Cựu kỹ sư Google bị bắt vì cáo buộc đánh cắp bí mật AI cho các công ty Trung Quốc
Một kỹ sư phần mềm Trung Quốc đã bị bắt ngày 6/3 tại Newark, California, Mỹ vì cáo buộc ăn cắp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của Google khi đang bí mật làm việc cho hai công ty Trung Quốc.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cho biết trong một tuyên bố rằng kỹ sư Linwei Ding (38 tuổi) còn được gọi là Leon Ding, sẽ phải đối mặt với 4 tội danh liên quan tới việc đánh cắp bí mật thương mại.
Ding bị cáo buộc đã chuyển thông tin bí mật từ mạng của Google sang tài khoản cá nhân của mình, đồng thời bí mật liên kết với các công ty trong lĩnh vực AI có trụ sở tại Trung Quốc.
Ông Garland nói: “Bộ Tư pháp sẽ không tha thứ cho hành vi trộm cắp trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến khác tạo nên mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Chúng tôi sẽ quyết liệt bảo vệ các công nghệ bảo mật được phát triển ở Mỹ không bị rơi vào tay những người không nên sở hữu chúng”.
Christopher Wray – Giám đốc FBI cho biết: “Việc đánh cắp công nghệ tiên tiến và bí mật thương mại từ các công ty Mỹ có thể gây ra những hậu quả tàn khốc về kinh tế và an ninh quốc gia”.
Theo cáo trạng, Ding bắt đầu làm việc ở Google từ năm 2019 và tham gia phát triển phần mềm được triển khai trong các trung tâm dữ liệu siêu máy tính của Google. Anh ta bị cáo buộc đã bắt đầu tải thông tin bí mật của Google lên tài khoản đám mây cá nhân trong khoảng thời gian từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2023.
Video đang HOT
Các tệp bị đánh cắp liên quan đến cơ sở hạ tầng phần cứng và nền tảng phần mềm, cho phép các trung tâm dữ liệu siêu máy tính của Google đào tạo các mô hình AI lớn thông qua học máy (machine learning – là một lĩnh vực nghiên cứu cho phép máy tính có khả năng cải thiện chính bản thân chúng dựa trên dữ liệu mẫu hoặc dựa vào những gì đã được học).
Bản cáo trạng cho biết, vào tháng 6/2022, Ding được giám đốc điều hành của một công ty công nghệ mới thành lập của Trung Quốc – Beijing Rongshu Lianzhi Technology Co (Rongshu), tiếp cận và đề nghị vị trí giám đốc công nghệ với mức lương hằng tháng là 14.800 USD.
Một thời gian trước tháng 5/2023, Ding cũng thành lập công ty riêng có trụ sở tại Trung Quốc – Shanghai Zhisuan Technology Co (Zhisuan), và tự xưng là giám đốc điều hành.
Theo cáo trạng, Ding chưa bao giờ thông báo cho Google về mối quan hệ của anh ta với cả hai công ty nói trên.
Sau khi Ding từ chức tại Google vào tháng 12/2023, công ty đã tìm kiếm lịch sử hoạt động mạng của kỹ sư này và phát hiện ra các lượt tải lên trái phép của anh ta từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2023.
Người phát ngôn của Google Jose Castaneda nói: “Sau khi điều tra, chúng tôi phát hiện ra rằng nhân viên này đã đánh cắp nhiều tài liệu và chúng tôi đã nhanh chóng chuyển vụ việc cho cơ quan thực thi pháp luật”.
“Chúng tôi có các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt để ngăn chặn hành vi trộm cắp thông tin thương mại và bí mật thương mại bí mật của chúng tôi. Chúng tôi rất biết ơn FBI vì đã giúp chúng tôi bảo vệ thông tin và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với họ”.
Ding phải đối mặt với mức án tối đa là 10 năm tù nếu bị kết án và bị phạt tới 250.000 USD cho mỗi tội danh bị cáo buộc.
Trung Quốc thu hút nhân tài AI với mức lương cao ngất ngưởng
Các nhà tuyển dụng sẵn sàng trả mức lương cao hơn đến 2/3 cho các kỹ sư thị giác máy tính nếu họ có thêm kỹ năng về GenAI.
Hội chợ việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: China Daily
Các nhà tuyển dụng ở Trung Quốc hiện nay đã tích cực đang tranh giành nhân tài có kỹ năng về trí tuệ nhân tạo tổng hợp (GenAI), công nghệ nền tảng cho thế hệ chatbot có độ thông minh cao mới do ChatGPT của OpenAI do Microsoft hậu thuẫn dẫn đầu.
Theo một báo cáo gần đây được công bố bởi cơ quan tuyển dụng Trung Quốc Liepin, các kỹ sư thị giác máy tính có kỹ năng GenAI đang được đề nghị mức lương trung bình hàng năm hơn 480.000 nhân dân tệ (hơn 1,6 tỷ đồng), cao hơn khoảng 2/3 so với mức 290.000 nhân dân tệ (hơn 992 triệu đồng) mà những đồng nghiệp của họ kiếm được nếu không có kiến thức về GenAI.
Sự khác biệt về lương tương tự cũng tồn tại ở các vai trò khác trong công ty công nghệ, từ kiến trúc sư phần mềm đến kỹ sư thuật toán và lập trình viên.
Các công ty Trung Quốc đang háo hức đuổi kịp GenAI sau khi OpenAI có trụ sở tại San Francisco phát hành rộng rãi ChatGPT vào cuối năm 2022. Các công ty Big Tech, bao gồm công cụ tìm kiếm Baidu, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding và các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn ở Trung Quốc đã đưa ra hơn 200 mô hình ngôn ngữ lớn của trí tuệ nhân tạo.
Việc OpenAI cho ra mắt Sora - mô hình chuyển văn bản thành video đã làm tăng thêm sự nhiệt tình ở Trung Quốc đối với công nghệ tạo văn bản thành video tương tự.
Các thành viên Trung Quốc trong đội phát triển Sora được ca ngợi như những anh hùng ở quê nhà vì đã "tỏa sáng trên trường quốc tế". Các công ty khởi nghiệp về AI, chẳng hạn như Moonshot AI có trụ sở tại Bắc Kinh huy động được 1 tỷ USD trong vòng cấp vốn gần đây cũng đang liên tục ca ngợi giá trị của GenAI.
Nền tảng này cho biết số lượng danh sách việc làm trên Liepin yêu cầu kỹ năng GenAI đã tăng hơn 179% so với cùng kỳ năm ngoái trong 10 tháng đầu năm 2023. Gần 60% các công ty được khảo sát nói rằng họ thích những ứng viên có trình độ cao về GenAI.
Liepin nhận thấy những người tìm việc đảm nhận các vai trò ít kỹ thuật hơn, chẳng hạn như bán tài khoản, vận hành nội dung và truyền thông xã hội, cũng như thiết kế đồ họa và hình ảnh... sẽ được trả lương cao hơn nếu họ có kỹ năng GenAI. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu về nhân tài AI đang tăng cao nhưng lại thiếu ứng viên phù hợp.
Theo một báo cáo được công bố vào cuối năm ngoái bởi Maimai, một nền tảng mạng xã hội nghề nghiệp, cứ 5 công việc mới về AI ở Trung Quốc thì chỉ có 2 nhân công đáp ứng đủ tiêu chuẩn trên thị trường. Một số tài năng AI hàng đầu của Trung Quốc đã chọn làm việc ở nước ngoài.
Tại OpenAI, 2 trong số 13 thành viên của nhóm phát triển Sora được xác định là đến từ Trung Quốc. Theo truyền thông địa phương, Jing Li học tại trường trung học số 2 Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc; còn Ricky Wang Yu theo học tại NSFZ - trường trung học liên kết với Đại học Sư phạm Nam Kinh, tỉnh Giang Tô.
Người đi làm Trung Quốc căng thẳng vì tiệc tất niên Hàng năm, các công ty Trung Quốc tổ chức những bữa tiệc cuối năm xa hoa với các lễ hội song trên thực tế không phải nhân viên nào cũng hào hứng với việc đó. Hình ảnh nhân viên biểu diễn trong tiệc cuối năm của công ty được tái hiện thực tế trong bộ phim "Johnny Keep Walking!" - bộ phim hài...