Cựu học sinh trường Albert Sarraut xúc động trong cuộc gặp mặt tại Hà Nội
Dưới cái se lạnh của mùa thu Hà Nội, các cựu học sinh trường Trung học Albert Sarraut nổi tiếng một thời ở Đông Dương hôm nay 27/10 đã có cuộc gặp mặt đầy xúc động tại khuôn viên trường cũ, nay là trường Trung học phổ thông Trần Phú, Hà Nội.
Đây là cuộc họp mặt toàn thể đầu tiên, với sự tham dự của nhiều cựu học sinh trường Trung học Albert Sarraut.
Trường Trung học Albert Sarraut (tiếng Pháp: Lycée Albert Sarraut) là một trong những trường trung học nổi tiếng nhất ở Đông Dương, được chính quyền thực dân Pháp thành lập từ năm 1919 tại Hà Nội. Nhiều nhân vật nổi tiếng như cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, hay Phạm Huy Thông, từng theo học ở trường này. Trường giải thể năm 1965.
Trường Trung học Albert Sarraut tại Hà Nội từng có 2 phân sở, một phân sở là Grand Lycée (nay là Trụ sở Ban đối ngoại Trung ương Đảng, số 2 Hoàng Văn Thụ) và Petit Lycée (nay là Trường THPT Trần Phú, số 8 Hai Bà Trưng).
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Nol Poirier phát biểu tại cuộc gặp mặt của các cựu học sinh.
Năm 2010, gần 50 năm sau khi cánh cổng trường Albert Sarraut khép lại, Câu lạc bộ cựu học sinh LAS ở Việt Nam (ALAS-VN) được chính thức thành lập. Từ ý tưởng của bà Louise Brocas, một cựu học sinh của trường Albert Sarraut tại Pháp, Hội cựu học sinh Lycée Albert Sarraut (ALAS) trụ sở tại Paris, Pháp, và ALAS-VN đã tổ chức cuộc gặp mặt các cựu học sinh trong và ngoài nước, trồng cây kỷ niệm tại khuôn viên trường cũ nay là trường Trung học phổ thông Trần Phú, số 8 Hai Bà Trưng, Hà Nội, trong cái se se lạnh của mùa thu Hà Nội, nhằm thắt chặt tình hữu ái giữa các thế hệ cựu học sinh.
Các cựu học sinh chụp ảnh lưu niệm tại khuôn viên trường cũ nay là trường trung học phổ thông Trần Phú – Hà Nội.
Video đang HOT
Ý nghĩa của cuộc gặp, được sự bảo trợ của Đại sứ Nguyễn Huy Quang, Chủ tịch Hội hữu nghi và hợp tác Việt Nam-Pháp (AACVF) và Ngài Jean-Nol Poirier, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, lại càng được nhân lên khi được tổ chức đúng vào dịp Việt Nam-Pháp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Lần đầu tiên hàng trăm cựu học sinh của trường Albert Sarraut có dịp quy tụ đông đủ, gặp gỡ sau bao nhiêu năm xa cách và ôn lại những kỷ niệm đẹp.Trong số cựu học sinh của trường, có ông Phạm Huy Hoàn, Tổng biên tập Báo Dân Trí.
Sau cuộc gặp mặt tại trường Trần Phú, các cựu học sinh cũng tới thăm lại Grand Lycée, nay là Trụ sở Ban đối ngoại TW Đảng, số 2 Hoàng Văn Thụ.
Trung Anh
Theo Dantri
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng
Những thành tựu của Đà Nẵng, của nhiều địa phương khác và cả nước đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn.
Sáng 17/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì buổi làm việc của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị ( khóa IX) về " Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Báo cáo với Bộ Chính trị về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ cho biết: Kinh tế của Đà Nẵng tăng trưởng với tốc độ khá, GDP tăng bình quân 11,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng theo hướng "dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp". Đặc biệt, công tác quy hoạch được thực hiện, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị tạo được dấu ấn rõ nét, quy mô đô thị mở rộng hơn 3 lần so với năm 2003.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ báo cáo Bộ Chính trị về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33
Chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tốt, thực hiện có hiệu quả chương trình thành phố "5 không, 3 có". Nhiều công trình trọng điểm hoàn thành đưa vào sử dụng, nhất là giao thông, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác, vừa làm thay đổi cơ bản diện mạo đô thị thành phố theo hướng văn minh, hiện đại; tăng cường kết nối, thông thương, phát triển kinh tế của miền Trung.
Thành phố đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển như: cảng biển, khu công nghiệp dịch vụ chế biến thủy sản, cảng cá, âu thuyền trú bão, các khu du lịch cao cấp và các tuyến đường ven biển. Thành phố đã ưu tiên phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, từng bước khẳng định Đà Nẵng là trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực lớn của Vùng và cả nước....
Chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị có nhiều cố gắng và đạt nhiều kết quả tích cực. Thành phố có nhiều cách làm mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành, trong công tác cán bộ, xây dựng nguồn nhân lực, quan tâm cải cách hành chính, huy động được sức mạnh tổng hợp, phát huy được vai trò của người đứng đầu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm....
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng báo cáo nhanh với Bộ Chính trị về hậu quả và tình hình khắc phục hậu quả bão số 11. Quyết tâm của thành phố là nhanh chóng ổn định cuộc sống của nhân dân và khôi phục sản xuất.
Tại buổi làm việc, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, đại diện lãnh đạo các ban, Bộ, ngành Trung ương đã thảo luận cho ý kiến về những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, vướng mắc; những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, các kiến nghị, đề xuất của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về cơ chế, chính sách để có thêm nguồn lực xây dựng, phát triển thành phố từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thay mặt Bộ Chính trị, kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Bộ Chính trị đánh giá Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng trong 10 năm qua đã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong vùng tổ chức thực hiện, đưa Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị vào hiện thực cuộc sống, chọn khâu đột phá để chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến khá toàn diện, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Những thành tựu của Đà Nẵng, của nhiều địa phương khác và cả nước đã chứng minh đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc
Bộ Chính trị lưu ý, tiềm năng lợi thế của Đà Nẵng còn nhiều. Thành phố có thuận lợi về địa kinh tế, địa chính trị, vùng đất, con người, lịch sử nhưng còn có những mặt chưa được khai thác phát huy tốt. Quy mô kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp. Đầu tư cho phát triển sản xuất chậm so với phát triển hạ tầng. Cần tiếp tục làm cho Đà Nẵng có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong vùng...
Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp tới, Bộ Chính trị yêu cầu thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy thành tích, kinh nghiệm tốt đã có để thực hiện Nghị quyết 33 Bộ Chính trị một cách tích cực, quyết liệt, hiệu quả cao hơn nữa; cần tiếp tục nhận thức rõ, sâu sắc, đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò trung tâm, động lực của Đà Nẵng trong vùng miền Trung và Tây Nguyên, phân tích kỹ tiềm năng, thế mạnh, những khó khăn, hạn chế, dự báo tình hình sắp tới để có chủ trương và quyết tâm cao hơn.
Là một đô thị trẻ, Đà Nẵng đang có đà phát triển nhưng trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, phát huy cao độ mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững.
Bộ Chính trị lưu ý là tiếp tục tập trung xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung, phát huy vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng; trung tâm bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tài chính - ngân hàng; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh; một động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm.
Trên cơ sở mục tiêu này, thành phố tiếp tục rà soát, xây dựng và thực hiện quan quản tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển thành phố gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của vùng. Phát triển kinh tế đi đôi với tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung nâng cao quy mô và chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng thành phố Đà Nẵng đẹp, văn minh, hiện đại, có bản sắc riêng, có quản lý một cách nền nếp, chặt chẽ, xây dựng con người văn minh, thực hiện tiếp phong trào "5 không, 3 có".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị Đà Nẵng cần quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường; là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế, trung tâm dịch vụ của cả miền Trung; tiếp tục tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị- xã hội trong mọi tình huống.
Đề cập công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu thành phố Đà Nẵng tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa XI) về xây dựng Đảng, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền đô thị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Đà Nẵng phát huy tính chủ động, tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương trong vùng để cùng Đà Nẵng kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, huy động các nguồn lực để thành phố ngày càng phát triển.
Về các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng, Bộ Chính trị cơ bản đồng ý về chủ trương, giao Ban cán sự Đảng Chính phủ, các bộ, ban ngành phối hợp xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện để Đà Nẵng có thêm nguồn lực, động lực trong quá trình xây dựng và phát triển.
Theo Vũ Duy
Vov.vn
750 công nhân vệ sinh mướt mồ hôi với "núi" rác sau bão -Sau khi bao tan, gió ngớt, 750 công nhân vệ sinh của Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Đà Nẵng đa xuống đường dọn dẹp "núi" rác trên các tuyến phô. Bắt đầu từ 10 giờ sáng 15/10, bão bắt đầu giảm cũng là lúc lực lượng công nhân vệ sinh ra quân dọn dẹp cây xanh gay đô. Trên các...