Cựu hạm trưởng Nga trộm chân vịt tàu khu trục
Một cựu hạm trưởng Nga bị cáo buộc đánh cắp hai chân vịt bằng đồng đỏ hơn 26 tấn từ tàu khu trục Bespokoynyy để bán đồng nát.
Sergei Sharshavykh, trưởng phòng điều tra Hạm đội Baltic hải quân Nga, hôm qua cho biết cuộc điều tra vụ trộm hai chân vịt từ tàu khu trục Bespokoynyy đang gần hoàn tất. Danh tính các nghi phạm và mức án họ phải đối mặt chưa được công bố, nhưng giới chức xác nhận chủ mưu là cựu hạm trưởng của chiến hạm này.
Tàu khu trục Bespokoynyy tại cảng Kronstadt hồi năm 2018. Ảnh: Wikipedia .
Chưa rõ thời điểm xảy ra vụ trộm, nhưng Sharshavykh cho biết nó được thực hiện sau khi tàu khu trục Bespokoynyy được đưa tới nhà máy Yantar tại Kaliningrad để hoán cải thành tàu bảo tàng năm 2016.
Trong quá trình hoán cải, hai chân vịt bằng đồng đỏ cùng trục dẫn động của tàu được tháo ra, thân tàu sau đó được bịt kín để bảo đảm vẫn nổi mà không cần bảo dưỡng thường kỳ. Tàu khu trục Bespokoynyy được loại khỏi biên chế năm 2018 và trưng bày ở công viên Patriot tại thành phố Kronstadt.
Video đang HOT
“Các nghi phạm đã làm giả chân vịt bằng vật liệu có giá trị và chất lượng kém hơn nhiều lần so với đồng đỏ để che giấu sự việc”, cơ quan điều tra Nga cho hay. Hai chân vịt bằng đồng đỏ này có tổng khối lượng 26 tấn và giá ước tính khoảng 522.513 USD. Giới chức hải quân Nga không cho biết họ có thu hồi được chúng hay không.
Bespokoynyy là một trong 17 tàu khu trục Đề án 956 Sarych, còn gọi là lớp Sovremenny, được Liên Xô vận hành trong thập niên 1980. Bespokoynyy được biên chế ngày 28/12/1991, chỉ hai ngày sau khi Liên Xô tan rã.
Tàu dài 156 m, rộng 17 m và có lượng giãn nước đầy tải khoảng 8.500 tấn. Vũ khí của tàu khu trục lớp Sovremenny là 8 tên lửa diệt hạm siêu thanh P270 Moskit, cùng 48 tên lửa phòng không tầm trung trong hệ thống 3S90 Uragan, hai bệ pháo nòng đôi cỡ 130 mm, 4 hệ thống phòng thủ cực gần AK-630M, 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và hai bệ rocket chống ngầm RBU-1000.
Đòi Iran thả tàu, Hàn Quốc điều gấp tàu chiến áp sát eo biển Hormuz
Bộ Ngoại giao Mỹ và Hàn Quốc đã lần lượt yêu cầu Iran thả ngay lập tức tàu chở hóa chất Hankuk Chemi.
Ngay sau thông cáo, Hàn Quốc cũng điều gấp một tàu khu trục tiến về eo biển Hormuz, gần nơi tàu Hankuk Chemi bị bắt.
Tàu khu trục Wang Geon của Hàn Quốc (bên dưới) trong một cuộc diễn tập với tàu sân bay USS George Washington của Mỹ - Ảnh: US NAVY
Trong thông cáo được phát tối 4-1, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc xác nhận Hankuk Chemi là tàu treo cờ Hàn Quốc đang trên đường từ Saudi Arabia tới Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Trên tàu có 20 thủy thủ gồm 2 người Việt, 2 người Indonesia, 5 người Hàn và 11 người Myanmar.
"Đại sứ quán Hàn Quốc tại Iran cho biết các thủy thủ đều an toàn và đang yêu cầu Tehran sớm thả tàu", thông cáo có đoạn nêu rõ.
Mỹ, một đồng minh của Hàn Quốc, cũng lên tiếng rạng sáng ngày 5-1 (giờ Việt Nam). "Chính quyền Tehran lại một lần nữa đe dọa quyền tự do hàng hải ở Vịnh Ba Tư, một động thái rõ ràng là muốn lợi dụng cộng đồng quốc tế để giảm bớt áp lực từ các lệnh trừng phạt", Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích.
Hạm đội 5 của hải quân Mỹ đóng tại Bahrain đã được thông tin vụ việc và sẵn sàng phối hợp với phía Hàn Quốc, theo Hãng thông tấn Yonhap. Trước đó, sau thông cáo ngoại giao, hải quân Hàn Quốc đã điều động tàu khu trục Wang Geon đang có mặt tại khu vực tiến về eo biển Hormuz.
Chính quyền Seoul quyết định triển khai tàu chiến tới khu vực hồi tháng 1-2020, xuất phát từ lo sợ tàu thương mại của Hàn Quốc có thể bị vạ lây vì căng thẳng Mỹ-Iran.
Truyền thông Iran xác nhận tàu chở hóa chất của Hàn Quốc đã bị bắt giữ vì "vi phạm luật bảo vệ môi trường biển" của nước này. Tehra được cho là đang giữ tàu Hàn Quốc tại thành phố cảng Bandar Abbas án ngữ eo biển Hormuz.
Khoảnh khắc tàu cao tốc Iran cập mạn tàu Hankuk Chemi trong vụ bắt giữ ngày 4-1 - Ảnh chụp màn hình Yonhap
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc sắp tới thăm Tehran để thảo luận về việc Seoul trả tiền mua dầu thô và các khoản tiền khác trị giá 7 tỉ USD. Số tiền này đang bị các ngân hàng Hàn Quốc phong tỏa sau lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran.
Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, quan hệ Mỹ - Iran trở nên căng thẳng. Cho rằng Tehran vẫn tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, Washington đã đơn phương áp lệnh trừng phạt hòng chặn nguồn tiền của Iran.
Các lệnh trừng phạt này bao gồm cấm các nước mua dầu thô và có các giao dịch tài chính với Iran. Chính quyền Mỹ khi đó cảnh báo hoặc các nước nghe theo Mỹ hoặc đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trong diễn biến khác liên quan cùng ngày 4-1, chính phủ Iran xác nhận đã bắt đầu quá trình làm giàu uranium 20% tại cơ sở hạt nhân Fordow. Mỹ và châu Âu đã ngay lập tức lên tiếng chỉ trích, nhấn mạnh động thái của Iran có thể phá vỡ thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015.
NÓNG: 2 tàu khu trục Mỹ mang tên lửa dẫn đường cùng tiến vào eo biển Đài Loan Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ xác nhận hai tàu khu trục USS John S. McCain và USS Curtis Wilbur đã băng qua eo biển Đài Loan ngày 31-12. Đây là một trong những lần hiếm hoi hai tàu chiến Mỹ cùng băng qua eo biển nhạy cảm này. Tàu khu trục USS John S. McCain của Mỹ rẽ sóng băng qua...