Cứu hàng ngàn bệnh nhân nhờ kích hoạt hệ thống ‘báo động đỏ’
Việc triển khai lắp đặt hệ thống “báo động đỏ” trong một số bệnh viện thời gian qua đã góp phần cứu sống người bệnh trong tình huống nguy cấp.
Bệnh nhân bị dao đâm thấu bụng nguy kịch được cứu sống nhờ hệ thống “báo động đỏ” của BV Đa khoa Hà Đông, Hà Nội.
Mới đây, BV Đa khoa Hà Đông, Hà Nội đã kích hoạt báo động đỏ nội viện cứu sống nam thanh niên 32 tuổi ở Chương Mỹ bị dao đâm thấu bụng. Sau khi thực hiện các bước khám cần thiết (siêu âm tại giường, xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu) và xác định tổn thương của bệnh nhân rất cấp bách, nguy hiểm đến tính mạng (sốc trụy mạch do mất máu cấp; vết thương thấu bụng đi từ sườn lưng vào bụng), bệnh viện đã kích hoạt quy trình “báo động đỏ” nội viện; huy động tất cả nhân lực, vật lực phải tập trung trong thời gian sớm nhất, tối ưu hóa nguồn lực và thời gian “vàng” để cứu sống bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ và đã diễn ra thành công tốt đẹp giành lại sự sống cho bệnh nhân. Các bác sĩ đã tiến hành cắt lách và cấy lách tự thân; khâu và bảo tổn thận trái; xử lý vết thương vùng cơ thắt lưng, lau rửa ổ bụng lấy hết máu đông. Ca phẫu thuật thành công, sức khoẻ bệnh nhân có tiến triển tốt.
Video đang HOT
Tại BV Đa khoa huyện Thạch Thất, Hà Nội, hệ thống “báo động đỏ” đã được triển khai từ năm 2016. Đến nay hệ thống báo động đỏ đã giúp cứu sống được nhiều ca bệnh khó, phức tạp mà trước đây chỉ có bệnh viện tuyến trên mới làm được. Mỗi năm, số lượng bệnh nhân chuyển tuyến trên từ viện giảm từ 3.000 ca xuống còn 1.000 trường hợp.
Ở nhiều tỉnh thành khác, hệ thống báo động đỏ cũng được “kích hoạt” như BV Đa khoa Cẩm Phả, Quảng Ninh. Vào giữa tháng 2/2019, sản phụ nhập viện chẩn đoán chuyển dạ đẻ lần 3 thai đủ tháng. Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cận lâm sàng và tiến hành theo dõi chuyển dạ đẻ theo đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật. Sau đó, đến buổi chiều cùng ngày, bệnh nhân đột ngột bị co giật và hôn mê sâu trên bàn đẻ, tím tái toàn thân… tình trạng rất nguy kịch.
Nhận định đây là trường hợp cấp cứu sản khoa nguy hiểm nghi ngờ do thuyên tắc ối, rất hiếm gặp, kíp trực lập tức khởi động quy trình “báo động đỏ” nội viện. Song song cùng lúc hồi sức tim phổi cho sản phụ, Ban giám đốc bệnh viện huy động ngay hơn 10 y bác sĩ ở các chuyên khoa Sản, Hồi sức tích cực, Gây mê, Nhi đến chi viện, cùng các trang thiết bị y tế hiện đại các y bác sĩ vừa hồi sức tích cực, vừa phẫu thuật để cứu mẹ con sản phụ. Sau khoảng 10 phút phẫu thuật, bé trai nặng 3,5kg đã được đưa ra khỏi bụng mẹ trong tình trạng tím tái toàn thân, không thở. Các bác sĩ nhanh chóng đặt nội khí quản, hồi sức tích cực và chuyển bé về Đơn nguyên sơ sinh-khoa nhi của BV để tiếp tục cứu chữa. Còn sản phụ rơi vào tình trạng bị rối loạn đông máu rất nặng và đờ tử cung gây băng huyết nặng. Kíp phẫu thuật phải tiến hành cắt bán phần tử cung cấp cứu để cầm máu đồng thời sản phụ được truyền tổng cộng 6 đơn vị khối hồng cầu. Sau đó sản phụ được chuyển tuyến lên BVĐK tỉnh Quảng Ninh để tiếp tục hồi sức. May mắn, hiện cả hai mẹ con đều ổn định về sức khỏe.
Hà Dũng
Theo ngaynay
Truyền 12 đơn vị máu cứu bệnh nhi qua cơn nguy kịch
Các bác sĩ Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai vừa kịp thời cứu sống bệnh nhi N.Q.V. (12 tuổi, ngụ TP.Biên Hòa).
Hiện bệnh nhân N.Q.V. đang dần ổn định sức khỏe, tiếp tục được các bác sĩ, điều dưỡng theo dõi, chăm sóc
Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, trong lúc đi xe máy, V. gặp tai nạn giao thông, có khả năng thành bụng đập mạnh vào bức tường nên gây chảy máu trong ổ bụng, người mệt mỏi. Bệnh nhân được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, sốc mất máu.
Ngay lập tức, bệnh viện đã bật hệ thống báo động đỏ, huy động các bác sĩ tiến hành hồi sức, cấp cứu, truyền dịch, truyền máu cho bệnh nhân. Tiếp đó, bệnh nhân được chụp CT để phát hiện tổn thương và được chỉ định phải mổ cấp cứu mới giữ được tính mạng.
Quá trình phẫu thuật khi mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện trong ổ bụng bệnh nhân ngập máu (khoảng 3 lít máu). Tiến hành thám sát toàn ổ bụng, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đứt động mạch mạc treo đại tràng trên, máu vẫn đang tiếp tục chảy trong ổ bụng. Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành khâu cột, rửa sạch ổ bụng và dẫn lưu. Trong quá trình cấp cứu, phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 12 đơn vị máu.
Đến ngày 22-10, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, không còn nhờ đến máy thở và ngưng sử dụng các loại thuốc chống sốc.
Tin, ảnh: Hạnh Dung
Theo baodongnai
'Cậu nhỏ' và các phần cơ thể bị đứt rời: Phải bảo quản cách này thì bác sĩ mới nhất định cứu được Đứt rời một phần cơ thể, ngón tay, hoặc "cậu bé"... là chấn thương nghiêm trọng, nhưng cần làm ngay việc này mới có thể cứu được. Biết giữ lại phần cơ thể đứt rời, nhưng vẫn mất 3 ngón tay Bệnh viện Sài Gòn ITO từng cấp cứu cho bệnh nhân 44 tuổi từ Đồng Tháp đưa vào trong tình trạng bàn...