Cứu kịp thời ca bong võng mạc sau sinh non
– Một trường hợp bệnh lý bong võng mạc trẻ sinh non vừa được một bệnh viện tại TP.HCM cứu kịp thời bằng phương pháp mới.
Ngày 12/3, Bệnh viện FV cho biết vừa cứu kịp thời một trường hợp bệnh lý này. Bệnh nhi tên H., con của sản phụ P.T.B., ngụ tại An Giang, chào đời nặng 1,2 kg khi mới 7 tháng tuổi.
Sau khi sinh, do thường có biểu hiện tím tái và ngạt thở nên bé phải nằm lồng ấp và thở oxy kéo dài. Đến khi bé được 4 tháng, người nhà phát hiện con ngươi bé bị trắng và mắt bé không có phản ứng khi đưa đồ vật lại gần nên đưa bé đến khám.
Bệnh nhi được điều trị bong võng mạc bằng phương pháp mới.
Tại đây, sau khi thăm khám cho H., bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ Bệnh viện FV xác định bệnh nhi bị chứng ROP, thị lực mắt trái đang ngày càng yếu dần. Nếu không được chữa trị kịp thời, bé sẽ bị mù lòa mắt trái vĩnh viễn.
Vì bệnh lý của bé H. khá nặng, nên để chữa trị một cách tốt nhất, bác sĩ Mai đã thảo luận cùng bác sĩ Laurence Lim – BS điều trị cao cấp của Trung tâm mắt quốc gia Singapore (SNEC) nhân dịp ông sang Việt Nam hợp tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện FV.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã quyết định dùng phương pháp quang động để điều trị cho H.
Theo BS Mai, bé được gây tê hoặc gây mê tại chỗ, tiêm chất nhuộm nhạy sáng vào mạch máu và chiếu laser quang động để tạo phản ứng chất nhuộm, đóng kín các mạch máu bất thường, ngăn chảy máu mà không để lại sẹo.
Sau khi phẫu thuật bé đã có cảm nhận với ánh sáng, vật thể và hiện nay thị lực gần như đã hồi phục hoàn toàn.
Theo BS Mai, để phòng tránh bệnh lý bong võng mạc trẻ sinh non, khi mang thai, các bà mẹ cần chăm sóc sức khỏe toàn thân, thường xuyên theo dõi và điều trị các bệnh lý mạn tính để hạn chế nguy cơ sinh non.
Nếu trẻ sinh non trước tuần 34 của thai kỳ hoặc cân nặng dưới 2kg, bé cần được khám đáy mắt từ tuần thứ 4 sau sinh.
Việc điều trị chỉ đem lại hiệu quả khi bệnh được phát hiện sớm và theo dõi tốt trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 sau sinh. Vì bệnh tiến triển rất nhanh nên sau khi điều trị, trẻ cần được khám định kỳ thường xuyên để theo dõi ít nhất là 2 tuần/lần.
“Đây là bệnh lý không phải hiếm gặp hiện nay. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời trong vòng 4 tuần sau sinh, trẻ dính bệnh này sẽ có nguy cơ mù vĩnh viễn hai mắt. Để người dân hiểu hơn về cách phòng tránh tránh, tầm soát và tiếp cận với phương pháp điều trị bệnh, sáng 14/3, chúng tôi sẽ có hội thảo miễn phí về bệnh lý bong võng mạc trẻ sinh non tại khách sạn Continental Sài Gòn” – BS Mai chia sẻ.
Box: Theo bác sĩ Mai, nhiều bà mẹ sinh non hiện nay khi chăm sóc bé chỉ để tâm đến cân nặng và hệ hô hấp của con mà không biết rằng 80% trẻ sinh non dưới 1.2 kg có nguy cơ bị bong võng mạc hoặc viêm nội nhãn.
Đặc biệt, với những trẻ có tuổi thai dưới 33 tuần, trẻ sinh non bị ngạt phải nằm lồng ấp, thở oxy kéo dài hoặc thở oxy nồng độ cao (trên 40%) thì nguy cơ bé bị tổn thương mạch máu nhỏ ở mắt và bong võng mạc là rất cao.
Thanh Huyền
Theo_VietNamNet
Em bé chào đời sớm 3 tháng, vẫn nằm trong túi nước ối
Thông thường, túi nước ối tự vỡ khi người mẹ chuyển dạ hoặc bị vỡ do vết rạch của dao mổ nhưng với trường hợp của bé Silas, túi nước ối vẫn còn nguyên.
Là một trong những ca sinh non có tỷ lệ sống sót thấp, trường hợp của bé sơ sinh Silas không chỉ gây bất ngờ cho các bác sĩ khi chào đời ở tuần thai thứ 26 mà còn được đánh giá là thần kỳ vì lúc chào đời, bé vẫn nằm trong túi nước ối. Được biết, tỷ lệ trẻ sinh ra vẫn nằm trong túi nước ối rất hiếm gặp. Trong 80.000 ca mới có 1 ca như vậy.
Bé Silas vẫn nằm nguyên trong túi nước ối với nhau thai cuốn quanh cổ, chân tay co quắp như đang nằm trong bụng mẹ.
CBS đưa tin, bé Silas đã chào đời tại Bệnh viện Cedars-Sinai ở bang California, Mỹ bằng phương pháp đẻ mổ. Khi bác sĩ William Binder tiến hành phương pháp đẻ mổ trên cơ thể mẹ bé Silas, túi nước ối vẫn còn nguyên. Thậm chí, ông còn nhìn thấy rõ Silas vẫn đang cuộn mình bên trong túi nước ối.
Ngay sau khi túi nước ối được rạch ra, Silas vẫn thở được qua nhau thai. Mặc dù chào đời sớm gần 3 tháng nhưng sức khỏe của Silas hoàn toàn ổn định. Dự kiến, bé sẽ sớm được xuất viện trong tháng tới.
Được biết, trường hợp trẻ chào đời trong túi nước ối vẫn còn nguyên được gọi là sinh bọc điều. Đây là trường hợp sinh sản vô cùng hiếm gặp. Thông thường, túi nước ối thường tự vỡ trước khi trẻ chào đời hoặc bị vỡ khi có tác động của dao mổ.
Ngoài ra, người ta còn quan niệm, những em bé được sinh ra trong túi nước ối là dấu hiệu của sự may mắn. Số mệnh của chúng như được định sẵn rằng sẽ luôn có người bảo vệ và che chở.
Bé Silas sẽ được xuất viện trở về nhà trong tháng tới.
TheoChi Mai / MASK Online
Những hào quang kì lạ xung quanh cơ thể người Bằng phương pháp chụp ảnh photographic plate, nhiếp ảnh gia người Nga Semyon Kirlian phát hiện ra những hào quang kì lạ xung quanh cơ thể người. Cùng tìm hiểu xem tại sao lại có ánh hào quang kì lạ này trong bài viết dưới đây. Một nhà phát minh người Nga Semyon Kirlian đã khởi xướng loại hình chụp ảnh này năm...