Cứu hộ thành công cá thể cầy vằn – loài cầy quý hiếm nhất Việt Nam
Cá thể cầy vằn này được ông Lưu Quang Mật, một người dân huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tình nguyện giao nộp.
Trước đó, ông Mật đã liên lạc với Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã cho biết, năm 2014, ông đã mua hai cá thể cầy vằn, một trong những loài cầy quý hiếm nhất ở Việt Nam, từ một thợ săn địa phương tại TP Hồ Chí Minh để nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, do quá yếu, một cá thể đã bị chết. Sau đó, ông đã quyết định giao nộp cá thể còn lại cho trung tâm cứu hộ.
Ông Trần Quang Phương, quản lý chương trình bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê chia sẻ: “Hoạt động cứu hộ này đánh dấu thành công đầu tiên của chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn loài cầy vằn. Đồng thời, thúc đẩy các cơ quan thực thi pháp luật chuyển giao cầy vằn tịch thu đến các trung tâm cứu hộ”.
Cá thể cầy vằn đầu tiên được cứu hộ sau 14 năm
Video đang HOT
Cũng theo ông Phương: “Cá thể cầy vằn hiện đang trong tình trạng sức khỏe tốt. Đây là sự đóng góp lớn trong chương trình Sinh sản Bảo tồn loài cầy vằn, vốn được phát triển nhằm gia tăng đa dạng gen đối với quần thể cầy vằn ngoài tự nhiên tại Việt Nam”.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam, cầy vằn có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm H5N1. Năm 2005 và 2008, rất nhiều cá thể cầy vằn đã bị chết do loại cúm này gây ra. Do vậy, chúng cần có thời gian kiểm tra và đánh giá sức khỏe cẩn thận tại khu kiểm dịch trước khi được tái thả về môi trường tự nhiên.
“Việc nuôi nhốt hoặc ăn thịt cầy vằn tại các nhà hàng làm tăng nguy cơ lây nhiễm cúm và các loại bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của con người”, ông Thái nhấn mạnh.
Hiện tại, cá thể cầy vằn này đang được các chuyên gia chăm sóc đặc biệt trước khi tái thả về môi trường tự nhiên.
Theo_An ninh thủ đô
Người dân giao nộp cầy vằn quý hiếm
Cầy vằn cân nặng 2 kg, bị thương nhẹ ở đuôi và tay trái. Người giao nộp mong muốn con vật quý hiếm sớm bình phục và tái thả về tự nhiên.
Ngày 12/5, Chương trình bảo tồn thú ăn thịt và tê tê (CPCP) đã làm việc với Trạm Kiểm lâm Xuân Lộc (Long Khánh, Đồng Nai) để cứu hộ con cầy vằn (Chrotogate owstoni). Cá thể này do ông Lưu Quang Mật, một người địa phương tình nguyện giao nộp.
Con cầy vằn có sức khỏe tốt. Ảnh: CPCP.
Năm 2014, ông Mật đã mua hai con cầy vằn từ một thợ săn địa phương tại TP HCM để nuôi làm cảnh mà không biết đây là loài cấm săn bắt, buôn bán vì mục đích thương mại. Sau đó, một con đã chết, con còn lại được ông giao cho tổ chức cứu hộ.
Cầy vằn có cân nặng 2 kg, bị thương nhẹ ở phần đuôi và tay trái. "Điều tôi mong muốn nhất là nó sớm bình phục và tái thả về tự nhiên", ông Mật nói.
Trước khi tái thả về tự nhiên, ông Nguyễn Văn Thái, Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã, cho rằng cần có thời gian kiểm tra và đánh giá sức khỏe cầy vằn cẩn thận tại các khu kiểm dịch trước. Bởi loài này có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm H5N1. Chúng từng bị chết với số lượng lớn vào năm 2005 và 2008 do cúm gây ra.
Đây là cầy vằn đầu tiên được cứu hộ và chuyển đến trung tâm kể từ năm 2002. Nó là một trong những loài cầy quý hiếm nhất ở Việt Nam, được xếp trong nhóm IIB và được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định 32.
Phạm Hương
Theo VNE
Sóc Trăng: Rùa biển quý hiếm suýt thành mồi nhậu Một ngư dân địa phương bắt được cá thể rùa biển quý hiếm nặng 40kg mắc cạn ven biển Sóc Trăng vừa được bàn giao cho Đồn biên phòng chăm sóc. Rùa biển quý hiếm 40 kg mắc cạn ven biển Sóc Trăng. Sáng 10.5, UBND xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) xác nhận thông tin việc người dân địa...