Cựu lãnh đạo bị bắt, Cao su Đồng Nai hủy đấu giá cổ phiếu HDBank
Chiều tối 12.12, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã phát ra thông báo hủy đấu giá cổ phần HDBank do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai nắm giữ, dự kiến diễn ra vào ngày 28.12 tới. Động thái hủy đấu giá cổ phần HDBank của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai diễn ra ngay sau khi cựu lãnh đạo của doanh nghiệp này bị khởi tố.
Ông Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) vừa bị khởi tố. Ảnh: IT.
Theo HoSE, ngày 12.12.2017, đơn vị đã nhận được văn bản số 1238/CSĐN-TCKT của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai về việc thông báo hủy thủ tục đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) đã được đăng ký tại HoSE. Căn cứ vào văn bản này, Ban tổ chức đấu giá HoSE đã thông báo ngưng thực hiện thủ tục đấu giá chuyển nhượng cổ phần của HDBank do Tổng Công ty Cao Su Đồng Nai nắm giữ dự kiến diễn ra vào lúc 9h ngày 28.12.2017 theo đề xuất của Tổng Công ty Cao Su Đồng Nai.
“Nhà đầu tư tham gia đợt đấu giá trên có thể đến các đại lý đấu giá để rút lại tiền cọc”, thông báo của HoSE nêu rõ.
Trước đó, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai dự kiến đưa ra bán đấu giá 1.368.000 cổ phần HDBank với giá khởi điểm 24.000 đồng/cổ phần, kỳ vọng thu về tối thiểu 32,8 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng hy vọng mức giá trúng thầu có thể tăng hơn do thị giá cổ phiếu HDB đang giao dịch trên thị trường OTC ở mức khoảng 31.000 – 32.000 đồng/CP, tăng rất nhiều từ khi có thông tin HD Bank sẽ niêm yết và bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư ngoại trước khi niêm yết.
Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin cựu lãnh đạo của Tổng Công ty này và một số lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Phú Riềng bị khởi tố thì Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đã nhanh chóng ra thông báo dừng bán đấu giá cổ phiếu HDBank.
Trước đó, theo thông báo từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, cơ quan này đang điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Phú Riềng và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 68/C46-P11 ngày 6.12.2017″.
Căn cứ tài liệu điều tra thu thập được, ngày 7.12.2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét và áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật đối với 5 bị can gồm: Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG); Nguyễn Thành Châu, nguyên Giám đốc Tổng Công ty Cao su Đồng Nai; Nguyễn Văn Minh, nguyên Kế toán trưởng Công ty Cao su Đồng Nai; Nguyễn Hồng Phú, nguyên Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng và Hoàng Văn Sơn, Kế toán trưởng Công ty Cao su Phú Riềng.
Video đang HOT
Các bị can bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 165 – Bộ luật Hình sự.
Sau khi Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên, ngày 12.12.2017 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định Khởi tố bị can và thi hành các lệnh đối với 5 bị can nêu trên. Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng điều tra mở rộng vụ án và thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Được biết, ông Thung và các bị can bị khởi tố do để xảy ra sai phạm trong giai đoạn 2006 – 2011. Theo đó, vào năm 2014, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại VRG giai đoạn 2006 – 2011, chỉ rõ nhiều sai phạm đồng thời kiến nghị xử lý về kinh tế số tiền gần 8.400 tỷ đồng.
Theo kết luận thanh tra, VRG đã đầu tư ngoài ngành vượt vốn điều lệ với số tiền 2.591 tỷ đồng. Đơn vị thành viên của VRG là Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa cũng đã đầu tư ra bên ngoài vượt hơn 133 tỷ đồng. Việc đầu tư ngoài ngành với giá trị rất lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận đạt được rất thấp, lỗ, tiềm ẩn nguy cơ mất vốn giá trị lớn.
Cụ thể, việc đầu tư góp vốn vào hoạt động kinh doanh của Công ty CP Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy hải sản Đồng Tháp mắc nhiều sai phạm, dẫn đến công ty liên tục lỗ, đến thời điểm thanh tra đã mất hết vốn điều lệ khoảng 144 tỷ đồng và dư nợ không có khả năng thanh toán hơn 253 tỷ đồng.
Việc đầu tư góp vốn vào Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Cao su để đầu tư khách sạn tại Quảng Ninh cũng để xảy ra sai phạm làm mất vốn hàng trăm tỷ đồng, không còn khả năng trả nợ vay.
Thanh tra Chính phủ cho rằng việc quản lý, thực hiện đầu tư các dự án của VRG và nhiều đơn vị thành viên đã bị buông lỏng, làm trái quy định gây thất thoát lớn. Đơn cử, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh nhận chuyển nhượng đất dự án và thanh toán cho Công ty VKETI hơn 20 tỷ đồng không đúng quy định.
Đối với việc đầu tư góp vốn thành lập Công ty Cao su Phú Riềng – Kratie để đầu tư trồng mới cao su, từ khâu lập, thẩm định, trình duyệt dự án đến công tác khảo sát điều tra thổ nhưỡng sai trình tự, mắc nhiều sai phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại hơn 483 tỷ đồng. Chưa kể, VRG và chủ đầu tư còn thực hiện vay vốn, bảo lãnh vay vốn ngân hàng và sử dụng vốn sai mục đích gần 1,9 triệu USD chưa thu hồi được dẫn đến mất khả năng trả nợ.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ , VRG quản lý chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất của các đơn vị thành viên. Hậu quả dẫn đến là Công ty CP KCN Nam Tân Uyên cho thuê lại đất khi chưa có hợp đồng thuê đất với UBND tỉnh Bình Dương; Công ty CP Phát triển Đô thị và KCN Cao su Việt Nam chuyển nhượng 109,8ha cho Công ty CP Đầu tư bất động sản Thành Đồng với giá gần 223 tỷ đồng, được VRG chấp thuận khi chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp, vi phạm Luật Đất đai năm 2003.
Thời điểm công bố kết luận thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo VRG thực hiện xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân thuộc VRG và đơn vị thành viên về những khuyết điểm, vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nêu trong kết luận thanh tra.
Liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại VRG và các đơn vị thành viên trong giai đoạn từ năm 2006 – 2011, ngày 5.12 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Công an trước ngày 1.1.2018 phải báo cáo kết quả điều tra, xử lý sai phạm có dấu hiệu tội phạm xảy ra tại một số đơn vị thành viên VRG do Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.
Theo Dantri
Thanh tra Chính phủ "bỏ lọt" nhiều dự án lớn khi thanh tra ĐH Quốc gia Hà Nội!
Trong quá trình thanh tra trách nhiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án, Thanh tra Chính phủ đã "bỏ lọt", chưa thanh tra đầy đủ phạm vi thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch thanh tra, nhất là một số dự án lớn chưa được thanh tra (?!).
Theo nguồn tin của PV Dân trí, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 524/TB-VPCP thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình tại cuộc họp xem xét kết luận thanh tra trách nhiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án giai đoạn 2013-2015.
Thông báo số 524 cho biết, sau khi nghe báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ về kết quả thanh tra và ý kiến của các bên tham dự cuộc họp (Thanh tra Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng), Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã kết luận cuộc họp, khẳng định dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc là một dự án lớn, vốn ngân sách không đủ nên đầu tư dàn trải, kéo dài dẫn đến lãng phí và tăng vốn đầu tư do nhiều nguyên nhân khách quan.
Trụ sở Thanh tra Chính phủ (Ảnh: Thế Kha).
Phó Thủ tướng yêu cầu, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đánh giá lại tính khả thi quy hoạch Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc, nghiên cứu giảm diện tích bồi thường, giải toả (còn 15%) để tập trung vốn cho đầu tư xây dựng công trình ưu tiên, trọng điểm. Đồng thời thực hiện các giải pháp kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn của xã hội, tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo; báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về các vấn đề trên.
Đánh giá Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều nỗ lực xây dựng và phát triển, tuy nhiên Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho rằng vẫn còn một số vi phạm, hạn chế, khuyết điểm trong tổ chức bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án như kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ đã nêu ra.
"Yêu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đối với những nội dung đã thanh tra, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, khuyết điểm và xử lý các vi phạm theo quy định để nâng cao năng lực quản trị"- thông báo nhấn mạnh chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình.
Đáng chú ý, Phó Thủ tướng cho rằng Thanh tra Chính phủ chưa thanh tra đầy đủ phạm vi thanh tra theo quyết định thanh tra và kế hoạch thanh tra, nhất là một số dự án lớn chưa được thanh tra. "Thanh tra Chính phủ phải rút kinh nghiệm về việc này và tiếp thu ý kiến của Văn phòng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện sau thanh tra"- thông báo số 524/TB-VPCP nêu rõ.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình yêu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kiểm tra, rà soát đầy đủ các vấn đề chưa được thanh tra và thực hiện nghiêm, đầy đủ các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại kết luận thanh tra; báo cáo kết quả đến Thanh tra Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/4/2018.
Ông Nguyễn Minh Mẫn làm Trưởng đoàn thanh tra
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định số 2379/QĐ-TTCP thanh tra trách nhiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, quản lý tài chính và thực hiện các dự án giai đoạn 2013-2015 vào ngày 15/9/2016.
Trong đó, ông Nguyễn Minh Mẫn - Thanh tra viên cao cấp, Quyền Vụ trưởng Vụ III (Thanh tra Chính phủ) được giao làm Trưởng đoàn thanh tra. Ông Nguyễn Xuân Tự - Thanh tra viên chính, Trưởng Phòng nghiệp vụ 3 (Vụ III) và ông Lê Đăng Quang- Thanh tra viên chính, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ I (Vụ III) được giao làm Phó trưởng đoàn thanh tra.
Quyết định thanh tra do ông Đặng Công Huẩn- Phó Tổng Thanh tra Chính phủ ký, giao Vụ trưởng Vụ III chỉ đạo, theo dõi, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý hoặc trình Tổng Thanh tra Chính phủ xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của đoàn thanh tra. Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra được giao giúp Tổng Thanh tra Chính phủ giám sát hoạt động của đoàn thanh tra.
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc được Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi năm 2003. Đây được coi là khu đô thị đại học liên hoàn thống nhất gồm 9 trường đại học thành viên, 8 viện, 13 trung tâm nghiên cứu, 4 trường THPT chuyên với quy mô hơn 41.000 sinh viên, học sinh. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm, dự án mới được đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng, chủ yếu cho giải phóng mặt bằng, làm đường và chưa biết đến bao giờ dự án mới về đích.
Thế Kha
Theo Dantri
Tố cáo qua điện thoại tràn lan sẽ khó xử lý người tố sai sự thật Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nêu ví dụ, nếu như mở rộng hình thức tố cáo, việc tố cáo qua điện thoại tràn lan sẽ gây khó khăn trong quá trình xác minh cũng như xử lý người tố cáo sai sự thật, có thể là...