Cựu lãnh đạo VNCB “né” vụ nâng khống giá trị tài sản
Liên quan đến hành vi lập hồ sơ khống, nâng giá trị tài sản thế chấp để lập hồ sơ vay của VNCB gần 5.000 tỷ đồng, nhiều bị cáo là cựu lãnh đạo VNCB đã vòng vo, né tránh trách nhiệm.
Các bị cáo rời phiên tòa
Ngày 5.1, phiên tòa phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm chuyển qua phần xét hỏi về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo hồ sơ, riêng với tội danh này, Phạm Công Danh cùng các đồng phạm đã sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB gần 5.000 tỷ đồng.
Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thể thu hồi hơn 2.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tại tòa, bị cáo Danh (bị tuyên án sơ thẩm 20 năm tù cho tội danh trên) cho rằng cấp sơ thẩm tuyên phạt không đúng. Ông không chỉ đạo trong các hành vi Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bị cáo Danh phủ nhận việc chỉ đạo nâng khống giá trị tài sản thế chấp mà thực hiện theo đúng quy định.
Tương tự, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB, bị tuyên 11 năm tù về tội danh trên) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt bởi cho rằng chưa xác định được thiệt hại chính xác khi số tiền gần 5.000 tỷ đồng trong hành vi này có 2.600 tỷ đã đưa về BIDV. Bị cáo này cũng cho rằng cần xem xét lại vấn để thẩm định giá tài sản đảm bảo với bất động sản tại sân vận động Chi Lăng và số 209 Trường Chinh qua đó để xem xét xác định đúng việc thất thoát và thiệt hại. Cựu Tổng giám đốc VNCB khẳng định không tác động công ty định giá của VNCB nâng khống giá trị tài sản đảm bảo.
Tương tự bị cáo Mai Hữu Khương, cựu giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn cho rằng việc định giá tài sản cầm cố sân vận động Chi Lăng và bất động sản 209 Chi Lăng là thiệt thòi. Bị cáo Mai Hữu Khương xin giảm nhẹ hình phạt về tội danh vi phạm quy định cho vay vì cho rằng mức án 10 năm tù cho tội danh trên là nặng.
Còn bị cáo Hoàng Đình Quyết, Phó giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn thừa nhận hành vi sai phạm trong tội vi phạm, đồng thời cho rằng việc định giá tài sản thế chấp là sân vận động Chi Lăng và bất động sản 209 Trường Chinh là không phù hợp. Trong khi đó một số bị cáo là định giá viên, cán bộ chi nhánh VNCB cho rằng chỉ làm theo chỉ đạo, và có vi phạm trong việc định giá tài sản khi không đi thẩm định thực tế, qua đó nâng mức giá các bất động sản ở Đà Nẵng lên 170 – 180 triệu đồng /m2.
Cũng liên quan đến tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, hàng loạt bị cáo là các “giám đốc” thuộc 12/14 công ty do Phạm Công Danh lập ra để lập hồ sơ khống vay tiền đã đồng loạt xin giảm nhẹ hình phạt vì nhiều lý do khác nhau.
Trong thời gian điều hành VNCB, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng 9.2016, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh (52 tuổi, cựu Chủ tịch VNCB) mức án 30 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cùng với hai tội danh này, Phan Thành Mai (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc VNCB) bị tuyên phạt 22 năm tù; Mai Hữu Khương (Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) bị tuyên phạt 20 năm tù; Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) bị tuyên phạt 19 năm tù. Còn 32 bị cáo khác liên quan đến vụ án này chịu mức án từ 3 năm tù cho hưởng án treo đến 9 năm tù.
Theo Danviet
Phạm Công Danh bị cảnh cáo tại tòa vì quát tháo luật sư
Cho rằng luật sư của bà Trần Ngọc Bích truy vấn mình, bị cáo Phạm Công Danh đã lớn tiếng phản ứng, quát lại khiến HĐXX phải cảnh cáo bị cáo này tại phiên tòa.
Sáng nay (11.8), phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm chuyển sang phần xét hỏi của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tại phiên tòa, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên (bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Trần Ngọc Bích) đã đặt nhiều câu hỏi với đại diện NHNN liên quan đến việc giám sát của NHNN đối với VNCB; việc huy động vượt trần lãi suất; việc 124 sổ tiết kiệm, các khoản lãi; khoản vay 5.190 tỷ của nhóm Trần Ngọc Bích. Tuy nhiên đại diện NHNN không trả lời vì cho rằng đã trả lời trước đó, hoặc cho rằng cáo trạng không đề cập nên không trả lời.
Phạm Công Danh được dẫn giải ra ngoài sau khi kết thúc phiên tòa buổi sáng
Tương tự, bị cáo Phan Thành Mai (Tổng giám đốc VNCB) cũng không trả lời nhiều câu hỏi của luật sư Uyên đưa ra bởi cho rằng một số câu này đã trả lời rồi, các câu khác thì dài dòng, không rõ ý hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo. Còn về khoản tiền lãi ngoài 2.500 tỷ đồng VNCB trả cho nhóm Trần Ngọc Bích trước đây bị cáo Mai khai nhận, nhưng đến khi luật sư hỏi lại thì bị cáo Mai cũng không trả lời.
Trong phần xét hỏi buổi sáng, luật sư của bà Trần Ngọc Bích đã đặt nhiều câu hỏi gay gắt, truy vấn khiến bị cáo khó chịu và cũng phản ứng gay gắt lại. Cụ thể trong phần xét hỏi của luật sư Uyên đối với bị cáo Phạm Công Danh liên quan đến phần chi lại ngoài để chăm sóc khách hàng, bị cáo Phạm Công Danh đã từ chối trả lời luật sư vì cho rằng câu hỏi không đúng trọng tâm. Tuy nhiên luật sư vẫn truy tiếp về số tiền chi chăm sóc khách hàng 2.500 tỷ đồng lấy nguồn từ đâu và các câu hỏi liên quan đến tăng vốn điều lệ VNCB... Các câu hỏi khiến Phạm Công Danh tỏ ra khó chịu và không trả lời.
Đỉnh điểm khi luật sư tiếp tục hỏi về việc xuất ủy nhiệm chi yêu cầu thanh toán các khoản vay 5.190 tỷ đồng, bị cáo Danh cho biết chỉ định hướng, việc điều hành do Tổng giám đốc VNCB. Không thỏa mãn với câu trả lời, luật sư Uyên tiếp tục hỏi xoáy vào nội dung rút tiền ra khỏi tài khoản không có chữ ký của bà Trần Ngọc Bích và việc nợ chứng từ của VNCB... Ngay lập tức bị cáo Danh lớn tiếng cho rằng không biết. "Luật sư chỉ được quyền hỏi không được quyền truy xét tôi.", bị cáo Danh quát lại luật sư.
Trước phản ứng của bị cáo Phạm Công Danh, chủ tọa phiên tòa đã cảnh cáo lần thứ nhất đối với bị cáo này. Chủ tọa nhắc bị cáo này những gì không biết hoặc không trả lời thì nói không trả lời, bị cáo phải giữ bình tĩnh tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa cũng nhắc nhở các luật sư trong quá trình xét hỏi không được truy vấn, kết luận. Nếu bị cáo không trả lời được hoặc không nhớ thì nên đưa ra những chứng cứ, bút lục để bị cáo rõ vấn đề.
Trước đó, trong phần xét hỏi buổi sáng, đại diện của bà Trần Ngọc Bích, bà Nguyễn Thị Thu Hương cũng đã có phần tranh luận gay gắt, lớn tiếng với các luật sư bởi cho rằng các luật sư đã dẫn dắt, quy kết vấn đề.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10 (TP.HCM) gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB số tiền là 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay VNCB không thu hồi được số tiền 2.100 tỷ đồng.
Theo Danviet
Đại án tại VNCB: Sau 10 năm, tài sản của Thiên Thanh tăng 20 lần Từ một công ty TNHH hai thành viên với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, sau 10 năm Thiên Thanh đã có số vốn hàng ngàn tỷ đồng. Đây được xem là cơ sở để Phạm Công Danh nhảy vào lĩnh vực ngân hàng và dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay. Trong phần thẩm vấn tại tòa sáng 9.8, chủ tọa...