Cựu giáo hoàng Benedict XVI ‘cực kỳ yếu’
Truyền thông Đức cho hay cựu giáo hoàng Benedict XVI lâm bệnh sau khi thăm anh trai bị ốm hồi tháng 6 và sức khỏe của ông hiện “cực kỳ yếu”.
Giáo hoàng Benedict, 93 tuổi, mắc bệnh viêm quầng (erysipelas), một bệnh một bệnh nhiễm khuẩn da và mô dưới da, dẫn tới phát ban trên mặt và gây đau dữ dội, báo Đức Passauer Neue Presse ngày 3/8 dẫn lời Peter Seewald, nhà viết tiểu sử của cựu giáo hoàng.
“Theo ông Seewald, cựu giáo hoàng hiện cực kỳ yếu”, tờ báo viết. “Suy nghĩ và trí nhớ của ông vẫn linh hoạt, nhưng giọng nói đã không còn rõ vào lúc này”. Seewald đã đến thăm cựu giáo hoàng ở Rome, Italy, hôm 1/8 để tặng cho Benedict XVI cuốn tiểu sử mà ông viết.
Cựu giáo hoàng Benedict XVI tại Vatican, ngày 19/10/2014. Ảnh: AP.
“Tại cuộc gặp, cựu giáo hoàng dù bị bệnh vẫn lạc quan và nói rằng nếu sức khoẻ cải thiện, ông sẽ cầm bút trở lại”, báo Passauer Neue Presse viết.
Cựu giáo hoàng tới thăm anh trai Georg Ratzinger, người bị ốm nặng tại Đức hồi tháng 6. Đây cũng là lần đầu tiên ông rời khỏi Italy kể từ khi từ chức năm 2013. Ông Georg qua đời 2 tuần sau chuyến thăm của em trai, hưởng thọ 96 tuổi.
Kể từ sau khi từ chức, cựu giáo hoàng Benedict XVI, tên thật là Joseph Ratzinger, sống trong một căn phòng nhỏ bên trong Vatican. Ông hầu như tránh xuất hiện trước công chúng từ khi trở thành giáo hoàng đầu tiên từ chức trong gần 600 năm vì lý do sức khoẻ. Người kế nhiệm ông là Giáo hoàng Francis.
Giáo hoàng kêu gọi chia sẻ vaccine Covid-19 Vatican lên kế hoạch bảo vệ Giáo hoàng giữa Covid-19 Giáo hoàng không cho phép người có vợ làm linh mục
Video đang HOT
Lễ Phục sinh lạ lùng chưa từng có của hàng tỷ tín đồ đạo Thiên chúa
Tín đồ Thiên chúa giáo trên toàn thế giới đón lễ Phục sinh (năm nay rơi vào ngày 12/4) ở nhà trong yên lặng do các lệnh phong tỏa nhằm chống đại dịch Covid-19.
Nhân viên đứng gác ở quảng trường St. Peter vắng bóng người ở Vatican ngày 12/4. Bình thường, hàng chục nghìn người sẽ tập trung ở quảng trường St. Peter nghe phát biểu của Giáo hoàng Francis. Giáo hoàng kêu gọi các lãnh đạo đem lại hy vọng và cơ hội cho hàng triệu người mất việc, đồng thời kêu gọi đoàn kết toàn cầu.
Một người đàn ông cầu nguyện tại thánh lễ Phục sinh ở San Antonio ngày 12/4. Gần như toàn bộ nước Mỹ đón lễ Phục sinh trong yên lặng ở nhà khi đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành, nhiều người xem thánh lễ qua mạng.
Trái: Một phụ nữ cầu nguyện tại cổng nhà thờ Westminster đã đóng cửa ở London ngày 12/4. Phải: Người đi bộ nghe một thánh lễ ngoài trời ở đường Portobello, London ngày 12/4. Nhiều nhà thờ ở Anh đã hủy các thánh lễ, chuyển sang phát trực tuyến. Hơn 1.000 nhà thờ đang thường xuyên phát trực tuyến như vậy. Nhưng nhiều người vẫn muốn tới nhà thờ.
Giáo hoàng Francis (mặc áo trắng, bên trái) đang cầu nguyện trong thánh lễ Phục sinh tại Vatican ngày 12/4. Trên toàn cầu, các gia đình Thiên chúa giáo lẽ ra được mặc bộ đồ đẹp nhất để đi nhà thờ rồi tập trung ăn mừng rộn ràng, nay phải tuân theo lệnh ở nhà. Ở châu Âu, cảnh sát lập chốt chặt nhiều nơi và đóng cửa các nhà thờ, và các thánh lễ không còn lựa chọn nào khác là phải phát trực tuyến.
Cha Cliff Lea đang giảng đạo tại một bãi đỗ xe, trong một thánh lễ dành cho người "lái xe qua" ở Leesburg ngày 12/4. Một số linh mục khắp nước Mỹ đang khuyến khích giáo dân tận dụng xe hơi theo cách này để gắn kết cộng đồng giữa đại dịch. Các giáo dân, giữ khoảng cách giữa các xe, thường bấm còi khi muốn hưởng ứng những lời giảng của cha xứ.
Một cha xứ nói với giáo dân tại một thánh lễ Phục sinh "lái xe qua" ở Brooksville, Florida. Ảnh: New York Times.
Một thánh lễ ngày Phục sinh ở Brooklyn được phát trực tiếp, ngày 12/4. Virus corona đã lan rộng tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tàn thế giới ghi nhận hơn 1,8 triệu ca nhiễm và hơn 114.000 ca tử vong. Mỹ và châu Âu tiếp tục là điểm nóng lớn nhất.Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, thế giới ghi nhận 1.846.680 ca nhiễm và 114.090 ca tử vong do Covid-19 tính tới 13/4, tăng lần lượt 78.825 và 5.809 ca so với hôm qua. 421.497 người đã hồi phục. Ảnh: New York Times.
Hai người đeo khẩu đánh hồi chuông tưởng nhớ nạn nhân của virus corona, trong ngày Phục sinh, ở Pamplona, phía bắc Tây Ban Nha. Các chính quyền châu Âu tiếp tục mạnh tay trong việc yêu cầu người dân tuân thủ trong dịp cuối tuần Phục sinh. Chính quyền Italy cho biết cảnh sát đã phạt 12.500 người cuối tuần qua, và có 150 người chịu tội danh hình sự vì vi phạm phong tỏa.
Thánh lễ Phục sinh ở nhà thờ Berlin không mở cửa cho công chúng vì dịch bệnh, và được phát trực tuyến trên Internet. Việc tụ tập ở nhà thờ, thánh đường đang bị cấm ở toàn bộ các bang của Đức vì đại dịch.
Một gia đình xem buổi phát thánh lễ trên TV tại nhà ở Lagos, Nigeria ngày 12/4.
Một tín đồ Thiên chúa giáo đang cầm lá cọ (loại lá thường được dùng trong các buổi lễ thờ phượng ngày Phục sinh) ở bên ngoài Nhà thờ Mộ thánh (Church of the Holy Sepulchre) ở khu Thành Cổ của Jerusalem. Nhiều tín đồ tin rằng nhà thờ này là nơi Chúa Jesis bị đóng đinh vào cây thập giá và sau đó mai táng. Chính phủ Israel ngày 12/4 ra lệnh phong tỏa nghiêm ngặt một số khu của Jerusalem, bao gồm khu Thành Cổ, nhằm ngăn lây lan virus corona tại những khu có ý nghĩa lịch sử nhưng dễ bị ảnh hưởng này.
Một linh mục đón mừng lễ Phục sinh tại một nhà thờ không có người ở Ralbitz, miền đông nước Đức ngày 12/4. Đối với cộng đồng người Sorb, tức người Đức gốc Slav thiểu số, sống gần biên giới Đức - Ba Lan, truyền thống hơn trăm năm của họ lẽ ra là diễu hành trên yên ngựa, cả người và ngựa hóa trang cầu kỳ, rồi hát và cầu nguyện mừng chúa phục sinh. Nhưng năm nay, lễ diễu hành đó đã phải hủy.
Cha William Schipper (trái), đeo khẩu trang và găng tay, xức nước thánh cho tín đồ lái xe qua, ngày 12/4 ở Spencer, Massachusetts.
Trọng Thuấn
(Ảnh: AP)
Lần đầu tiên hành lễ Phục sinh trực tuyến để tránh lây lan dịch COVID-19 Giáo hoàng Francis lần đầu tiên phá vỡ truyền thống có từ nhiều thế kỷ nay, và phát trực tiếp (livestream) thánh lễ Phục sinh (Easter Sunday) vào ngày 12/4 theo giờ Vatican, để cho phép 1,3 tỷ tín đồ trên toàn thế giới có thể kỷ niệm ngày lễ thiêng liêng nhất của người Công giáo trong bối cảnh lệnh phong tỏa...