ Anh
Theo Dantri/ AP
Snowden tiếp tục tiết lộ chương trình gián điệp của New Zealand
Cơ quan gián điệp điện tử của New Zealand được cho là đã chặn thư điện tử cũng như các cuộc gọi qua điện thoại di động và cố định.
Theo các tài liệu do cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden công bố hôm nay (5/3), chính phủ New Zealand đã tiến hành các hoạt động gián điệp điện tử đối với một số quốc đảo Thái Bình Dương láng giềng và Indonesia cũng như chia sẻ thông tin tình báo với các đồng minh quốc tế.
Cựu nhân viên tình báo Mỹ Snowden (ảnh: New Yorker)
Theo những tài liệu ghi chép từ năm 2009 này, cơ quan gián điệp điện tử của New Zealand đã chặn thư điện tử cũng như các cuộc gọi qua điện thoại di động và cố định, tin nhắn trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác ở các quốc đảo nhỏ trên Thái Bình Dương như Fiji, Samoa, Quần đảo Solomon và Polynésie thuộc Pháp.
Các thông tin do Cục An ninh Truyền thông chính phủ New Zealand (GCSB) thu thập đã được chia sẻ với Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ cũng như các đồng nghiệp ở Australia, Anh và Canada, tạo thành mạng lưới tình báo "Năm đôi mắt" (Five Eyes).
Thủ tướng New Zealand John Key đã từ chối bình luận về thông tin này song cho rằng đây là hành động sai trái.
Cục An ninh Truyền thông New Zealand cũng không có phản ứng nào sau thông tin trên. Vai trò Cục An ninh Truyền thông New Zealand đã trở thành một trong những chủ đề nóng của các cuộc tranh luận trước tổng tuyển cử năm ngoái khi các tài liệu của cựu nhân viên an ninh Mỹ Edward Snowden tiết lộ rằng cơ quan này đang lên một kế hoạch theo dõi trên diện rộng ở trong nước. Theo luật pháp New Zealand, Cục An ninh Truyền thông không được phép theo dõi công dân nước này trừ khi được chính phủ cho phép nhưng cơ quan này không bị hạn chế các hoạt động ở nước ngoài./.
Diệu Hương Theo Reuters
Theo_VOV
Biển Đông 2015: Đảo nhân tạo sẽ làm "dậy sóng"? Trái hẳn với những tuyên bố hòa dịu mà giới lãnh đạo Trung Quốc không ngừng đưa ra, đặc biệt là từ cuối năm 2014 đến nay, những gì đang diễn ra trên biển Đông lại là một bức tranh đối lập. Hình ảnh những đá, bãi ngầm đang được nước này xây dựng và mở rộng tại biển Đông trong 2015 cho...