Cựu lãnh đạo Petroland bỏ trốn, mức phạt sẽ tăng gấp đôi?
Luật sư đã đưa ra quan điểm pháp lý xung quanh vụ ông Ngô Hồng Minh – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Petroland bỏ trốn sau khi gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng.
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an cho biết vừa ra quyết định truy nã bị can Ngô Hồng Minh (60 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Petroland. Ông Minh bị khởi tố điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Minh bị xác định có liên quan vụ án do Cơ quan An ninh điều tra khởi tố về cùng tội danh trên xảy ra tại Petroland.
Ông Ngô Hồng Minh bị khởi tố điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Minh cùng các bị can nguyên là lãnh đạo của Petroland đã có những hành vi ký hợp đồng, duyệt thanh toán nhiều hợp đồng môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn nhà đất và ký hợp đồng bán bất động sản của Petroland trái quy định pháp luật, gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng.
Trao đổi với Dân Việt, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, với tội danh vừa bị khởi tố, ông Ngô Hồng Minh và các đồng phạm có thể phải đối mặt với khung hình phạt từ 10 năm đến 15 năm tù.
Vị luật sư phân tích, để buộc tội được các bị can trong vụ án này, cơ quan điều tra sẽ thu thập các tài liệu, chứng cứ để chứng minh bị can đã vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để “làm trái công vụ” và đã “gây thiệt hại đến tài sản” cho người khác, đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đối với tội danh trên, pháp luật quy định động cơ mục đích của hành vi là động cơ cá nhân hoặc vì vụ lợi nhưng chưa chiếm đoạt tài sản, trong trường hợp bị can đã chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý sang tội danh khác hoặc xử lý thêm tội danh khác có yếu tố chiếm đoạt như: Tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chiếm đoạt tài sản…
Còn với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, hậu quả là gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức hoặc của cá nhân chứ không có yếu tố chiếm đoạt.
Hành vi cấu thành tội danh này là hành vi làm trái công vụ, bởi vậy cơ quan điều tra sẽ phải chứng minh đối với bị can thì công vụ ở đây là gì, làm trái là làm như thế nào. Việc làm trái công vụ đó phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả trực tiếp là gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân. Nếu mức thiệt hại tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên, hành vi sẽ cấu thành tội phạm của tội danh này.
Ông Bùi Minh Chính – Chủ tịch HĐQT Petroland cũng bị bắt vào ngày 30/9/2019.
Trong trường hợp, bị can không phải là người trực tiếp làm trái công vụ để gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân nhưng bị can có vai trò chủ mưu, giúp sức, hoặc xúi giục bị can khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, bị can vẫn bị xử lý về tội danh này với vai trò đồng phạm.
Khi giải quyết vụ án, tòa án sẽ xác định hành vi, vai trò của từng bị can, xác định hậu quả xảy ra để làm căn cứ xác định tội danh và quyết định hình phạt cho phù hợp.
Trả lời câu hỏi, việc bị can bỏ trốn có phải là tình tiết tăng nặng hình phạt hay không? Luật sư Cường cho biết, pháp luật quy định bị can bỏ trốn không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và khi trở về đầu thú cũng không phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà chỉ có “tự thú” (khi sự việc chưa bị ai phát hiện đã trình báo sự việc cho cơ quan điều tra, tự nhận tội và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật) mới là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc bị can thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả sẽ được xem là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Như vậy, việc bị can bỏ trốn, bị truy nã không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc quyết định hình phạt căn cứ vào nhiều yếu tố chứ không chỉ căn cứ vào tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định việc quyết định hình phạt sẽ căn cứ trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Như vậy, “tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” chỉ là một trong những yếu tố tác động đến loại hình phạt và mức hình phạt. Mà hình phạt chỉ được đặt ra khi bị cáo bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Pháp luật cũng quy định, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh là mình vô tội. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, việc bị can bỏ trốn sẽ cản trở cho hoạt động điều tra, sẽ đánh giá thái độ của bị can là chưa ăn năn, chưa thành khẩn, gây khó khăn cho công tác điều tra.
Bởi vậy, nếu sau này tòa án kết tội, những bị cáo bỏ trốn, bị truy nã, không thành khẩn khai báo, không thể hiện thái độ ăn năn hối cải, hình phạt cũng sẽ bị áp dụng nghiêm khắc hơn với những bị cáo khác.
Trước Ngô Hồng Minh, những ai đã bỏ trốn sau khi gây thiệt hại nghiêm trọng?
Trước Ngô Hồng Minh (60 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Petroland, nhiều trường hợp đã bỏ trốn sau khi gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.
Bỏ trốn sau khi gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng
Ngày 25/4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cho biết vừa ra quyết định truy nã bị can Ngô Hồng Minh (60 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Petroland. Ông Minh bị khởi tố điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hai cựu lãnh đạo Petroland hiện đang bỏ trốn.
Ông Minh bị xác định có liên quan trong vụ án do Cơ quan an ninh điều tra khởi tố về cùng tội danh trên xảy ra tại Petroland.
Ông Minh cùng các bị can là nguyên lãnh đạo của Petroland đã có những hành vi ký hợp đồng, duyệt thanh toán nhiều hợp đồng môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn nhà đất và ký hợp đồng bán bất động sản của Petroland trái quy định pháp luật, gây thiệt hại gần 100 tỷ đồng.
Trong vụ án này, ngoài bị can Ngô Hồng Minh, đến nay, cơ quan điều tra còn xác định một bị can khác là cựu lãnh đạo Petroland cũng đã bỏ trốn và đang bị truy nã là Trần Hữu Giang (54 tuổi, ngụ phường An Phú, quận 2, TP.HCM) - nguyên Phó giám đốc Công ty Petroland.
Theo tìm hiểu, đây không phải là người đầu tiên bỏ trốn sau khi gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Nhiều trường hợp bỏ trốn sau đó đã bị bắt và chịu sự trừng phạt của pháp luật. Dưới đây là những trường hợp điển hình.
Giang Kim Đạt
Theo cáo trạng ngày 21/10/2016 của VKSND Tối cao, ngày 12/5/2006, Giang Kim Đạt được ông Trần Văn Liêm - Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines nhận về công tác. Sau đó, Đạt được giao chức quyền trưởng phòng kinh doanh và quan hệ quốc tế.
Giang Kim Đạt ngày ra tòa.
Theo cáo buộc, Đạt cùng ông Liêm và kế toán trưởng Trần Văn Khương đã chiếm đoạt hơn 260 tỷ đồng qua các dự án mua tàu khai thác kinh doanh cho thuê tàu biển. Riêng Giang Kim Đạt bị quy kết chiếm đoạt tổng cộng hơn 255 tỷ đồng.
Tháng 8/2010, Đạt bị Bộ Công an khởi tố. Tuy nhiên, Đạt đã bỏ trốn và bị truy nã quốc tế. Ngày 7/7/2015, Đạt bị bắt ở Campuchia và dẫn giải về Việt Nam. Đạt cho biết đã trốn sang Campuchia theo đường tiểu ngạch qua biên giới Tây Ninh.
Dù có nhà trị giá vài triệu USD ở Singapore nhưng vì hộ chiếu tại đây chỉ có hạn 1 tháng nên trong thời gian 5 năm lẩn trốn, Đạt thường xuyên qua lại giữa Campuchia và Singapore. Cứ mỗi lần hết hạn hộ chiếu, đối tượng phải quay về Campuchia.
Cũng theo Đạt, trong suốt 5 năm trốn nã ở nước ngoài, ông ta không phải làm gì để mưu sinh mà vẫn có tiền để mua bất động sản ở Anh. Giang Kim Đạt sau đó đã bị tuyên phạt tử hình do tham ô tài sản.
Dương Chí Dũng
Ngày 17/5/2012, C48 ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Sau khi xác định Dương Chí Dũng bỏ trốn, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt đối với bị can Dương Chí Dũng.
Dương Chí Dũng đã bị tuyên tử hình.
Ngày 5/9/2012, Công an Việt Nam phối hợp với lực lượng cảnh sát Hoàng gia Campuchia bắt giữ được Dương Chí Dũng khi đang lẩn trốn tại Phnom Penh, sau khi ông này bỏ trốn sang Mỹ nhưng không thành.
Ngày 16/12/2013, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc tử hình về tội Tham ô, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt là tử hình.
Trịnh Xuân Thanh
Ngày 16/9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra (C46), Bộ Công an chính thức phát thông báo truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế bị can Trịnh Xuân Thanh - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Sau khi bị truy nã, Trịnh Xuân Thanh đã chủ động đầu thú.
Thông báo của CQĐT cho biết, ngày 16/9/2016, Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can số 363/C46(P12) đối với Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh.
Tuy nhiên, sau khi xác định bị can Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, căn cứ các điều 34, 82, 161, 169, 187, 256 và 260 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
Liên quan việc điều tra vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC, ngày 15/9, Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can 4 người đã và đang là các lãnh đạo của PVC.
Đến ngày 31/7, sau gần một năm bị truy nã, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đầu thú.
Vũ Đình Duy
Tháng 5/2018, sau khi xác định bị can Vũ Đình Duy - cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTEX) bỏ trốn, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã số 67/ANĐT-P4: Truy nã đối với Vũ Đình Duy.
Vũ Đình Duy bị khởi tố với tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999 và tội Nhận hối lộ quy định tại điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bị can Vũ Đình Duy.
Vũ Đình Duy xuất cảnh từ ngày 22/10/2016 và chưa nhập cảnh trở lại. Vũ Đình Duy sinh năm 1975, quê quán xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Duy cư trú tại phòng 417, B1 phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Duy có học vị Thạc sỹ Công nghệ hóa học. Trước khi về Vinachem, Duy từng có nhiều năm giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) từ ngày 15/7/2009 đến tháng 2/2014.
Dưới thời Vũ Đình Duy, nhà máy liên tục lâm cảnh thua lỗ. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, ra các quyết định khởi tố 5 bị can, trong đó có Vũ Đình Duy, về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 6/2/2012, khi C48 đang tiến hành điều tra vụ án "tham ô", "cố ý làm trái..." tại Vinalines, Chủ tịch HĐQT Dương Chí Dũng được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho thôi chức để Bộ trưởng Giao thông Vận tải bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Đình Việt
Bộ Công an truy nã nguyên Chủ tịch HĐQT Petroland Ngô Hồng Minh Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định số 61/ANĐT-P6 truy nã bị can Ngô Hồng Minh với tội danh khởi tố: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự. Bị can Ngô Hồng Minh, nguyên Chủ tịch HĐQT của Petroland (ảnh Bộ...