“Cứu hộ” một con vích nặng 50kg mắc lưới
Con vích được tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản thả về lại với biển
Lúc 8h ngày 8/10, tổ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn (Bình Định) đã cứu hộ và thả thành công 1 con vích, ngư dân địa phương còn gọi là con rùa biển, hay con đú, trở về lại biển.
Trước đó, rạng sáng 8/10, ông Nguyễn Văn Ái – 39 tuổi, ở thôn Tây, xã đảo Nhơn Châu làm nghề khai thác thủy sản bằng thúng lưới tại vùng biển tại địa phương đã phát hiện có 1 con vích mắc lưới.
Video đang HOT
Con vích này nặng khoảng 50 kg, chiều dài từ đầu đến đuôi 1,2 m, ngang mai vích rộng 0,5 m, chiều dài mai 0,55 m 4 chi đều có 4 móc dài, mỗi chi trước dài 0,4 m, mỗi chi sau dài 0,2 m, đuôi dài 0,3 m.
Khi lật ngửa, mai bụng con vích có màu vàng nhiều vảy lớn lật úp mai có màu đen nhiều vảy. Ông Ái đã đưa con vích này vào bờ và định bán lại cho các ngư dân địa phương với giá 60.000 đồng/kg.
Nhận được tin báo của nhân dân, tổ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Châu đã có mặt kịp thời để cứu hộ. Sau khi vận động và giải thích đây là loài sinh vật ở biển rất quý hiếm, nằm trong sách đỏ của Việt Nam, cần phải bảo tồn bảo vệ tránh nguy cơ bị tuyệt chủng. Ông Ái đã vui vẻ bàn giao lại con vích cho Tổ Bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Châu và đã thả nó về trở lại với biển.
Theo 24h
Điều tra thủ phạm giết cá sấu Xiêm
Cá sấu xiêm quý hiếm chết có thể do mắc bẫy
Ngày 1/10, ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết công an huyện cùng với lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương đang điều tra thủ phạm gây ra cái chết của con cá sấu Xiêm.
Nhiều khả năng cá chết do bị đánh bẫy
Ông Toại khẳng định khi ông đến nơi đặt xác cá sấu Xiêm ở UBND xã Ea Lâm, trên cổ cá sấu vẫn còn thòng lọng làm bằng dây cáp thắng xe đạp, đầu kia cột vào một cọc gỗ. "Có lẽ con cá sấu chết là do mắc bẫy nhưng chắc chắn thì phải chờ kết luận của công an" - ông Toại nói.
Trong khi đó, dựa vào lớp sừng bị bong ra cũng như tang chứng là sợi thòng lọng quanh cổ cá sấu, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học Miền Nam, khẳng định: "Chắc chắn cá sấu chết là do tác động của con người. Những kẻ săn bắt trộm đã nhẫn tâm đặt bẫy nó". Còn theo ông Lê Văn Hiền, Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND xã Ea Lâm, từ đầu năm đến nay, người dân đã phát hiện 2 con cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm bị những kẻ săn bắt trộm giết thịt.
Ông Lê Văn Bé, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, thừa nhận trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm thuộc về lực lượng kiểm lâm. Tuy nhiên, ông Bé phân bua: "Đây là vùng giáp ranh của 3 tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk. Chúng tôi không có thuyền, lực lượng lại mỏng nên không thể quản lý hết".
TS Long khẳng định năm 2005, Viện Sinh học nhiệt đới (nay là Viện Sinh thái học Miền Nam) đã phát hiện có ít nhất 2 cá thể cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm và đã báo cáo UBND tỉnh Phú Yên và các cơ quan chức năng tỉnh này để phối hợp bảo vệ. Thế nhưng ông Bé lại cho rằng việc có cá sấu ở bàu Hà Lầm trước đây chỉ là tin đồn. Ngay cả việc có sợi thòng lọng trên xác cá sấu, ông Bé cũng cho rằng trong báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh không đề cập và riêng ông cũng không thấy(!?)
Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Yên là đơn vị từng phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới lập dự án bảo tồn cá sấu Xiêm ở bàu Hà Lầm năm 2005. Tuy nhiên, theo bà Lê Đào An Xuân, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Phú Yên), sau khi dự án này kết thúc vào năm 2008, cơ quan này không còn quan tâm gì đến những con cá sấu quý hiếm, được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp.
Theo 24h
Cá sấu Xiêm: "Dấu chấm hết" đau đớn Hai vòng dây thép bằng ruột thắng xe đạp siết chặt vào cổ con cá sấu xấu số. Phía đầu dây thép kia còn dính cả một cây cọc dài gần 1m. Đó là cái thòng lọng mà các tay săn thú rừng đã giết chết con cá sấu Xiêm hoang dã quý hiếm tại xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh (Phú Yên)....