Cứu lấy sông Mekong: Bây giờ hoặc không bao giờ
Trước thềm cuộc họp lần thứ 20 của Hội đồng Ủy ban sông Mekong diễn ra tại Bangkok, Thái Lan ngày 26.6 tới, những lời kêu gọi phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn việc xây dựng con đập Don Sahong, Xayaburi càng được lan truyền mạnh mẽ hơn.
Một khúc sông Mekong (đoạn giữa Lào và Thái Lan) – Nguồn ảnh: Wikimedia.org
Déjà vu (tạm dịch “ký ức ảo giác”) chính xác là cụm từ mà Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (International Rivers, trụ sở tại Mỹ) dùng để mô tả mối hiểm nguy quá lớn đối với dòng Mekong, khi Lào vẫn cố tình xây dựng đập Don Sahong.
Trong thông cáo phát đi ngày 18.6.2014, International Rivers xác nhận công trình xây dựng gây tranh cãi – đập Don Sahong ở miền Nam Lào đang tiếp tục, bất chấp sự phản đối từ chính phủ các nước láng giềng và các yêu cầu tham vấn.
“Việc đơn phương tiếp tục xây dựng đập Don Sahong sẽ gây ra rủi ro vượt ra ngoài biên giới của Lào, ảnh hưởng đến sinh kế và an ninh lương thực khu vực trải dài theo dòng Mekong” – bà Pianporn Deetes, điều phối viên tại Thái Lan của International Rivers cho biết.
Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã tuyên bố rõ ràng rằng: dự án xây đập Don Sahong phải trải qua sự kiểm định tư vấn, theo yêu cầu của Hiệp định Mekong năm 1995, trước khi thực hiện. Yêu cầu đó đã được nhắc lại trong một cuộc họp đặc biệt của Ủy ban sông Mekong (MRC) hồi tháng 1.2014.
Tại hội nghị thượng đỉnh Mekong lần thứ hai ở TP.HCM tháng 4.2014, Việt Nam và Campuchia một lần nữa kêu gọi Lào ngừng xây dựng các đập trên dòng chính sông Mekong trong khoảng 10 năm, cho đến khi nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mekong hoàn thành.
Tuy nhiên, Lào chẳng thèm bận tâm đến những lời đề nghị đó.
Công nhân đang xây cầu nối đất liền ra đảo Don Sadam, địa điểm xây đập Don Sahong – Ảnh: www.internationalrivers.org
Theo International Rivers, đầu tháng 6, các công nhân đã bắt đầu xây một cây cầu nối đất liền ra đảo Don Sadam, địa điểm dự kiến xây đập. Tháng 11.2013, dân làng xung quanh đó đã được thông báo tái định cư để nhường chỗ cho con đập nhưng nay vẫn chưa rõ họ sẽ đi đâu.
Video đang HOT
Trong khi đó, hoạt động đánh bắt cá tại đây đã bị cấm để công ty Malaysia – Mega First tiến hành công việc. Không có bất cứ sự bồi thường hoặc giải pháp phục hồi sinh kế nào cho các gia đình lâu nay phụ thuộc vào dòng sông, giờ họ không thể làm gì để kiếm sống.
Những người phản đối các hành động “bức tử sông Mekong” đã từng gửi một bức thư lên chính phủ các nước liên quan (được viết theo nhiều thứ tiếng) nhằm kêu gọi đình chỉ ngay lập tức việc xây đập Don Sahong và Xayaburi, đồng thời yêu cầu Thái Lan hủy bỏ hợp đồng mua bán điện của đập Xayaburi.
Nội dung bức thư khẳng định Xayaburi tạo thành mối đe dọa xuyên biên giới đối với an ninh lương thực, sự phát triển bền vững và hợp tác khu vực trong vùng hạ lưu sông Mekong. Và rằng Xayaburi đã không hoàn thành quá trình tham vấn theo Hiệp định Mekong năm 1995.
Vào ngày 24.6 tới, Tòa án hành chính tối cao Thái Lan sẽ ban hành lệnh cho biết chấp nhận hoặc không chấp nhận vụ kiện chống lại 5 cơ quan chính phủ, bao gồm cả nhà máy phát điện của Thái Lan EGAT – đã đồng ý mua 95% điện từ đập Xayaburi.
Đơn kiện được 37 người dân từ các tỉnh miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan nộp vào tháng 8.2012, họ là những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đập Xayaburi.
Người dân Thái Lan phản đối việc xây đập Xayaburi – Ảnh: www.internationalrivers.org
Trước khi cuộc họp lần thứ 20 của Hội đồng Ủy ban sông Mekong diễn ra tại Bangkok, Thái Lan ngày 26.6 tới, những lời kêu gọi phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn việc xây dựng 2 con đập trên càng được lan truyền mạnh mẽ hơn. Bởi thảo luận về việc đưa dự án đập Don Sahong vào nghiên cứu, tham vấn trước khi xây dựng sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp.
“Lào phải hiểu và chấp nhận Mekong là con sông chung, con sông chia sẻ. Các quyết định tác động đến dòng sông phải được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa các nước hạ lưu sông Mekong, mục đích là bảo vệ tương lai của nguồn tài nguyên không thể thay thế này”, bà Pianporn Deetes, điều phối viên tại Thái Lan của International Rivers, kết luận.
Nhưng nếu cả 4 quốc gia không thể đạt được thỏa thuận dừng xây đập Don Sahong trong khi tình hình đập Xayaburi chưa giải quyết thấu đáo, rủi ro tất nhiên sẽ rất khôn lường. Nó giống như một cơn ác mộng đã được báo trước và nay sắp thành hiện thực.
Theo Một Thế Giới
Có một "nghĩa trang miền Nam" bị lãng quên ở xứ Nghệ
Ở dăm Mụ Nuôi gần 60 năm trước đã có một "nghĩa trang miền Nam". Đây là nơi yên nghỉ của gần 300 các bộ, chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc.
"Nghĩa trang miền Nam" ở xứ Nghệ cỏ cây mọc um tùm.
Đất nước đã hòa bình gần 40 năm nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều người lính đã ngã xuống vẫn chưa được trở về trong vòng tay người thân. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 21/7/1954, Chính phủ Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình, công nhận quyền dân tộc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một trong những nội dung của nghị định trên là lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, chia nước Việt Nam làm hai miền Bắc - Nam. Hiệp định cũng quy định các bên có 300 ngày để đưa người của mình ra khỏi vùng quản lý của bên kia.
Thực hiện quy định đó, Đảng và Chính phủ ta đã tổ chức cho khoảng 140.000 người tập kết từ miền Nam ra miền Bắc. Tàu thủy của Ba Lan, Liên Xô là phương tiện vận chuyển số người đi tập kết từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra Bắc gồm: 1.869 thương binh, 47.346 cán bộ chiến sỹ, 5.922 học sinh, 1.443 gia đình cán bộ.
Cảng Lạch Hới thuộc xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là nơi được giao tiếp nhận cán bộ, chiến sỹ trên sau đó được chia về các ngành, các tỉnh trong khắp cả miền Bắc. Cán bộ chiến sỹ đi tập kết từ các tỉnh miền Trung ra Bắc bằng nhiều hướng, nhiều loại phương tiện khác nhau.
Hòa chung với cả miền Bắc, cán bộ nhân dân tỉnh Nghệ An lúc bấy giờ cũng đã làm tốt nhiệm vụ tiếp đón một lượng lớn cán bộ chiến sỹ từ các tỉnh phía Nam vĩ tuyến 17 đi tập kết.
Nhiều phần mia mộ không có người hương khói.
Bằng chứng là năm 1954, đã có một bệnh viện mang tên: Bệnh viện miền Nam. Bệnh viện này được thành lập để chăm sóc sức khỏe cho những thương, bệnh binh, cán bộ chiến sỹ từ các tỉnh miền Nam tập kết ra miền Bắc. Bệnh viện miền Nam được xây dựng trên vùng đất có tên gọi dăm Mụ Nuôi thuộc xã Hưng Dũng (nay là phường Hương Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).
Dù được đội ngũ y bác sỹ, cán bộ nhân viên của bệnh viện tận tình chăm sóc. Nhưng do thương tích, bệnh tình quá nặng nhiều người đã qua đời. Vì vậy, cũng tại mảnh đất dăm Mụ Nuôi đã hình thành một khu mộ mà nhân dân trong vùng quen gọi là: Nghĩa trang miền Nam. Thời điểm cao nhất "nghĩa trang miền Nam" có gần 300 ngôi mộ.
Theo chân ông Nguyễn Sỹ Giáp - Trưởng ban nghĩa trang phường Hưng Dũng chúng tôi tìm về "nghĩa trang miền Nam" - nơi những cán bộ chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc đã lỡ hẹn với lời hứa "ra đi để 2 năm sau trở về đoàn tụ gia đình và tiếp tục chiến đấu công tác" đang an nghỉ tại đây.
Một ngôi mộ của người quá cố Đỗ Phi Hổ có gốc tích Hàm Thuận, Bình Thuận không được mấy người chăm sóc.
Vất vả luồn lách giữa bạt ngàn những ngôi mộ của nghĩa trang phường Hưng Dũng, nếu không có sự chỉ dẫn nhiệt tình của ông Giáp chắc phải mất nhiều thời gian chúng tôi mới tìm được "nghĩa trang miền Nam". Dù đã hình dung trước rằng vì không có người thân chăm sóc nên "nghĩa trang miền Nam" không thể sạch đẹp được. Nhưng khi chứng kiến một cảnh tượng ngoài sức tưởng tượng, một cảm xúc buồn đau đã dâng trào. Bên cạnh những ngôi mộ của nhân dân trong vùng được xây cất to đẹp, ốp gạch men, trang trí đủ sắc màu thì những ngôi mộ của cán bộ chiến sỹ tập kết dù hầu hết đã được xây bằng gạch nhưng thấp lè tè, rêu mốc,... Tệ hơn nữa, nhiều ngôi mộ cỏ cây phủ kín quanh năm, phải bới tìm mới thấy được những dòng chữ ghi vài thông tin đơn sơ về người nằm dưới mộ.
Ngoài một am thờ nhỏ được Ban liên lạc hội đồng hương miền Nam xây, không có bất kỳ một sự khác biệt nào. Chúng tôi đã cố gắng tìm dấu tích của những chân hương nhưng hiếm hoi quá. Có lẽ đã nhiều chục năm rồi hương hồn của những con người xấu số này phải chịu cảnh côi cút. Thấy chúng tôi vất vả vạch cỏ cây ghi chép thông tin từ các ngôi mộ, ông Giáp cho biết, Hội Cựu chiến binh phường Hưng Dũng đã có danh sách đầy đủ về các ngôi mộ ở "nghĩa trang miền Nam".
Theo bản danh sách được UBND phường Hưng Dũng lập tháng 6/1995, tại đây có gần 300 ngôi mộ. Cũng qua bản danh sách trên, người nằm dưới mộ đến từ nhiều miền quê khác nhau như: Quảng Trị 19 người, Thừa Thiên Huế 58 người, Quảng Nam 29 người, Quảng Ngãi 16 người, Bình Định 15 người, Phú Yên 3 người, Khánh Hòa 4 người, Bình Thuận 2 người, Mỹ Tho 3 người, Cần Thơ 1 người, Trà Vinh 1 người, Sa Đéc 2 người, Bạc Liêu 1 người, Nam Bộ 1 người, Lào 1 người, Camphuchia 1 người, quê miền Bắc công tác ở miền Nam 4 người, không rõ quê 20 người, vô danh 91 người.
Ông Nguyễn Sỹ Giáp cho biết: "Trước đây "nghĩa trang miền Nam" tuy chưa được xây hàng rào, nhưng có một vùng riêng với diện tích khoảng 5.000 m2, có hai cột cổng. Nhưng do khi dăm Mụ Nuôi được quy hoạch làm nghĩa trang của phường Hưng Dũng, những người thực hiện đã không có quy định bảo vệ "nghĩa trang miền Nam" nên chỗ nào đặt lọt một ngôi mộ đều đã được người dân triệt để sử dụng. Vì vậy không còn "nghĩa trang miền Nam" riêng nữa mà chi chít các phần mộ của rất nhiều gia đình đan xen, phủ kín vùng đất như ta đang thấy".
Khi được hỏi về việc hương khói cho những người nằm trong "nghĩa trang miền Nam", ông Giáp chia sẻ: "Một số ít đã được người thân cất bốc về quê, số còn lại việc được thăm viếng rất hiếm. Có lẽ người thân, bạn bè của họ phần đã qua đời, nếu còn khỏe thì đã về quê, Ban liên lạc đồng hương miền Nam vì thế chắc không còn. Các cơ quan, tổ chức khác thì chưa bao giờ thấy".
Thi thoảng có những người canh giữ nghĩa trang thắp một vài nén hương vào ngày rằm, còn lại các ngôi mộ ở đây dường như thiếu hẳn sự chăm sóc.
Ông Phạm Minh Tâm - Phó Chủ tịch Hội Cựu hiến binh phường Hưng Dũng cho biết: "Dẫu biết rằng những người nằm dưới các ngôi mộ ở "nghĩa trang miền Nam" chưa được công nhận liệt sỹ, nhưng không ít trong số đó là đồng đội của mình nên Hội đã có kế hoạch thăm viếng, làm vệ sinh. Tuy nhiên, do kinh phí không có nên chưa thực hiện được. Sắp tới nếu phường không bố trí được ngân sách, thì Hội sẽ đề nghị lên cấp trên".
Độ lùi thời gian tính từ ngày thực hiện việc tập kết cán bộ, chiến sỹ từ miền Nam ra miền Bắc theo quy định của Hiệp định Giơnevơ đến nay đã tròn 60 năm. Một khoảng thời gian quá dài, rất khó khăn cho việc xem xét gần 300 người đã lỗi hẹn với cha mẹ, vợ con, bạn bè ở quê nhà, nằm lại "nghĩa trang miền Nam" này, ai đủ tiêu chuẩn công nhận liệt sỹ?
Nhưng họ là con Lạc cháu Hồng thì không cần phải bàn cãi và khi quyết định dấn thân vì dân vì nước, chắc họ cũng chẳng toan tính gì cho riêng mình. Vì vậy cần lắm những "nén nhang" để linh hồn họ nơi chín suối được siêu thoát. Ở xứ Nghệ đang có một "nghĩa trang miền Nam" bị lãng quên sao?
Nguyễn Duy - Sỹ Lập
Theo Dantri
Mẹ nghiện bắt con đi ăn xin Người mẹ trong bộ dạng thê thảm kể chồng chết để lại bốn đứa con. Một đứa năm tuổi ở nhà trông nom đứa lớn hơn bị bại não, hai đứa còn lại theo mẹ đi ăn xin! Tuy nhiên, sự thật không như lời kể của người mẹ này. Kịch bản hoàn hảo Cứ khoảng 8 giờ đến 12 giờ đêm, khu...