Cứu khẩn cấp một phụ nữ trôi dạt trên biển
Sáng 10-3, Trạm Kiểm soát Biên phòng Cửa Lở cho biết, trong lúc hành nghề đánh cá, ông Trương Sanh (xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) phát hiện một phụ nữ đang trôi trên biển. Ông Sanh lập tức cứu vớt và đưa người phụ nữ vào bờ an toàn.
Khoảng 6 giờ 30, ngày 10-3, tàu cá QNg -M -584TS do ông Trương Sanh, (SN 1975), làm thuyền trưởng, trú xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, trong lúc hành nghề lưới ở khu vực cách Cửa Lở khoảng 2km thì bất ngờ phát hiện một phụ nữ đang trôi trên biển.
Ông Sanh lập tức vớt người phụ nữ lên và thông báo cho Trạm Kiểm soát Biên phòng Cửa Lở đưa vào bờ cấp cứu.
Ông Trương Sanh đã cứu người phụ nữ trôi trên biển. Ảnh: Trạm KSBP Cửa Lở
Ngay sau khi nhận được tin báo, Trạm Kiểm soát Biên phòng Cửa Lở đã lập tức đều động hỗ trợ cứu vớt người phụ nữ.
Video đang HOT
Nhờ sự hỗ trợ cấp cứu kịp thời, người bị nạn đã qua cơn nguy kịch.
Người phụ nữ bị nạn được xác định là Phạm Thị Huệ, (SN 1983), trú xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi.
Vụ việc đang được điều tra làm rõ.
NGUYỄN TRANG
Theo sggp
Dự báo mùa khô năm 2019 ở Kon Tum sẽ khắc nghiệt
Dự báo mùa khô năm 2019 ở Kon Tum sẽ khắc nghiệt và kéo dài. Để quản lý và bảo vệ hàng trăm ngàn héc-ta rừng, ngành chức năng tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
Kon Tum chủ động phòng, chống cháy rừng trước nguy cơ mùa khô năm 2019. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong đó, chú trọng công tác phòng, loại trừ các nguyên nhân dẫn đến cháy rừng như phát quang nương rẫy, khai thác đót, lồ ô...
Huyện Đăk Tô chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ hơn 11.800 héc-ta rừng tự nhiên và hơn 7.175 héc-ta rừng trồng. Trong đó, diện tích rừng tre nứa và rừng trồng các loại là những diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy rất cao. Đặc biệt, mùa nắng nóng cao điểm cũng đồng thời là mùa đốt nương làm rẫy của người dân.
Vì vậy, lực lượng chức năng huyện Đăk Tô đã xây dựng nhiều phương án, kế hoạch phòng cháy chữa cháy trên địa bàn huyện; tập trung đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn kiện toàn và duy trì hoạt động 9 tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng cấp xã và 67 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các thôn, khối.
Đặc biệt, huy động nhiều lực lượng vào công tác quản lý và bảo vệ rừng, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", xây dựng đường ranh cản lửa, tuyên truyền sâu rộng nâng cao ý thức của người dân,...
Cũng là huyện có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, huyện biên giới Ngọc Hồi thực hiện nhiều phương án phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô. Ngọc Hồi có địa bàn trải rộng, diện tích rừng chủ yếu phân bổ xa khu dân cư, vì vậy, ngay từ đầu mùa khô, lực lượng chức năng của huyện đã tích cực triển khai xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy rừng.
Chú trọng công tác tuyên truyền, từ đầu mùa khô năm 2019 đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện đã thực hiện tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng được 21 cuộc cho 7 xã với hàng nghìn lượt người tham gia. Xác định phương châm phòng là chính, các đơn vị chủ rừng chủ động tu sửa, làm mới các công trình phòng cháy như làm đường băng trắng cản lửa, xây dựng và tu sửa các chòi canh lửa, các hồ, bể chứa nước, các bảng tuyên truyền cố định, bảng dự báo cấp cháy rừng, bảng quy ước bảo vệ rừng, biển tam giác cấm lửa...
Ông Dương Đắc Thế, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Ngọc Hồi cho biết: Để công tác phòng cháy chữa cháy rừng hiệu quả, không để xảy ra cháy rừng, Hạt đã đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến nhân dân các quy định của pháp luật quản lý bảo vệ rừng; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin và thực hiện tốt công tác dự báo cấp cháy rừng.
Đồng thời, tổ chức các đợt kiểm tra, đôn đốc cơ sở, đơn vị chủ rừng triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng; Phân công các đơn vị trực 24/24 giờ trong mùa khô hanh, bố trí người và phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy ở những điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao... Nhờ làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng, từ đầu mùa khô năm 2019 đến nay, trên địa bàn chưa xảy ra cháy rừng./.
Theo Quang Thái/TTXVN
Khuấy lòng biển cào đặc sản ốc gạo bé xíu, cầm chắc tiền triệu/ngày "Cách đây khoảng 4 tuần, giá 1 bao (100 kg) ốc gạo chỉ khoảng 1 triệu đồng nhưng hiện đã tăng lên gấp đôi và phải tranh nhau mua mới có", chị Nguyễn Thị Vân (41 tuổi) - người hơn 5 năm chuyên mua bán ốc gạo ở vùng biển xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bày tỏ. Trong cái nắng...