Cựu lãnh đạo CIA: ‘Ông Putin là món quà lớn nhất cho NATO’
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đem đến cho NATO một lý do để “sống lại lần nữa”, theo cựu Giám đốc CIA David Petraeus.
Learn to pronounce Tổng thống Nga Vladimir Putin theo dõi cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng Quảng trường Đỏ, vào ngày 9 tháng 5 năm 2019 tại Moscow, Nga. Ảnh: Getty Image
Theo đài CNBC, phát biểu tại Diễn đàn Ambrosetti ở Ý hôm 6-9, Tướng Petraeus nói rằng NATO bây giờ có năng lực hơn so với vài năm trước.
Ông giải thích rằng xích mích gần đây giữa các quốc gia thành viên thực sự đã thúc đẩy sự hợp tác và dẫn đến tăng chi tiêu cho quốc phòng, nhưng ông cũng nói rằng có hai yếu tố quan trọng khác cần chú ý.
“Ông Vladimir Putin là món quà lớn nhất đối với NATO kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và rằng những hành động quyết đoán của ông ấy đã khiến NATO có lý do để sống lại theo một cách rất đáng chú ý”, ông nói với nhà báo Steve Sedgwick của CNBC.
“Và dù nền kinh tế của EU hiện tại rất yếu ớt, nhưng các nước châu Âu đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng đồng euro từ lâu, vì vậy họ cũng có thể đóng góp tiền của cho NATO”.
Video đang HOT
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc xây dựng hệ thống Aegis Ashore ở Romania và Ba Lan, các cuộc tập trận quân sự của NATO do Mỹ dẫn đầu ở Ba Lan và các nước vùng Baltic đã khiến Nga nổi giận.
Lực lượng Mỹ đóng tại Ba Lan. Ảnh: DPA
Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 với Nga vào tháng 8. Cả hai bên đều cáo buộc bên kia vi phạm thỏa thuận trước khi hiệp ước này sụp đổ.
Hiệp ước đã thực sự bị chôn vùi khi Mỹ thử tên lửa hành trình vào tháng 8. Hành động này bị cấm theo thỏa thuận, và Nga mô tả đây là một thử nghiệm “đáng thất vọng” và khiêu khích.
Hôm 5-9, ông Putin nói rằng Nga sẽ sản xuất những tên lửa mới, vốn sẽ bị cấm nếu hiệp ước còn tồn tại. Nhưng ông cũng trấn an rằng Moscow sẽ không triển khai chúng trừ khi Washington có động thái khiêu khích trước
Ông Petraueus, tướng Lục quân bốn sao đã nghỉ hưu, từng giữ chức tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ và chỉ huy lực lượng liên minh ở Afghanistan, nói rằng Trung Quốc mới thực sự là mối quan tâm lớn nhất của Mỹ, mặc dù Nga đã “vô tình” khiến NATO hồi sinh.
“Tôi nghĩ thay đổi lớn nhất trên thế giới trong thế kỷ này là sự trỗi dậy liên tục của Trung Quốc”, ông nói với CNBC.
NGUYỆT ÁNH
Theo PLO
Mỹ có thể sử dụng lực lượng đặc nhiệm ở Estonia để đối phó Nga
Truyền thông Estonia mới đây tiết lộ, Mỹ đã bí mật đặt căn cứ quân sự tại quốc gia này kể từ năm 2014, trong bối cảnh căng thẳng giữa Moscow và NATO leo thang sau khi Crimea được sáp nhập vào Nga.
Căn cứ không quân Amari tại Estonia.
Theo đó, Lầu Năm Góc đã chi 15 triệu USD để duy trì hoạt động của một căn cứ quân sự ở Estonia. Căn cứ bí mật này được Mỹ xây dựng từ năm 2014, để huấn luyện các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm.
Sĩ quan thuộc lực lượng đặc nhiệm châu Âu Kevin Stringer cho biết: "Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tại Estonia được đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy đặc nhiệm châu Âu tại Stuttgart. Như vậy, lực lượng này thuộc quyền chỉ huy của lực lượng Vũ trang Mỹ, thông qua Bộ Chỉ huy ở châu Âu".
Trong khi đó, cựu thành viên Nghị viện châu Âu Miroslav Mitrofanov, người đại diện cho Latvia cho rằng, Mỹ đã triển khai lực lượng đặc nhiệm ở Estonia để đối phó Nga. Ông này nhấn mạnh, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã xuất hiện ở đó vào năm 2014, khi sự bài Nga đang gia tăng ở các nước Baltic.
Được biết, Mỹ hiện có khoảng 800 căn cứ quân sự ở tất cả các châu lục, đồn trú rải rác tại 80 quốc gia trên thế giới. Tính riêng khu vực xung quanh nước Nga, có khoảng 400 căn cứ và các điểm đóng quân khác nhau của Mỹ và NATO.
Cụ thể, trên lãnh thổ Đức hiện có tới 172 căn cứ quân sự Mỹ.
Bình An
SPN
Theo petrotimes
Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ sẽ tuần tra chung trên bộ tại Đông Bắc Syria Dự kiến từ ngày 8/9 tới, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ sẽ tiến hành các tuần tra chung trên bộ tại Đông Bắc Syria. Binh sỹ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch chống lực lượng Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), tại khu vực giáp giới Syria ở Hassa, tỉnh Hatay ngày 21/1/2018....