Cựu lãnh đạo Công ty bọc ống dầu khí Việt Nam ra tòa
Lợi dụng chức vụ, nguyên GĐ PVCoating chỉ đạo cấp dưới sửa lại chứng từ để tham ô tài sản.
Hôm nay, ngày 27-02, TAND cấp cao TP.HCM xử phúc thẩm Trần Đức Minh (58 tuổi, TP.HCM, nguyên Giám đốc Công ty CP Bọc ống dầu khí VN (viết tắt là PVCoating) cùng các đồng phạm.
Án sơ thẩm kiến nghị bổ sung tội phạm
Bị cáo Trần Đức Minh; Phạm Ngọc Minh – nguyên phó giám đốc, Bùi Nhật Vinh – nguyên trưởng phòng Kinh tế kỹ thuật, Nguyễn Thị Hà Nhung – nguyên kế toán trưởng, trưởng phòng Tài chính Kế toán bị truy tố tội tham ô tài sản.
Các bị cáo Nguyễn Phước Toàn – nguyên PGĐ Nhà máy Bọc ống PV Coating, Nguyễn Công Chương – nguyên phó trưởng phòng Tài chính Kế toán và Kim Văn Anh – nguyên giám đốc Nhà máy Bọc ống PV Coating bị truy tố về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm.
Tòa cấp sơ thẩm tuyên Trần Đức Minh 16 năm tù, Phạm Ngọc Minh 11 năm tù; Vinh 10 năm tù; Nhung 11 năm tù. Ba bị cáo Chương; Toàn và Văn Anh từ 2 – 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.
Bị cáo Trần Đức Minh kháng cáo xin được xem xét thay đổi tội danh. Bị cáo Phạm Ngọc Minh, Bùi Nhật Vinh kháng cáo cho rằng không phạm tội. Bị cáo Nguyễn Hà Nhung kêu oan.
Các bị cáo còn lại không kháng cáo nhưng Viện trưởng VKS ND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có kháng nghị theo hướng tăng hình phạt và không áp dụng án treo với các bị cáo Chương, Toàn, Văn Anh. Sau đó vị này rút kháng nghị.
Bản án sơ thẩm kiến nghị cơ quan CSĐT Bộ Công an và VKS xem xét hành vi đồng phạm của Hoàng Ngọc Sử (làm ăn với Trần Đức Minh).
Xem xét hành vi của Nguyễn Thị Trúc Giang-Phó phụ trách phòng Thương mại- Đầu tư, người giúp sức tích cực cho Trần Đức Minh trong quá trình vận chuyển vật tư của PVCoating đi cất giấu, nên có giấu hiện tham ô tài sản.
“Nâng khống” vật tư ngoài sổ sách
Video đang HOT
Theo hồ sơ vụ án, PVCoating được thành lập năm 2007 (trụ sở tại Bà Rịa-Vũng Tàu), chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, gia tải đường ống, bảo dưỡng sửa chữa tàu thuyền và các phương tiện nổi. Trong đó, PV Gas sở hữu gần 53% vốn điều lệ của công ty. Từ tháng 6-2013 đến 10-2016 Trần Đức Minh là giám đốc, đại diện quản lý phần vốn của PV Gas tạị PVCoating.
PVCoating được PVGas chỉ định thầu gói thầu dự án bọc ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 (viết tắt là dự án NCS2-GĐ1).
Năm 2013, Trần Đức Minh, đại diện công ty ký hợp đồng tư vấn với Viện Kinh tế Xây dựng, Bộ Xây dựng để viện này cung cấp trọn gói dịch vụ tư vấn xây dựng định mức, đơn giá bọc ống 3LPE&CWC cho dự án trên.
Sau khi Viện Kinh tế Xây dựng có dự thảo định mức, đơn giá, PV Gas đã xây dựng dự toán, thẩm định và phê duyệt dự án, trị giá hơn 1.000 tỉ đồng, ký hợp đồng giao cho PV Coating triển khai thực hiện (17-4-2014).
Để chuẩn bị cho thực hiện dự án, trước khi ký hợp đồng với PV Gas, ngày 4-4-2014, Trần Đức Minh chỉ đạo phòng Kinh tế Kỹ thuật và Nhà máy Bọc ống lập kế hoạch vật tư, cải tiến kỹ thuật cảm biến nhận biết mối hàn nhằm tiết kiệm vật tư khi thực hiện dự án.
Cáo trạng thể hiện, bị cáo Minh biết trong quá trình thực hiện dự án NCS2-GĐ1 do áp dụng kỹ thuật cảm biến nhận biết mối hàn nên tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu; biết định mức bọc ống 3LPE&CWC do Viện Kinh tế Xây dựng lập cao hơn thực tế sản xuất…
Tuy nhiên, bị cáo vẫn chỉ đạo ký hợp đồng mua vật tư theo định mức do Viện Kinh tế Xây dựng đưa ra.
Nhưng sau đó chỉ đạo nhân viên chuyển số vật liệu dư gồm 836,8 tấn hạt nhựa HE 3450HD và sáu vật tư khác gồm 29,76 tấn bột nhựa LE851P; 2,78 tấn bột nhựa Sinter; 76 tấn thép các loại; 1,5 tấn PS Ball…cất giấu ở kho của một công ty nhựa (KCN Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai – gọi tắt là Kho K752).
Việc gửi số hàng trên đã được bị cáo Minh liên hệ trước với giám đốc công ty này.
Để hợp thức hóa, bị cáo Minh đã trực tiếp trao đổi, bàn bạc, chỉ đạo cấp dưới gồm Phạm Ngọc Minh, Nhung và Vinh điều chỉnh hồ sơ kế toán. Bị cáo Phạm Ngọc Minh; Nhung; Vinh đã chỉ đạo các nhân viên khác lập chứng từ kế toán nâng khống khối lượng vật tư xuất kho sử dụng cho dự án NCS2-GĐ1 cao hơn khối lượng thực tế sử dụng cho sản xuất…
Khi thôi giữ chức vụ giám đốc PVCoating ngày 17-10-2016, bị cáo Minh ký biên bản bàn giao vật tư cho ông Lê Quyết Thắng (thời điểm đó là giám đốc mới) nhưng không bàn giao cho PVCoating số vật tư đang cất giấu ở kho K752. Tham gia ký biên bản bàn giao còn có các bị cáo khác…
Vụ việc sau đó được phát hiện và tố cáo đến Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an. Tháng 11-2016, sau khi làm việc với Cơ quan ANĐT, bị cáo Trần Đức Minh khai báo và nộp lại số vật tư. Qua giám định, số hàng trên trị giá hơn 48,3 tỉ đồng.
Do đây là số hàng đặc chủng, cơ quan tố tụng sau đó đã giao lại cho công ty PV Coating quản lý, sử dụng.
Bị cáo Trần Đức Minh bị cáo buộc tội tham ô số tiền 48,3 tỉ giá trị vật tư cất giấu riêng trên. Các đồng phạm khác được cho là giúp sức để tham ô, làm trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng. Một số nhân viên khác bị xử lý hành chính.
Dự tính vụ xét xử diễn ra hai ngày 27-28-2.
CÙ HIỀN
Theo plo.vn
Các tổ chức tín dụng phải chủ động cơ cấu lại nợ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Dư nợ từ các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tính đến thời điểm này vào khoảng 925.000 tỷ đồng, tương đương 11% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng.
NHNN Chính thức cho cơ cấu lại nợ
Ngày 24/2, NHNN đã có Văn bản số 1117/NHNN-TD về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất - kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch Covid-19 để thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch và có dư nợ gốc hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1 đến 31/3/2020, cho đến khi NHNN ban hành Thông tư hướng dẫn về vấn đề này; tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất - kinh doanh.
Đồng thời, văn bản của NHNN nêu rõ, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ phải đảm bảo hai yêu cầu.
Thứ nhất, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về mức độ thiệt hại, ảnh hưởng, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Thứ hai, tổ chức tín dụng có hướng dẫn triển khai nội dung này thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể về: tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; nội dung kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng dẫn tại công văn này, đảm bảo chặt chẽ, an toàn, đúng đối tượng; phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ chế để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng. Các tổ chức tín dụng phải báo cáo NHNN kết quả thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới theo quy định đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào ngày 15/3 và ngày 31/3/2020.
Xác định thiệt hại để hỗ trợ
Theo quy định hiện hành, các ngân hàng chỉ được cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến nhiều khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác như hàng không, du lịch, xuất nhập khẩu, vận tải... cũng bị thiệt hại nặng nề.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Tín dụng (NHNN) cho biết, dư nợ từ các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tính đến thời điểm này vào khoảng 925.000 tỷ đồng, tương đương 11% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, mức thiệt hại cụ thể chưa thể xác định được ngay.
Theo lãnh đạo NHNN, các tổ chức tín dụng cũng là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Giảm lãi suất đồng nghĩa với việc dùng chính tiền của ngân hàng để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, các ngân hàng cũng chỉ có thể giảm mức độ thiệt hại cho khách hàng mà vẫn phải đảm bảo bù đắp được chi phí. Về việc giảm và ưu đãi lãi suất, các ngân hàng sẽ phân tích và xác định mức độ thiệt hại của khách hàng trong dịch Covid-19 và đưa ra chính sách. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng không thể giảm lãi mãi được.
SSI Research đánh giá, 10 ngành được cho là có ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19 là ngân hàng, dệt may, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khoán, cảng biển và vận chuyển, dịch vụ sân bay, hàng không. Trong khi đó, chỉ có 4 ngành được đánh giá tích cực là dược phẩm, công nghệ thông tin, điện và nước.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng nhận định, dịch bệnh sẽ tác động làm giảm đà phát triển kinh tế của toàn cầu, Trung Quốc và cả Việt Nam. Do đó, nhu cầu tín dụng quý I/2020 được dự báo là giảm, qua đó tác động đến tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận của ngành ngân hàng.
Vân Linh
Theo baodautu.vn
Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 bị xử phạt về thuế Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (mã NT2, sàn HoSE) vừa bị Tổng cục Thuế quyết định xử phạt hành chính về thuế qua việc thanh tra chấp hành pháp luật thuế Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 bị phạt vi phạm hành chính, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp tiền thuế với tổng số tiền...