Cứu ngành tiêu thoát cảnh bi đát bằng sản xuất sạch, chế biến sâu
Tại Hội nghị Hồ tiêu quốc tế lần thứ 47 tổ chức từ 12 – 14/11 tại TP.Vũng Tàu, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) đã cảnh báo về tình hình sản xuất và kinh doanh hồ tiêu trên thế giới đang đối mặt với việc giá hồ tiêu liên tục sụt giảm trong 4 năm qua, từ 10USD/kg năm 2015 xuống còn có 2USD/kg năm 2019.
Giá giảm chạm đáy
“Thị hiếu người tiêu dùng ngày càng hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi chi phí sản xuất tăng cao, giá cả diễn biến khó lường… là những yếu tố đã và đang gây bất ổn đến sản xuất, kinh doanh của ngành hồ tiêu toàn cầu.
Trong đó Việt Nam – nước đang có sản lượng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới, đã và sẽ còn tiếp tục bị tác động mạnh nhất” – đại diện IPC đánh giá.
Giá tiêu liên tục giảm khiến nông dân lỗ nặng, nhiều nơi nông dân bắt đầu chặt bỏ cây tiêu trồng cây khác. Ảnh: N.M
Hiện sản lượng hồ tiêu xuất khẩu hàng năm của Việt Nam gần 250.000 tấn, chiếm 42% sản lượng hồ tiêu toàn cầu. Từ năm 2015, giá hồ tiêu trong nước liên tục giảm từ mức “đỉnh” 200.000 đồng/kg xuống còn khoảng 40.000 đồng/kg hiện nay, khiến nông dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Ông Phạm Văn Lý – nông dân có 10ha trồng tiêu ở xã Thiện Hưng (huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) cho biết, bình quân 1ha trồng tiêu hiện nay cho năng suất khoảng 3 tấn. “Chi phí trồng 3 tấn hồ tiêu này khoảng 100 – 120 triệu đồng, tùy vườn trồng theo kỹ thuật, lấy chứng chỉ gì. Nhưng giá bán hiện nay quá thấp, chưa tới 40.000 đồng/kg, nông dân hết lời, thậm chí lỗ nặng nếu gặp dịch bệnh” – ông Lý nói.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết, giá hồ tiêu liên tục giảm trong vài năm gần đây là do nguồn cung vượt cầu.
“Quy hoạch của ngành chỉ sản xuất 50.000ha, trong khi diện tích thực tế gấp 3 lần quy hoạch, lên đến 150.000ha… Giải pháp hiện nay là các doanh nghiệp nên liên kết với nông dân để nâng cao chất lượng hạt tiêu lên và tăng cường chế biến sâu, chế biến sạch, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường nhằm thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng hạt tiêu toàn cầu” – Thứ trưởng Doanh nói.
Video đang HOT
Doanh nghiệp tăng liên kết với nông dân
Phó Chủ tịch ngành gia vị Tập đoàn OLam (Singapore) ông Ravindranath cho biết, tập đoàn vẫn đánh giá rất cao tiềm năng phát triển của ngành hồ tiêu Việt Nam dù đang trong bối cảnh khó khăn. Từ năm 2016, Olam ở Việt Nam đã khởi động Dự án trồng tiêu sạch với hơn 600ha ở huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, trồng các giống tiêu kháng bệnh với nhiệt độ, độ ẩm và nước được điều chỉnh tự động, giảm chi phí đến mức thấp nhất nhưng hiệu quả đạt cao nhất.
Olam Việt Nam cũng đã truyền bí quyết này cho hơn 300 hộ nông dân liên kết trồng tiêu sạch và bao tiêu sản phẩm ở các tỉnh Tây Nguyên. Kế hoạch của Olam là tăng liên kết lên 2.000 nông dân trong 5 năm tới. Từ đó giúp nâng chất lượng hạt tiêu từ nguồn cung cấp trong dân lên, vực dậy giá tiêu trong nước và xuất khẩu.
Tương tự, Công ty Ngọc Trai (Pearl Corporation) cũng đang có dự án liên kết với nông dân làm vùng nguyên liệu sản xuất hồ tiêu bền vững tại huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, với diện tích hơn 650ha, liên kết với 350 hộ nông dân. Công ty chuyển giao kỹ thuật trồng tiêu sạch, lấy chứng nhận RFA (Rainforest Aliance) để tăng cường xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu, giá trị cao vào thị trường cao cấp EU, Mỹ. Công ty cũng có kế hoạch tăng lượng liên kết này lên 500 hộ trong năm tới.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, từ năm 2015, ngành đã có những dự án hợp tác công tư PPP với các tổ chức trong và ngoài nước phát triển sản xuất và kinh doanh hồ tiêu theo chuỗi, với các dự án sản xuất hồ tiêu bền vững, đào tạo cho 74.000 nông dân sản xuất lấy các chứng chỉ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu.
Theo Danviet
Giá hồ tiêu giảm thảm hại, 25 nước đến Việt Nam bàn kế vực dậy
Giá hồ tiêu xuất khẩu liên tục giảm, lao dốc không phanh trong 4 năm qua, từ 10 USD/kg năm 2015 xuống còn khoảng 2 USD/kg hiện nay.
Giá hồ tiêu giảm tới mức báo động không chỉ là câu chuyện của riêng ngành tiêu Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới.
Tại Lễ Khai mạc Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế lần thứ 47 sáng 12/11 tại TP.Vũng Tàu, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã đưa ra cảnh báo về tình hình sản xuất và kinh doanh hồ tiêu trên thế giới đang đối mặt với việc giá hồ tiêu liên tục sụt giảm trong 4 năm qua, từ 10 USD/kg năm 2015 xuống chỉ còn 2 USD/kg năm 2019.
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, thời tiết biến động bất thường và tình trạng sâu bệnh phá hoại cây trồng chưa kiểm soát được, nếu ngành không có những biện pháp khắc phục thì tình hình này sẽ còn trầm trọng hơn.
Khách quốc tế tham quan gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam tại Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế 2019. Ảnh: Ngọc Minh.
Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế lần thứ 47 thu hút hơn 400 đại biểu trong và ngoài nước tham dự trong 3 ngày, từ 12-14/11. Bên cạnh các hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại, triển lãm gian hàng, hội nghị các nhà xuất - nhập khẩu, hội nghị về kỹ thuật...
Các đại biểu đến từ 25 quốc gia trên thế giới là thành viên của IPC và các đối tác liên quan trong ngành hồ tiêu và gia vị thế giới đã tập trung thảo luận những vấn đề nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến và thương mại hồ tiêu, giúp vực giá lên.
"Thị hiếu người tiêu dùng ngày càng hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi chi phí sản xuất tăng cao, giá cả diễn biến khó lường. Những yếu tố trên đã và đang gây bất ổn đến sản xuất, kinh doanh của ngành hồ tiêu toàn cầu, trong đó có Việt Nam, nước đang có sản lượng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới, đã và sẽ còn tiếp tục bị tác động mạnh nhất", đại diện IPC đánh giá.
Ông Phạm Văn Lý (Bình Phước) được Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế trao giải Nông dân sản xuất hồ tiêu giỏi nhất. Ảnh: Ngọc Minh.
Hiện sản lượng hồ tiêu xuất khẩu hàng năm của Việt Nam là gần 250 ngàn tấn, chiếm 42% sản lượng hồ tiêu toàn cầu. Hiện hồ tiêu được trồng chủ yếu tại các tỉnh Bình Phước, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Trị và Phú Quốc, tạo sinh kế cho gần 20.000 nông hộ tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, từ năm 2015, giá tiêu trong nước liên tục giảm từ khoảng 200 ngàn đồng/kg xuống còn khoảng 40 ngàn đồng/kg, khiến nông dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Theo thông tin cập nhật mới nhất, giá tiêu hôm nay 12/11 tại Tây Nguyên chỉ đạt 40.000 đồng/kg.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Lê Quốc Doanh (trái) trao đổi với các doanh nghiệp nước ngoài bên lề Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế 2019. Ảnh: Ngọc Minh.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam Lê Quốc Doanh cho biết, giá tiêu liên tục giảm trong vài năm gần đây là do nguồn cung vượt cầu.
"Quy hoạch của ngành chỉ sản xuất 50.000 ha, trong khi diện tích thực tế gấp 3 lần quy hoạch lên đến 150.000 ha. Bên cạnh đó tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến thất thường cũng góp phần làm tình hình xấu đi. Giải pháp hiện nay là các doanh nghiệp nên liên kết với nông dân để nâng cao chất lượng hạt tiêu lên và tăng cường chế biến sâu, chế biến sạch, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường nhằm thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng hạt tiêu toàn cầu", ông Doanh nói.
Trang trại trồng tiêu của Công ty OLam ở huyện Chư Pưh, Gia Lai. Hiện OLam đang liên kết với 300 hộ nông dân Việt Nam sản xuất tiêu sạch.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, từ năm 2015, ngành cũng đã có những dự án hợp tác công tư PPP với các tổ chức trong và ngoài nước phát triển sản xuất và kinh doanh hồ tiêu theo chuỗi, với các dự án sản xuất hồ tiêu bền vững, đào tạo cho hơn 74.000 nông dân sản xuất lấy các chứng chỉ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu.
Giá tiêu hôm nay tại Tây Nguyên giảm chỉ còn 40.000 đồng/kg, khiến bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa: I.T
"Bên cạnh đó, các bạn cũng cần chú ý đến nguồn nước đang sử dụng để chế biến tiêu, đang có tình trạng ô nhiễm, và tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Việt Nam đang có lợi thế là năng suất cao, tới 3 tấn tiêu/ha, trong khi các nước khác chỉ khoảng 1 tấn/ha. Nếu cây tiêu Việt Nam truy xuất nguồn gốc tốt sẽ giúp nâng giá trị hạt tiêu lên", ông Krishna Kumar Menon đến từ Tập đoàn Griffith Foods (Mỹ) góp ý.
Theo Danviet
Giá tiêu giảm sâu ngoài dự tính, bán 1kg lỗ 10.000 đồng Sau một thời gian dài cầm cự ở mức giá trên 40.000 đ/kg, giá hạt tiêu những ngày qua đã giảm mạnh và xuống dưới mốc nói trên. Nhiều khả năng giá tiêu sẽ còn tiếp tục giảm xuống trong niên vụ 2019/2020. 1 kg tiêu lỗ 10.000 đồng Theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồi tiêu Chư Sê...