Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton: Hết đường vào Nhà Trắng?
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang ở tâm điểm của một cuộc tranh cãi về việc bà sử dụng tài khoản email cá nhân cho công vụ trong thời gian làm tại Bộ Ngoại giao. Vụ bê bối này có thể sẽ ảnh hưởng tới quyết định tranh cử tổng thống của bà Clinton, nhân vật được xem là đang dẫn đầu cuộc đua tiến về Nhà Trắng năm 2016.
Bà Clinton đang check mail bằng điện thoại tại một phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ năm 2012
Báo The New York Times mới đây tiết lộ rằng bà Hillary Clinton sử dụng email cá nhân trong tất cả những cuộc trao đổi thư từ qua lại, thay vì phải sử dụng email của Bộ Ngoại giao, tức là email nằm trong hệ thống của chính phủ liên bang Mỹ. Sau đó, nhân viên ban tham mưu của bà lên tiếng xác nhận, nhưng họ cũng nói rất rõ là bà cựu Ngoại trưởng không vi phạm luật lệ mà Bộ Ngoại giao đặt ra. Không chỉ nói điều đó, dàn tham mưu của bà Clinton đang lựa những email mang nội dung trực tiếp liên quan đến công việc để nộp lại cho Bộ Ngoại giao, nói là họ chỉ giữ lại những email mang tính cá nhân.
Thoạt đầu ai cũng nghĩ rằng tất cả nhân viên làm việc cho chính phủ liên bang đều có email của chính phủ, nhưng tờ The New York Times cho hay với trường hợp của bà Clinton thì không. Tờ báo nói rằng bà Clinton không có email của Bộ Ngoại giao (chấm dứt bằng chữ state.gov) mà chỉ có email riêng. Khác biệt giữa hai loại email này là tất cả email chính phủ đều tự động được giữ lại và sử dụng làm tài liệu khi cần thiết, còn email cá nhân thì người làm chủ sẽ giữ, chính phủ không biết tới.
Báo chí Mỹ cho hay một tuần lễ trước ngày nhậm chức ngoại trưởng, bà Clinton cho đặt ngay trong nhà của bà ở New York một “server” để nhận và gửi email. Nhật báo The Washington Post còn nói hệ thống email cá nhân của bà Clinton là clintonemail.com, nhưng chưa rõ ngoài email này, bà còn có địa chỉ email nào khác hay không, chẳng hạn như gmail, yahoo…
ến giờ vẫn chưa thể khẳng định bà Clinton có vi phạm luật lệ liên bang hay không khi dùng email cá nhân cho công việc của chính phủ, vì chưa thấy ai nói tới những lỗi mà bà Clinton đã phạm phải. Mọi người đang phân tích luật lệ, trước khi nói bà đã phạm những lỗi nào. Xin được nói thêm là chính phủ liên bang Mỹ áp dụng luật Lưu trữ Hồ sơ (Federal Records Act) và tất cả những email của chính phủ đều được lưu trữ trong công khố, còn email cá nhân như trường hợp của bà Clinton thì chính bà là người giữ, vì được lưu lại trong “server” riêng của bà.
Được biết, với các viên chức giữ vai trò quan trọng trong chính phủ Mỹ, họ có một hệ thống email riêng, được gọi là “hệ thống liên lạc mật”, chẳng hạn như khi liên lạc với Tổng thống, với Bộ trưởng Quốc Phòng, với người điều hành Hội đồng An ninh Quốc gia… Bà Clinton sử dụng hệ thống trao đổi thư nội bộ này khi cần liên lạc với các tòa đại sứ, các quốc gia, bà lại sử dụng một hệ thống khác nữa, thường được gọi là “diplomatic cable”. Theo lời phát ngôn viên Nick Merrill của bà Clinton thì bà “làm rất đúng nguyên tắc”, ý muốn nói là những chuyện quan trọng bà sử dụng hệ thống trao đổi tin tức nội bộ, còn email cá nhân chỉ được bà sử dụng cho những chuyện không mang tính quốc gia, đại sự.
Theo phát ngôn viên Merrill thì trước bà Clinton, các vị ngoại trưởng khác đã làm điều này, tức là đã có người sử dụng email cá nhân, nhưng ông không nói rõ những vị ngoại trưởng đó là ai, cũng không cho biết những người đó sử dụng cả email của Bộ Ngoại giao và email cá nhân, hay chỉ sử dụng email riêng như bà Clinton đã làm.
Trích dẫn lời một viên chức giấu tên của Bộ Ngoại giao, đài truyền hình ABC cho hay ba vị tiền nhiệm của bà Clinton “mỗi người sử dụng email một khác”, chẳng hạn như bà Condoleeza Rice “chỉ sử dụng email của Bộ Ngoại giao”, ông Colin Powell “sử dụng email của bộ cho công việc của chính phủ, email cá nhân cho những việc mang tính cá nhân”, còn bà Madeleine Albright thì “không hề sử dụng email”.
Video đang HOT
Theo phát ngôn viên Jen Psaki, Bộ Ngoại giao Mỹ đang lưu trữ rất nhiều tài liệu liên quan đến bà Clinton và công việc bà đã làm, trong đó có cả những email trao đổi nội bộ và “diplomatic cable”, nhưng bà Psaki không cho biết bộ này có giữ những email bà Clinton sử dụng qua hộp thư email cá nhân hay không.
Một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao là Marie Harf thì nói là “không có quy định nào cấm cản sử dụng email cá nhân” để giải quyết công việc của chính phủ, miễn là “cuối cùng tất cả những email đó đều được lưu trữ lại trong công khố”. Nhưng bà Marie Harf không dám chắc là bà Clitnon đã nộp cho công khố tất cả những email cá nhân mà bà đã dùng để giải quyết công việc chính phủ hay chưa.
Liệu hệ thống email cá nhân của bà Clintin có bị tấn công tin tặc không? ây cũng là câu hỏi chưa được trả lời. Báo chí Mỹ chưa biết mức độ an ninh của hệ thống email cá nhân của bà cựu Ngoại trưởng Mỹ như thế nào, đã bị tin tặc tấn công lần nào hay chưa, hoặc có an toàn như hệ thống của chính phủ không. Chính phát ngôn viên Harf cũng không trả lời được câu hỏi này, chỉ nói với báo chí là “quý vị nên hỏi thẳng bà Clinton”.
Đảng Cộng hòa đang cố làm lớn vụ tranh cãi này trong lúc Đảng Dân chủ đang hướng tới điều mà họ mong đợi là việc khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Clinton vào cuối năm nay.
Nghị sĩ Jeb Bush của đảng Cộng hòa đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng chuyện bà Clinton sử dụng email cá nhân và không nộp cho chính phủ sau khi rời nhiệm sở là điều chứng tỏ “thiếu minh bạch”. Cũng có một vài đồn đãi cho rằng chuyện đang gây ồn ào sẽ đẩy bà Clitnon tới chỗ sẽ phải tuyên bố tranh cử tổng thống sớm hơn, để dư luận không chú ý tới chuyện email, mà sẽ dồn chú ý vào chuyện bà hơn ai, thua ai, hơn điểm nào, thua điểm nào, có thắng cử được hay không…
Nhưng điều không thể chối cãi được là bất cứ điều gì bà Clinton làm đều có người khen, kẻ chê, người ủng hộ, kẻ chống đối, và càng gần đến năm 2016 chuyện này càng rõ rệt hơn. Các nhà quan sát nói rằng với trường hợp của bà Clinton, “nước Mỹ có sẵn một tập thể cử tri ủng hộ bà làm tổng thống, những cũng có sẵn một lực lượng cho rằng bà Clinton là người không thể tin tưởng được, họ luôn luôn nghĩ là bà ta giấu giếm một điều gì đó”.
Các nhà phân tích khác cho rằng cuộc tranh cãi về email có thể là dấu hiệu rắc rối chính trị cho bà Clinton. Nhà phân tích chính trị kỳ cựu Tom DeFrank nói: “Nói họ (gia đình Clinton) có sở thích giữ bí mật là một cách nói nhẹ đi thôi. Họ bị ám ảnh với bí mật và điều này đưa vào câu chuyện về gia đình Clinton luôn tạo ra một đường phân chia giữa khủng hoảng và thảm họa. Ý tôi là điều này không khôn ngoan”.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy bà Clinton cho tới nay là ứng cử viên tổng thống được yêu thích của Đảng Dân chủ. Nhưng chuyện email khiến cho đảng Dân chủ cởi mở hơn trong việc tìm kiếm một người thay thế bà Clinton. Trong số những người của Đảng Dân chủ tỏ ra hứng thú với việc tranh cử vào năm tới có phó Tổng thống Joe Biden, cựu thống đốc bang Maryland Martin O’Malley, cựu Thượng nghị sĩ bang Virginia Jim Webb và Thượng nghị sĩ Độc lập của bang Vermont Bernie Sanders.
Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes
Trung Quốc xây đảo: Philippines nói thẳng tại Liên Hợp Quốc
Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại 6 bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là mối đe dọa an ninh,hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trang tin Rappler (Philippines) đã dẫn bài phát biểu của Đại sứ Philippines tại Liên Hợp Quốc (LHQ), bà Irene Susan Natividad trước Liên Hiệp Quốc (LHQ) khẳng định như vậy.
Theo đó trong phiên tranh luận mở của Hội đồng bảo an LHQ bà Irene Susan Natividad nói:
"Hành động này của Trung Quốc cũng sẽ hủy hoại đa dạng sinh học làm mất cân bằng sinh thái ở biển Đông. Nó sẽ để lại hậu quả dài hạn cho những cư dân bám biển để sống trong nhiều thế hệ".
Phó đô đốc Hải quân Philippines Alexander Lopez cho biết quân đội Philippines đang theo dõi những hành động "gây hấn" của Trung Quốc trên biển Đông, nhất là việc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Philippines đã nhiều lần cảnh báo thế giới về những hành động "gây hấn" của Trung Quốc trên biển Đông.
Hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang gấp rút xây dựng công trình trên đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1988)
Liên quan đến động thái này, báo chí nước ngoài cũng nhiều lần dẫn lời giới chức quốc tế thể hiện thái độ bất bình, lật tẩy những mưu đồ của Trung Quốc.
Sau khi báo điện tử của Quân đội Trung Quốc ngày 26/2 thừa nhận, quân đội nước này đã bắt đầu hoạt động cải tạo trên bãi đá Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiếp tục cải tạo trên 6 bãi đá ngầm thuộc Trường Sa. Giới quan sát quốc tế nói rằng, Trung Quốc đang xây dựng các cảng, kho dự trữ nhiên liệu và có thể cả 2 đường băng.
Giới chuyên gia quốc tế thẳng thắn chỉ rõ: Trung Quốc thiết lập chuỗi đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa làm căn cứ đồn trú quân để kiểm soát toàn khu vực.
Nhận định về những hành động cải tạo đảo ngoài Biển Đông của Trung Quốc, ông James Clapper, giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ phải dùng những từ ngữ khá nặng nề rằng đây là một phần trong nỗ lực "hung hăng" của Bắc Kinh nhằm khẳng định chủ quyền vô lý của mình.
Trước động thái bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế của Trung Quốc, ông Lê Việt Trường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Việt Nam khẳng định: quân đội Trung Quốc công khai thừa nhận đang cải tạo trên bãi đá Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
"Không còn nghi ngờ gì nữa, những hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc chính là nhằm hiện thực hóa yêu sách đường chín đoạn. Các hoạt động này nằm trong cả một lộ trình đã được Trung Quốc tính toán trước.
Việc TQ có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không, xây dựng những căn cứ quân sự trên Biển Đông là điều không còn nghi ngờ, bàn cãi nhiều nữa", ông Trường khẳng định.
Ông Trường cho biết, Ủy ban An ninh Quốc phòng cũng như các cơ quan quản lý, các cấp lãnh đạo của Việt Nam sẽ kiên quyết đấu tranh, yêu cầu Trung Quốc phải dừng ngay việc cải tạo các bãi đá trên Biển Đông đồng thời dừng ngay những hành động phi pháp bất chấp luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền Việt Nam.
Theo ông Trường, tiếp tục đấu tranh, đấu tranh liên tục chính là căn cứ pháp lý để Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, khẳng định chủ quyền của mình.
Theo Phương Nguyên (tổng hợp)
Đất Việt
OSCE đánh giá tích cực về tình hình đông Ukraine Đại diện của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) ngày 27/2 đã công bố báo cáo về tình hình tại miền đông Ukraine. Báo cáo trên được đưa ra trong cuộc họp khẩn của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thảo luận về lệnh ngừng bắn mới đạt được về đông Ukraine. Đại diện OSCE tại Ukraine Heidi...