Cựu lính đặc công 17 năm sống trên ốc đảo giúp kiểm lâm giữ rừng
17 năm trước, ông Mai Song Hào (61 tuổi, quê Thái Nguyên) một mình đến ốc đảo giữa lòng hồ thủy điện Khe Diên (tỉnh Quảng Nam) dựng nhà để ở. Cũng chừng ấy năm, cuộc sống của ông gần như biệt lập với thế giới bên ngoài.
“Định cư” ở ốc đảo
Năm 1978, ông Hào nhập ngũ và được tổ chức điều về Đại đội Đặc công thuộc tiểu đoàn 106, Quân khu I. Năm 1979, ông kiên cường chiến đấu chống quân bành trướng Trung Quốc tại đồi 690, thuộc khu vực hang Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Đến tháng 5/1982, ông xuất ngũ về quê lập gia đình.
Ông Hào kể về những thăng trầm của cuộc đời.
Kinh tế thời ấy khó khăn, ông khoác ba lô lang bạt khắp nơi mưu sinh rồi vào huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) làm vàng. “Năm 1999, bạn tôi làm vàng ở huyện Phước Sơn trúng đậm và về quê rủ tôi vào làm chung. Ôm mộng làm giàu, tôi theo vào làm mấy năm trời nhưng không được gì”, ông Hào hồi tưởng.
Từ bỏ nghề làm vàng, ông theo một người bạn đến xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn, ông dựng ngôi nhà gỗ ba gian “định cư” giữa lòng hồ Khe Diên vào năm 2003.
Video đang HOT
Ngôi nhà biệt lập của ông Hào ở ốc đảo giữa lòng hồ Khe Diên.
“Đập thủy điện xây xong, nơi tôi ở trở thành ốc đảo, nhưng sống quen rồi nên cảm thấy gắn bó không muốn chuyển đi. Ở đây không có điện lưới, khi đêm xuống phải chạy máy nổ phát điện để thắp sáng”, ông Hào kể.
Xung quanh ngôi nhà là những cánh rừng thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi huyện Nông Sơn (khu bảo tồn).
Người giữ rừng giữa lòng hồ
Điều đặc biệt, tại hồ Khe Diên, ngôi nhà của ông Hào nằm ngay khu vực trung tâm, cửa ngõ ra vào khu rừng đầu nguồn. Do đó, vai trò của ông trong việc tham gia bảo vệ rừng hết sức quan trọng. Mọi “nhất cử, nhất động” của lâm tặc khó lòng qua được mắt ông.
Căn nhà của ông tuy không lớn nhưng là điểm dừng chân và là nơi hội họp bàn phương án truy quét các đối tượng khai thác gỗ trái phép của cán bộ, nhân viên kiểm lâm. Vốn là người lính đặc công, quen với sông nước, ông Hào được kiểm lâm tin tưởng giao nhiệm vụ lái thuyền đưa đoàn đi tuần tra.
Ông Hào thả lưới bắt cá ở hồ Khe Diên.
Dù đã bước sang tuổi 61, cựu lính đặc công vẫn có sức khỏe, vì thế ông vẫn tích cực tham gia bảo vệ rừng. Khi cần đi kiểm tra rừng, truy quét lâm tặc, cán bộ, chiến sĩ lực lượng chức năng được ông chở tới nơi cần tới, kịp thời triệt phá các ổ nhóm lén lút khai thác gỗ trái phép.
Ông Mai Văn Dưỡng – Phó Giám đốc Ban quản lý khu bảo tồn Nông Sơn cho biết: “Đảo thuộc khu bảo tồn. Theo quy định thì ông Hào không được ở đây. Tuy nhiên, ông ấy đã ở từ khi Ban quản lý chưa thành lập. Trước kia, huyện có đi truy quét xử lý các lán trại trên lòng hồ thủy điện Khe Diên, riêng lán trại ông Hào có lịch sử lâu dài nên để lại.
Trong quá trình tuần tra truy quét tội phạm, lực lượng chức năng có thể sử dụng trại của ông Hào làm nơi nghỉ ngơi, nấu ăn. Lực lượng chức năng đã ghi nhận ông Hào không làm ảnh hưởng đến rừng, hàng ngày chỉ đi thả lưới, câu cá chình. Hiện nay, Ban quản lý chưa thành lập được trạm chốt trên lòng hồ nên nhờ ông Hào trông coi ghe để tuần tra. Phần nữa, khi phát hiện ai xâm đến rừng, ông Hào sẽ thông tin ngay cho ban quản lý để kịp thời xử lý”.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn
Ngày 21/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên yêu cầu tập trung ứng phó với nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn.
Theo Công điện, từ đầu năm 2020 đến nay, lượng mưa tại một số vùng thuộc Nam Trung bộ bị thiếu hụt từ 20-90% so với cùng kỳ nhiều năm, khiến dung tích các hồ thủy điện, thủy lợi chỉ còn khoảng 20-60% dung tích thiết kế.
Cá biệt tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận hầu như không có mưa nên hiện hồ thủy điện, thủy lợi chỉ còn khoảng 13-17% dung tích thiết kế. Nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước.
Trong khi đó, dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết tình trạng hạn hán này sẽ còn tiếp tục đến tháng 8-2020, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt khu vực này.
Trước tình hình trên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh khu vực Nam Trung bộ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22-1 về triển khai các giải pháp cấp bách trong phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đánh giá nguồn nước trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn để điều chỉnh và bổ sung phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.
Căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả năng cấp nước để tiếp tục điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, cây trồng. Cùng với đó, chủ động thực hiện các giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi.
Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT phân công một lãnh đạo bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các phương án phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.
Bộ NN&PTNT theo dõi chặt diễn biến thời tiết, nguồn nước để điều tiết, đánh giá, điều chỉnh cân đối nguồn nước để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
Bộ này cũng được giao chủ trì, phối hợp với các bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các địa phương, các nhà máy thủy điện thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở từng lưu vực sông để bổ sung nước cho vùng hạ du.
Đồng thời Bộ NN&PTNT tổ chức hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm để các địa phương, doanh nghiệp và người dân áp dụng. Tổng hợp tình hình hạn mặn, thiếu nước ở các địa phương; phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Thủ tướng xem xét, hỗ trợ cho các địa phương thực hiện giải pháp phòng chống hạn mặn theo quy định.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường theo sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo về tình hình mưa, dòng chảy để kịp thời cung cấp thông tin.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất xuất, sinh hoạt của nhân dân; đồng thời ưu tiên dành nước của các hồ chứa thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước.
Các bộ ngành khác như Y tế, Lao động - Thương binh và xã hội, Tài chính, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan chủ động chỉ đạo, phối hợp hỗ trợ địa phương ứng phó, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn theo chức năng, nhiệm vụ quản lý.
15 năm sống giữa lòng hồ thủy điện Hơn chục năm qua, ông Mai Văn Hào sống trên ốc đảo giữa lòng hồ thủy điện Khe Diên, kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá và giúp bảo vệ rừng. Ốc đảo rộng hơn 1,5 ha nằm giữa hồ thủy điện Khe Diên, xã Quế Ninh, (huyện Nông Sơn) hình thành năm 2006, khi con sông chạy qua khu vực này được...