Cựu lãnh đạo Đài Loan lần đầu tiên thăm Trung Quốc đại lục
Ngày 27/3, cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu lên đường thăm Trung Quốc đại lục, chuyến đi mà ông hy vọng sẽ mang lại hòa bình và cải thiện mối quan hệ hai bờ eo biển thông qua sự tương tác giữa những người trẻ tuổi của cả hai bên.
Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Ảnh: Bloomberg
Theo Reuters, đây sẽ là lần đầu tiên một cựu lãnh đạo của đảo Đài Loan thăm Trung Quốc đại lục kể từ năm 1949.
Trước đó, ông Ma Xiaoguang, người phát ngôn của Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, cho biết ông Mã Anh Cửu sẽ đến Trung Quốc đại lục từ ngày 27/3 đến ngày 7/4, theo Xinhua. Ông Mã dự kiến sẽ thăm một số thành phố của Trung Quốc, bao gồm Nam Kinh, Vũ Hán, Trường Sa, Trùng Khánh và Thượng Hải.
Ông Ma Xiaoguang cho biết, Trung Quốc đại lục “sẵn sàng làm phần việc của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến thăm của ông Mã Anh Cửu và chúc ông có một hành trình tốt đẹp”.
Video đang HOT
Ông Mã Anh Cửu (giữa) tại sân bay quốc tế Đào Viên, ngày 27/3. Ảnh: Reuters
Phát biểu với các phóng viên tại sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), ông Mã Anh Cửu cho biết “rất vui” khi thực hiện chuyến đi.
“Ngoài việc đi cúng tổ tiên, tôi còn đưa sinh viên Đại học Đài Loan sang đại lục để giao lưu, hy vọng cải thiện bầu không khí hai bờ eo biển hiện nay thông qua sự nhiệt tình và tương tác của những người trẻ tuổi, để hòa bình có thể đến nhanh hơn nữa và sớm hơn cho chúng tôi ở đây”, ông nói.
Ông Hsiao Hsu-tsen, Giám đốc Quỹ Mã Anh Cửu, cho biết ông Mã không có kế hoạch gặp bất kỳ quan chức cấp cao nào của Trung Quốc đại lục, nhưng ông có thể “theo ý của chủ nhà” nếu họ sắp xếp một cuộc gặp như vậy.
Ông Mã Anh Cửu hiện vẫn là thành viên cấp cao của Quốc Dân đảng (KMT) – đảng đối lập tại Đài Loan. Cuối năm 2015, ông đã có cuộc gặp mang tính bước ngoặt với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Singapore, ngay trước khi bà Thái Văn Anh đắc cử chức lãnh đạo Đài Loan.
Quốc Dân đảng Đài Loan (KMT) cho biết ủng hộ quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đại lục, mặc dù đảng này phủ nhận việc thân Bắc Kinh. KMT cũng cho rằng việc tiếp cận với Trung Quốc là cần thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên bán đảo.
Kể từ năm 2016, quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục đã xấu đi đáng kể. Bà Thái Văn Anh tuyên bố chỉ người dân ở Đài Loan mới có thể quyết định tương lai của họ.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và đến nay không loại trừ biện pháp dùng vũ lực để thống nhất đất nước.
Chủ tịch Tập Cận Bình mời tổng thống Nga sang thăm Trung Quốc
Trong ngày thứ hai của chuyến thăm Nga (ngày 21-3), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng phái đoàn hai bên đã tham gia nhiều cuộc hội đàm chính thức.
Sau hội đàm, hai nhà lãnh đạo chứng kiến lễ ký kết nhiều văn kiện và cùng dùng bữa tối tại Điện Kremlin.
Trước đó cùng ngày, theo hãng tin TASS, ông Tập đã hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Tại cuộc gặp, chủ tịch Trung Quốc cho biết đã gửi lời mời tổng thống Nga sang thăm trong năm nay.
"Năm nay, chúng tôi tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ ba. (...) Tổng thống Putin đã dự cả hai lần trước đó" - ông Tập Cận Bình cho biết.
Ngoài ra, theo Tân Hoa Xã, chủ tịch Trung Quốc khẳng định với thủ tướng Nga rằng Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hợp tác về thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng, các đại dự án và lĩnh vực năng lượng, công nghệ cao.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm chính thức cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Điện Kremlin ngày 21-3 Ảnh: TASS
Về phần mình, Thủ tướng Mishustin kêu gọi hai bên phát triển thêm về hạ tầng giao thông và hậu cần, đồng thời nhấn mạnh hợp tác trong nông nghiệp. Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Nga cho thấy giá trị xuất khẩu thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp từ Nga sang Trung Quốc năm 2022 tăng 44% so với năm trước đó.
Chuyến thăm Nga của ông Tập kéo dài đến ngày 22-3. Trong ngày đầu tiên (20-3), hai nhà lãnh đạo đã có cuộc gặp không chính thức kéo dài 4 giờ rưỡi và mô tả đó là cơ hội làm sâu sắc thêm "tình bạn không giới hạn" giữa hai nước.
Phản ứng trước chuyến thăm, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby ngày 20-3 kêu gọi Chủ tịch Tập Cận Bình dùng ảnh hưởng của mình để thuyết phục Tổng thống Putin rút quân khỏi Ukraine.
Cũng trong ngày 21-3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bất ngờ đến Kiev và hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Theo đài NHK, hai nhà lãnh đạo thảo luận về việc Nhật Bản hỗ trợ tái thiết Ukraine.
Australia thúc đẩy mối quan hệ ổn định với Trung Quốc Ngoại trưởng Australia Penny Wong sẽ thăm Trung Quốc vào ngày 20/12. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một Ngoại trưởng Australia trong 4 năm qua và được giới quan sát đánh giá là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang tiếp tục được cải thiện. Ngoại trưởng Australia Penny Wong. Ảnh: AFP/TTXVN Theo chính quyền...