Cựu HLV tuyển Việt Nam đến CLB hạng 3 Nhật Bản làm việc
HLV Toshiya Miura quyết định gia nhập Gifu FC ở J.League 3. Ông đảm nhiệm vị trí CEO và giám đốc kỹ thuật đội bóng.
HLV Toshiya Miura chia sẻ: “Tôi muốn giúp đỡ cho mục tiêu thăng hạng lên J.League 2 của CLB, cùng chiến đấu, cùng chia sẻ niềm vui với người hâm mộ, những nhà tài trợ và người dân trong tỉnh.
Chúng tôi có thể trở thành một đội được mọi người yêu mến trong thời gian dài. Tôi hy vọng mình có thể đóng góp cho việc xây dựng đội bóng”.
HLV Miura gia nhập Gifu FC với vai trò CEO và GĐKT (Ảnh: Gifu FC)
Hiện tại, Gifu FC đang đứng thứ 5/15 ở J.League 3 với 28 điểm sau 17 vòng đấu. Đội cách 4 điểm với vị trí thứ 2 thăng hạng lên J.League 2. HLV trưởng đang là ông Takayoshi Amma (52 tuổi).
HLV Toshiya Miura sinh năm 1963 (58 tuổi). Ông từng dẫn dắt ĐTQG và U23 Việt Nam giai đoạn 2014-2016. Thành tích tốt nhất ông đạt được là giúp đội tuyển Việt Nam vào bán kết AFF Cup 2014, giúp U23 Việt Nam giành HCĐ SEA Games 2015, vòng 1/8 ASIAD 2014.
HLV Miura có bằng Pro HLV. Ngoài ra, ông cũng có bằng HLV hạng cao nhất của Nhật Bản, bằng A HLV do Liên đoàn bóng đá Đức cấp. Ngoài làm HLV, GĐKT, ông Miura còn làm bình luận viên có tiếng ở Nhật Bản.
HLV Miura tạo ấn tượng với tính kỷ luật, đòi hỏi thể lực cao từ các cầu thủ. Ông gây ấn tượng với nhiều tuyển thủ Việt Nam ở thời điểm hiện tại như Công Phượng, Quế Ngọc Hải, Đỗ Duy Mạnh,…
Ông Miura sau này trở lại Việt Nam làm HLV CLB TP.HCM trong 2 năm 2018 và 2019 nhưng không tạo được dấu ấn. Trước đây, ông Miura từng nhiều lần làm GĐKT các CLB ở Nhật Bản.
Video đang HOT
Năm 2004, ông làm GĐKT Omiya Ardija. Đội thăng hạng từ J.League 2 lên J.League 1.
Năm 2007, ông làm GĐKT Consadole Sapporo. Đội vô địch J.League 2 lên J.League 1.
HLV Miura (trái) từng làm HLV trưởng CLB TP.HCM thời Lê Công Vinh làm chủ tịch (Ảnh: CLB TP.HCM)
Nhận xét về ông Miura, chủ tịch Gifu FC Hiroyuki Miyata, chia sẻ: “Chúng tôi xếp thứ 2 sau lượt đi nhưng hiện tại đã xuống vị trí thứ 5 sau 3 trận đấu ở lượt về. Tôi tin đội vững vàng trở lại và có kinh nghiệm vượt qua.
Chúng tôi hoan nghênh ông Toshiya Miura, người đã vượt qua nhiều khó khăn, với tư cách làm CEO và GĐKT đội bóng. Chúng tôi sẽ cố gắng làm việc cùng nhau và mong được mọi người tiếp tục ủng hộ”.
Trong khi đó, giám đốc điều hành Hiroshi Komatsu phát biểu: “Chúng tôi đã xem xét các phương án khác nhau để phá vỡ tình trạng trì trệ của đội hiện tại, hướng tới việc thăng hạng lên J.League 2.
Ông Toshiya Miura từng huấn luyện đội tuyển quốc gia ở nước ngoài. Ông ấy có nhiều kinh nghiệm và thành tựu. Tất cả các thành viên trong đội sẽ chơi 11 trận còn lại với một cảm giác căng thẳng nhưng bằng sự mạnh mẽ, họ sẽ không bỏ cuộc trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Đòi "thắng đúp" Việt Nam, báo Trung Quốc nhắc đến bầu Đức, nhưng cũng gợi lại "nỗi đau" lịch sử
Trong bài phân tích tuyển Việt Nam - đối thủ của Trung Quốc, tờ Quảng Châu nhật báo khẳng định rằng "thắng đúp" là tiêu chuẩn tối thiểu của thầy trò HLV Lý Thiết trước "đối thủ yếu".
Tờ báo Trung Quốc mở đầu bài phân tích bằng việc nhắc lại "nỗi đau lịch sử" của bóng đá Việt Nam 24 năm về trước: "Đội tuyển Việt Nam vốn có truyền thống không phải là đội bóng mạnh ở châu Á. Một đội bóng chật vật mãi mà không thể đoạt nổi chức vô địch Tiger Cup ở Đông Nam Á nhỏ bé, thì việc chưa bao giờ lọt vào đến vòng loại cuối World Cup là chuyện quá đỗi bình thường".
Quảng Châu nhật báo điểm lại quá trình phát triển gần 15 gần đây của bóng đá Việt Nam khá chi tiết, bắt đầu từ bầu Đức:
"Năm 2007, Việt Nam trở thành một trong 4 nước chủ nhà của Asian Cup, và đất nước của họ bắt đầu chú ý đến bóng đá. Một đội bóng ở giải quốc nội Việt Nam - HAGL của ông bầu Đoàn Nguyên Đức, đã đạt được thỏa thuận hợp tác cùng CLB Arsenal của Premier League, thành lập học viện bóng đá đầu tiên của Việt Nam, giới thiệu khái niệm đào tạo trẻ tiên tiến của Premier League và bắt tay hợp tác với Arsenal trên con đường phát triển toàn diện.
Thế hệ đại diện mới của bóng đá Việt Nam như Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Văn Toàn của đội tuyển Việt Nam hiện nay đều xuất thân từ học viện bóng đá này.
Tiếp bước HAGL ở sự nghiệp đào tạo bóng đá trẻ cho Việt Nam là Quỹ phát triển bóng đá Việt Nam PVF. Học viện PVF được thành lập năm 2008 nhằm đào tạo các tài năng trẻ cho bóng đá Việt Nam. Tháng 11/2017, PVF khánh thành trụ sở mới với diện tích 22 héc ta, khẳng định sẽ là trung tâm đào tạo bóng đá tiên tiến nhất Đông Nam Á.
Bắt tay vào phát triển mạnh mẽ công tác đào tạo bóng đá trẻ, bóng đá Việt Nam Nam mạnh dạn đầu tư học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của bóng đá Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2012, giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và giải bóng đá nhà nghề Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác, cùng đó là kế hoạch học hỏi kinh nghiệm từ giải đấu nhà nghề Nhật Bản về cách thức hoạt động của giải bóng đá chuyên nghiệp, cũng như quy chuẩn của CLB bóng đá chuyên nghiệp.
Năm 2012, V.League chính thức được ra đời. Vào tháng 5/2014, Liên đoàn bóng đá Nhật Bản cử HLV Toshiya Miura sang Việt Nam làm HLV trưởng ĐTQG Việt Nam trong 2 năm. Bắt đầu từ năm 2017, Liên đoàn bóng đá Việt Nam hợp tác với Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc và thuê ông Park Hang-seo người Hàn Quốc làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam và đội tuyển quốc gia.
Sau hơn 10 năm phát triển tập trung, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong đào tạo bóng đá trẻ. Kể từ năm 2012, một số cầu thủ xuất sắc sinh năm 1993 và 1995 đã nổi lên. Kể từ năm 2016, đội tuyển trẻ bóng đá Việt Nam đã âm thầm bắt nhịp. Ở giải vô địch U16 và U19 châu Á, họ lần lượt lọt vào đến tứ kết và bán kết, đồng thời giành quyền dự VCK World Cup U20.
Năm 2018, với đội tuyển U23 khát khao vô địch Đông Nam Á, tại Asiad Việt Nam lọt vào đến bán kết. Tại VCK U23 châu Á, U23 Việt Nam đóng vai "ngựa ô" và cực kỳ xuất sắc lọt vào đến tận trận chung kết.
Tất nhiên, nếu xét về lịch sử đối đầu, đội tuyển Trung Quốc đang có 9 lần giành chiến thắng trước Việt Nam và có lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên, lợi thế lịch sử đối đầu của đội tuyển Trung Quốc là trước năm 2013, và không có nhiều giá trị tham khảo cho cuộc đối đầu lần này.
Một trận đối đầu tương đối gần đây là giải U19 châu Á 2014. Đội U19 Trung Quốc đã hòa 1-1 trước U19 Việt Nam ở vòng loại. Trận đấu này, U19 Việt Nam dùng rất nhiều cầu thủ sinh sau năm 1995, trong khi đó Trung Quốc sử dụng toàn bộ các cầu thủ sinh năm 1995.
Hiện tại trong đội tuyển quốc gia Việt Nam có sự góp mặt của rất nhiều các cầu thủ sinh năm 1997 từng giành quyền tham dự World Cup U20, thậm chí là cầu thủ sinh năm 1999. Họ hiện đang là những cầu thủ trẻ nổi bật của châu Á.
Sự chuyển mình thực sự của bóng đá Việt Nam đến vào thời điểm HLV Park Hang-seo nhậm chức tại đây. Ông đã áp dụng chiến thuật với mục tiêu rõ ràng cho các cầu thủ Việt Nam, tập trung vào phòng ngự phản công, tập trung vào thể lực và tập trung vào việc ghi bàn từ các tình huống cố định, giúp đội tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam bứt phá thành công.
Từ quan điểm kỹ chiến thuật, đội tuyển Trung Quốc phải được chuẩn bị đầy đủ hơn cho cuộc chạm trán lần này. Đặc biệt là về mặt quá khứ, đội tuyển Trung Quốc nhất định không được coi thường đối thủ dựa vào việc ăn mày dĩ vãng. Mặt khác, cũng đừng nên để cuốn theo những tuyên bố bốc đồng của truyền thông Việt Nam rằng gặp Trung Quốc là kết quả may mắn.
Đặc biệt, đội tuyển Trung Quốc phải cực kỳ chú trọng vào những trận đấu trên sân khách, phải lập tức rút kinh nghiệm từ hai trận đấu ở vòng loại thứ hai World Cup 2018 và 2022 trước Hồng Kông và Philippines, không thể để mất điểm dễ dàng được.
Song với thực lực và phát vọng của mình, đội tuyển Trung Quốc vẫn nhất định phải thắng đúp đội tuyển Việt Nam cả hai trận sân nhà và sân khách. Đấy là tiêu chuẩn tối thiểu của thầy trò HLV Lý Thiết, không phải bàn cãi gì thêm nữa".
Trọng tài Iraq bắt chính trận UAE gặp Việt Nam Ông Ali Sabah Adday Al-Qaysi rất quen thuộc với bóng đá Việt Nam, sẽ cầm còi ở loạt trận thứ 8 của tuyển Việt Nam và UAE. Trọng tài Ali Sabah Adday sinh năm 1977, đang ở năm cuối của sự nghiệp theo quy định 45 tuổi của FIFA. AFC phân công tổ trọng tài người Iraq điều khiển trận đấu diễn ra...