Cựu HLV Thể Công – Vương Tiến Dũng: ‘Người lính già rưng rưng kể chuyện Thể Công’
Khi nhìn thấy cựu cầu thủ, HLV của Thể Công Vương Tiến Dũng ngồi an nhiên trong căn phòng mộc mạc của mình.
Đôi mắt dần phủ đầy mây lãng đãng lướt qua tấm hình chụp đội Thể Công vô địch quốc gia năm 1998, tôi lại nhớ đến hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông: “Người lính già đầu bạc. Kể mãi chuyện Nguyên Phong”.
“Chuyện Nguyên Phong” của HLV họ Vương dành cho tôi hôm nay là Thể Công của một thời hào hùng năm 1998, khi mà ông dẫn dắt thế hệ vàng của Thể Công gồm Hồng Sơn, Đức Thắng, Việt Hoàng, Mạnh Dũng… vô địch năm 1998. Câu chuyện của người lính già về một đội bóng áo lính đậm chất lính tráng kiêu hùng nhưng không ngăn được những giọt nước mắt lăn trên khuôn mặt vừa qua ngưỡng “cổ lai hy”. Tuổi già giọt lệ như sương, nhưng dường như, khi chạm vào Thể Công, nguồn cảm xúc của ông vẫn tràn đầy, tươi mới như xưa.
“Tôi được đến với Thể Công là cơ may lớn”
Thật sự tôi vẫn nghĩ rằng việc mình đến với Thể Công là một vinh dự và cơ may lớn nhất cuộc đời. Gia đình tôi vốn là Việt kiều ở Thái Lan về nước, sau đó bố tôi đóng quân ở Nghệ An nên gia đình sống ở thành phố Vinh. Khi đó, tôi theo học ở trường năng khiếu của tỉnh.
Năm 1964, đội Thể Công vào Vinh để thi đấu với đội Quân khu 4 ở một giải đấu của quân đội. Khi nhìn thấy tôi tập bóng ở đây, các anh, các chú ở Thể Công liền hỏi “Có muốn vào Thể Công không?” và tôi liền gật đầu.
Sau đó, ông Quýnh (cố danh thủ Ngô Xuân Quýnh) đã viết thư cho gia đình tôi để xin tôi lên Thể Công và bố tôi liền đồng ý. Ở thời điểm này, đội Gang Thép Thái Nguyên cũng về Vinh để xin tôi nhưng bố khuyên tôi hãy gia nhập Thể Công. Tôi chính thức trở thành cầu thủ Thể Công năm 1965 và thi đấu đến năm 1978, sau đó được cử sang Liên Xô học tập ở trường ĐH Thể dục Thể thao quân sự của Liên Xô đến năm 1983.
Đến năm 1984, tôi được giao huấn luyện lứa cầu thủ trẻ của Thể Công gồm Thanh Hải, Trần Xuân Lý, Đặng Văn Dũng. Rồi đến lứa thứ hai vào năm 1988 gồm Hồng Sơn, Đỗ Mạnh Dũng… Đến năm 1998, tôi lại gặp lại lứa học trò này ở Thể Công nhưng với vai trò HLV trưởng.
Thể Công khi đó đang rơi vào tình trạng bế tắc. Khi tôi được giao dẫn dắt Thể Công, đội bóng đang trải qua thời kỳ suy thoái nặng nề từ năm 1994 đến 1997. Năm 1995, Thể Công phải đá “chung kết ngược” để tranh suất trụ hạng với Hải Quan.
Còn mùa 1996 và 1997, Thể Công cứ đá là thua, thậm chí suýt xuống hạng. Cho nên, dư luận và báo chí “đánh” Thể Công tơi tả, khiến cho bên Bộ Quốc Phòng rút lại phiên hiệu Thể Công, chuyển tên đội bóng thành CLB Quân Đội, bởi “Thể Công làm sao có thể thi đấu yếu kém như thế”.
Video đang HOT
HLV Vương Tiến Dũng luôn mong thế hệ của Bùi Tiến Dũng sẽ sớm đưa một Thể Công lẫy lừng trở lại Ảnh: Đức Cường
“Chức vô địch 1998 rất ý nghĩa”
Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi và BHL ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình cho nên đã chuẩn bị rất kỹ càng. Hai tháng trước mùa giải 1998, tôi quyết định không để đội ở Hà Nội nữa mà kéo lên Việt Trì để tập luyện rồi sau đó di chuyển vào Hà Tĩnh tập huấn tiếp đến 27-28 Tết Mậu Dần.
Lúc đó, các cầu thủ cũng rất bức xúc vì không được về nhà dù Tết cận kề. Nhưng do tình thế cấp bách, không thể để lãng phí thời gian tập luyện, nên phải đến chiều 28 tháng Chạp năm 1997, chúng tôi mới về Vinh để làm bữa tất niên rồi về Hà Nội. Tuy nhiên, ngay cả khi đã về thủ đô, toàn đội phải ăn ở tập trung bên Gia Lâm, hôm nào thi đấu mới di chuyển về sân Cột Cờ và thi đấu xong lại trở về Gia Lâm.
Kể lại chuyện này để thấy toàn đội quyết tâm cao như thế nào nhằm chấn chỉnh kỷ luật và xốc lại tinh thần chiến đấu. Mùa đó, chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ, trận nào cũng tấn công ồ ạt với nền tảng thể lực tuyệt vời không chỉ trong 90 phút mà từ đầu giải đến cuối giải. Chúng tôi đã giành chức vô địch rất xứng đáng vào tháng 6/1998.
Nhờ thành tích và lối chơi uy dũng của đội bóng, Bộ Quốc Phòng ký quyết định đồng ý sử dụng lại tên hiệu Thể Công thay CLB Quân Đội vào ngày 15/8/1998. Đây là điều rất có ý nghĩa với toàn đội và bản thân tôi bởi đã hoàn thành được nhiệm vụ của một người lính Thể Công.
Riêng tôi, còn có niềm tự hào khác bởi lứa cầu thủ năm đó chính là lứa cầu thủ trẻ nhập ngũ năm 1988 do tôi đào tạo. Đây có thể gọi là thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam với Hồng Sơn, Đỗ Mạnh Dũng và những cầu thủ trẻ hơn như Triệu Quang Hà, Trần Tiến Anh, Trương Việt Hoàng, Nguyễn Đức Thắng… Thế hệ này cũng đã trở thành trụ cột của ĐT Việt Nam ở SEA Games 1999 tại Brunei.
Niềm vui nhân đôi của lứa 1965
Hơn 10 năm sau, Thể Công bị xóa tên. Chúng tôi đều cảm thấy xót xa. Tôi rời Thể Công để đi làm HLV của gần 10 đội bóng khác trước khi giải nghệ vào năm 2014. Nhưng tôi vẫn suy nghĩ về Thể Công hàng ngày.
22 năm sau chức vô địch của Thể Công, chúng tôi mới được hưởng lại niềm vui khi CLB Viettel vô địch V.League 2020. Đó cũng là ngày kỷ niệm 55 năm ngày thế hệ nhập ngũ năm 1965 của chúng tôi trở thành người Thể Công. Và càng hạnh phúc hơn khi Trương Việt Hoàng là HLV của Viettel.
Phải nói rằng, lứa cầu thủ vô địch năm 1998 có nhiều tố chất để trở thành HLV giỏi như Việt Hoàng, Đức Thắng, Hồng Sơn, Quang Hà. Các em đã trải qua thời kỳ khó khăn nên có được bản lĩnh, cộng thêm được đào tạo bài bản nên có năng lực và kiến thức tốt để huấn luyện đội bóng.
Cho dù CLB Viettel chưa có được sự uy dũng như Thể Công khi xưa, nhưng Việt Hoàng đã làm rất tốt những gì tôi đã từng làm với Thể Công 22 năm trước. Với phẩm chất Thể Công của Việt Hoàng và cách làm bóng đá hiệu quả của tập đoàn Viettel, tôi cho rằng, chỉ 1-2 năm nữa thôi, Thể Công lẫy lừng của ngày xưa sẽ trở lại.
Chuyện người 'lái đò' Trương Việt Hoàng đưa Viettel xưng vương
22 năm trước, khi Thể Công lên ngôi vô địch thì Trương Việt Hoàng chỉ là một tiền vệ cần cù, năng nổ, luôn bị cái bóng của Hồng Sơn che lấp.
Chuyện người 'lái đò' Trương Việt Hoàng đưa Viettel lên ngôi vương 22 năm trước (1998), Thể Công lên ngôi vô địch rồi Trương Việt Hoàng lọt vào tầm ngắm của HLV Alfred Riedl. Thời điểm đấy nhiều người nói tiền vệ Việt Nam thiếu gì người tài, sao ông Riedl lại chọn lính mới Việt Hoàng, có phải vì cùng dây với Hồng Sơn, Triệu Quang Hà...
HLV Trương Việt Hoàng từ một cầu thủ cần cù đến một HLV cần mẫn đi tìm từng mảnh ghép, từng công thức cùng Viettel. Ảnh: NGỌC DUNG
Bàn thắng để đời và bữa cơm trong nước mắt
Trương Việt Hoàng lên tuyển thời điểm đấy vẫn âm thầm như một chú ong thợ. HLV Vũ Tiến Thành khi ấy (năm 1998) là trợ lý của HLV Riedl đã nói về Trương Việt Hoàng như sau: "Việt Hoàng lên tuyển hồi đấy hay bị dị nghị vì là người của Thể Công nhưng xem Hoàng tập luyện và nỗ lực trong từng buổi tập mới biết chính xác vì sao hồi đấy HLV Riedl tin tưởng Hoàng. Cho đến trận bán kết Tiger Cup 1998 mà Việt Nam thắng Thái Lan 3-0, trong đó có bàn mở tỉ số từ cú sút sấm sét của Hoàng thì ai cũng thừa nhận ông Riedl tinh tường. Hoàng đá tròn vai và lì lợm phía sau Hồng Sơn, sẵn sàng gánh những khiếm khuyết mà Hồng Sơn để lại phía sau...".
Nhắc đến bàn thắng để đời của Việt Hoàng cháy lưới đội tuyển Thái Lan ở bán kết Tiger Cup 1998, có lẽ ít ai biết được chuyện hậu trường phía sau bàn thắng mà ai cũng rơi nước mắt. Đó là ngày 2-9-1998, trước trận bán kết với Thái Lan, khi toàn đội tuyển Việt Nam đều cắm trại nội bất xuất, ngoại bất nhập tại Trung tâm Huấn luyện quốc gia 1 (Nhổn) thì riêng Hoàng được đặc cách cho về nhà ăn bữa cơm gia đình. Đó là bữa cơm mà Hoàng không bao giờ quên bởi cha anh vừa được đặc xá trong vụ cháy chợ Đồng Xuân.
Bữa cơm đầu của hai bố con sau thời gian dài xa cách.
Chính HLV Riedl sau đó tâm sự rằng ông đặc cách để Hoàng về dùng bữa cơm gia đình vừa là chuyện tình nghĩa cha con, vừa là liệu pháp tinh thần cho cầu thủ mà ông quý mến và tin yêu.
Mừng với bàn thắng vào lưới Thái Lan cùng chiến tích 3-0 (sau nhiều lần chạm trán Thái Lan đều thua đậm) bao nhiêu thì trận chung kết sau đó với Singapore lại buồn bấy nhiêu. Hoàng cùng các đồng đội nhận huy chương bạc trên sân nhà một cách ấm ức.
Lỡ hẹn với Hải Phòng, đăng quang cùng Viettel
Gắn bó với đội tuyển, Hoàng không có cơ hội lên ngôi vô địch rồi đến nghiệp HLV, bốn năm trước (năm 2016) khi dẫn dắt Hải Phòng, chỉ một bước chân để lên ngôi vua thì cuộc chơi khắc nghiệt và đơn độc, Hải Phòng bị đẩy xuống hạng nhì vào "phút 89".
Rời Hải Phòng về với Viettel, đội bóng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cái tên Thể Công đối với Việt Hoàng giống như hơi thở của mình vậy.
Viettel khi Hoàng về không như Hải Phòng bốn năm trước mà là một tập thể trẻ được đào tạo bài bản từ thế hệ đồng đội của Hoàng ngày nào như Đỗ Mạnh Dũng, Nguyễn Hải Biên... gầy dựng.
Ngồi vào lái chính, Hoàng lại âm thầm tìm tòi từng mảnh ghép còn thiếu của Viettel. Phải thừa nhận êkíp Viettel toàn các đồng đội cũ đánh tiếng mời Hoàng về là một tập thể rất gắn bó và đồng lòng. Bằng chứng là ban đầu con thuyền Viettel cứ tròng trành và người lái đò Trương Việt Hoàng cứ phải đi tìm một công thức riêng. Từ việc khó đá trên sân nhà, họ trở thành một đội bất bại từ cuối giai đoạn 1, trong đó có những chiến thắng "chỉ 1-0 là đủ". Cái công thức mà thầy trò HLV Trương Việt Hoàng bị ví là đi theo lối bóng đá nhàm chán của người thực dụng Morinho.
Đêm qua thì thầy trò HLV Trương Việt Hoàng đã đăng quang ngay trên sân Thống Nhất. Một chức vô địch thuyết phục và cũng không bất ngờ khi tất cả các quan chức quan trọng của VFF, VPF đều có mặt trên sân Thống Nhất chứ không phải là Cẩm Phả, nơi diễn ra trận Hà Nội - Than Quảng Ninh.
Vậy là Hoàng đã thoát cảnh về nhì. Một cuộc đăng quang đầy ý nghĩa của một HLV và một tập thể, một êkíp nói ít làm nhiều và làm bóng đá một cách nghiêm túc.
Chúc mừng Viettel, chúc mừng HLV Trương Việt Hoàng và mừng một êkíp làm bóng đá tử tế cho đến thời điểm họ lên ngôi.
Viettel tìm lại hào quang cho đội bóng áo lính Đánh bại Sài Gòn 1-0 ở vòng cuối giai đoạn 2 trên sân Thống Nhất, CLB Viettel đã đăng quang chức vô địch V-League 2020 với 41 điểm, còn Hà Nội giành ngôi á quân với 39 điểm. Vô địch V-League 2020 là thành quả xứng đáng của Viettel. Đoàn quân của huấn luyện viên Trương Việt Hoàng khởi đầu mùa giải khá...