Cựu Giáo hoàng Benedict XVI làm gì trong ngày đầu “tự do”?
Cựu Giáo hoàng Benedict XVI đã dành những giờ đầu tiên sau khi từ nhiệm để xem tivi, đi dạo trong khu vườn của lâu đài mà giờ đây ông gọi là nhà và suy ngẫm về quyết định từ chức mang tính lịch sử.
Cựu Giáo hoàng Benedict đi lại trong lâu đài Gandolfo gần Rome, vài giờ sau khi ngài chính thức từ nhiệm.
Một phát ngôn viên cho biết, ngài Benedict – vẫn giữ lại tên cũ thay vì trở lại tên khai sinh là Joseph Ratzinger – vào tối qua đã xem lại chương trình truyền hình quay cảnh ông rời Vatican bằng trực thăng, bay qua Rome và hạ cánh xuống lâu đài Gandolfo.
Sau khi nói lời tạm biệt cuối cùng với đám đông hàng nghìn người ủng hộ tụ tập trên quảng trường phía trước lâu đài, cựu Giáo hoàng đã ăn tối và xem tivi.
“Ngài thực sự đã thưởng thức chương trình. Giáo hoàng cũng đánh giá cao việc đưa tin tốt của giới truyền thông”, phát ngôn viên Vatican Federico Lombardi nói.
Cựu Giáo hoàng 85 tuổi sau đó đã đi dạo quanh một loạt các căn phòng tiếp khách của lâu đài mà từ đó ngài có thể nhìn ra hồ Albano, một hồ núi lửa bao quanh bởi cây cối và các biệt thự.
Thấm mệt vì nhiều hoạt động trong ngày, Giáo hoàng đã cầu nguyện, sau đó nghỉ ngơi và có một đêm ngon giấc, đức cha Lombardi nói thêm.
Video đang HOT
Ngài Benedict, người đã trở thành giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm trong 600 năm lịch sử của Giáo hội Công giáo, đã có bữa sáng “bình dân” với cà phê và bánh mì trong ngày đầu tiên sau khi từ nhiệm.
Vào buổi chiều, ngài Benedict đã đi dạo trong khu vườn lớn nằm cạnh lâu đài.
Lâu đài Gandolfo, nơi nghỉ ngơi tạm thời của ngài Benedict sau khi từ nhiệm.
Cự Giáo hoàng dự kiến sẽ sống khoảng 2 tháng trong lâu đài từ thế kỷ 16, cung điện mùa hè của các giáo hoàng trong nhiều thế kỷ, trước khi chuyển tới một tu viện cũ bên trong Vatican.
Trong lúc đó, Vatican đang tất bật chuẩn bị cho tiến trình bầu chọn giáo hoàng mới.
Các hồng y từ khắp thế giới sẽ tề tựu tại Rome và sẽ gặp nhau lần đầu tiên vào thứ 2 tới trong một cuộc họp kín, trong đó họ sẽ thảo luận những thách thức mà Giáo hội Công giáo phải đối mặt và xem xét các ứng viên tiềm năng.
Dự kiến, giáo hoàng mới sẽ được bầu chọn vào tháng 3.
Theo Dantri
Vatican sẽ có 'hai Giáo hoàng'
Tòa thánh Vatican hôm qua công bố thông tin Giáo hoàng Benedict XVI sẽ vẫn mặc áo choàng trắng và được gọi là Giáo hoàng Danh dự sau khi thoái vị vào ngày mai.
Benedict XVI là giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong gần 600 năm. Ảnh: ABC News.
Người lãnh đạo tinh thần của 1,2 tỷ tín đồ Công giáo trên toàn thế giới sẽ vẫn được gọi là "Đức Thánh cha Benedict XVI" và sẽ có thêm tước hiệu "Giáo hoàng Danh dự của La Mã", người phát ngôn của Vatican, Federico Lombardi cho biết.
Theo Telegraph, danh xưng này có thể gây hiểu nhầm về địa vị của Giáo hoàng Benedict XVI sau khi ông đã thoái vị, và cũng có thể gây nhầm lẫn với người kế nhiệm của ông.
Giáo hoàng công bố quyết định thoái vị hồi đầu tháng vì sức khỏe suy giảm. Ông trở thành Giáo hoàng đầu tiên từ chức kể từ năm 1294. Việc thoái vị của Giáo hoàng đặt ra vấn đề khó xử về mặt thủ tục và xã giao cho Vatican. Các quan chức tỏ ra bối rối về việc ông sẽ được gọi là gì, mặc đồ gì và sống ở đâu.
Trước đó, Vatican cho biết sẽ lựa chọn một trong hai chức danh "Giáo hoàng Danh dự Benedict XVI" và "Đức Giám mục Danh dự của La Mã Benedict XVI". Với lựa chọn thứ hai, nhiều người cho rằng là hợp lý hơn vì không gây cảm giác tòa thánh có hai Giáo hoàng, một việc vốn rất phức tạp trong những thế kỷ trước. Tuy nhiên, sau khi thảo luận với chính Giáo hoàng, Vatican quyết định lựa chọn thứ nhất.
Giáo hoàng Benedict XVI, 85 tuổi, một người Đức, sẽ lui về nghỉ hưu sau khi thoái vị. Chiếc nhẫn Giáo hoàng chính thức của ông sẽ bị hủy đi bằng búa theo truyền thống của Vatican. Nhiệm vụ đập vỡ chiếc nhẫn được giao cho Hồng y Thị thần, hiện nay là Tarcisio Bertone, Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican.
Truyền thống này có từ thời Trung Cổ, với lo sợ nếu chiếc nhẫn rơi vào tay kẻ xấu thì các tài liệu có thể bị giả mạo ký tên là Giáo hoàng. Giáo hoàng Benedict cũng sẽ không đi đôi hài bằng da mềm màu đỏ mà mình yêu thích và chọn đôi giày mới màu nâu.
Người thay thế Giáo hoàng Benedict sẽ được bầu ra từ cuộc họp kín của 115 vị Hồng y tại Nhà nguyện Sistine. Thời điểm diễn ra cuộc họp được Đoàn Hồng y quyết định vài ngày sau khi Giáo hoàng từ chức vào 20h ngày 28/2. Dự kiến, cuộc họp ngày 4/3 mới quyết định ngày tổ chức Mật nghị Hồng y để bầu ra Giáo hoàng mới.
Theo VNE
Giáo hoàng mới được bầu như thế nào? Sau khi đức Giáo hoàng Benedict XVI chính thức rời khỏi Tòa thánh Vatican, Giáo hội Công giáo sẽ phải gấp rút nhóm họp để tìm ra người thay thế ông trước lễ Phục sinh. Giáo hoàng Benedict XVI trong buổi lễ cầu nguyện cuối cùng trước khi thoái vị. Ảnh: AFP Thông thường, Hồng y đoàn sẽ không chọn ra Giáo hoàng...