Cựu giáo hoàng Benedict ‘hồi phục sau đau đớn’
Tòa Thánh Vatican cho hay cựu giáo hoàng Benedict XVI đang hồi phục sau khi gặp vấn đề sức khỏe “đau đớn nhưng không nghiêm trọng”.
“Tình trạng sức khỏe của cựu giáo hoàng Benedict không gây lo ngại đặc biệt, ngoại trừ việc ông đã 93 tuổi và đang hồi phục sau giai đoạn cấp tính của một bệnh tình đau đớn nhưng không nghiêm trọng”, Văn phòng báo chí Vatican hôm 3/8 dẫn lời Tổng giám mục Georg Ganswein, thư ký riêng của ông Benedict.
Tuyên bố được Vatican đưa ra sau khi báo Đức Passauer Neue Presse dẫn lời Peter Seewald, người viết tiểu sử của cựu giáo hoàng, nói cựu giáo hoàng đang “cực kỳ yếu” sau khi mắc bệnh viêm quầng (erysipelas), một bệnh một bệnh nhiễm khuẩn da và mô dưới da, dẫn tới phát ban trên mặt và gây đau dữ dội.
Video đang HOT
Giáo hoàng Benedict XVI phát biểu tại quảng trường St Peter, Vatican, ngày 27/2/2013, trước khi từ chức vì lý do sức khỏe. Ảnh: Reuters.
Seewald cho hay cựu giáo hoàng “nói không còn rõ”, song “vẫn lạc quan dù bị bệnh và nói rằng nếu sức khoẻ cải thiện, ông sẽ cầm bút trở lại”.
Cựu giáo hoàng được cho là bị bệnh sau khi tới thăm anh trai Georg Ratzinger, người bị ốm nặng tại Đức hồi tháng 6. Đây cũng là lần đầu tiên ông rời khỏi Italy kể từ khi từ chức năm 2013. Ông Georg qua đời 2 tuần sau chuyến thăm của em trai, hưởng thọ 96 tuổi.
Cựu giáo hoàng Benedict XVI tên thật là Joseph Ratzinger. Từ sau khi từ chức vì lý do sức khỏe, ông sống trong một căn phòng nhỏ bên trong Vatican. Ông hầu như tránh xuất hiện trước công chúng sau khi trở thành giáo hoàng đầu tiên từ chức trong gần 600 năm vì lý do sức khoẻ. Người kế nhiệm ông là Giáo hoàng Francis.
Giáo hoàng nói 'không dung thứ' cho phân biệt chủng tộc
Giáo hoàng Francis tuyên bố không thể dung thứ cho nạn phân biệt chủng tộc nhưng cũng lên án bạo lực trong cuộc biểu tình liên quan tới George Floyd.
"Chúng ta không thể tha thứ hoặc nhắm mắt làm ngơ trước nạn phân biệt chủng tộc", Giáo hoàng Francis hôm nay phát biểu từ Vatican, đề cập đến vụ người đàn ông da màu Floyd bị một cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, tuần trước.
Ông cho biết đang cầu nguyện cho Floyd và "tất cả những người đã thiệt mạng vì nạn phân biệt chủng tộc". Tuy nhiên, ông cũng lên án các hành vi bạo lực trong biểu tình ở Mỹ, gọi đó là "tự hủy diệt và tự thất bại".
"Không có gì đạt được bằng bạo lực và rất nhiều thứ mất mát", ông nói.
Giáo hoàng Francis tại Nhà thờ St.Peters ở Vatican ngày 9/4. Ảnh: Reuters.
Floyd, 46 tuổi, tử vong hôm 25/5 tại bệnh viện, sau khi bị cảnh sát ghì gáy suốt gần 9 phút vì cáo buộc sử dụng tờ 20 USD giả để mua hàng. Các cuộc biểu tình kêu gọi công lý cho người đàn ông này khởi phát ở Minneapolis, sau đó lan tới ít nhất 140 thành phố của Mỹ và nhiều nơi trên thế giới.
Tại Mỹ, một số phần tử quá khích và cơ hội đã lợi dụng biểu tình để cướp bóc, đập phá các cửa hàng, đốt xe và các tòa nhà. Hàng chục địa phương phải áp đặt lệnh giới nghiêm, trong đó có thủ đô Washington. Hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia cũng được triển khai để hỗ trợ đảm bảo an ninh. Ít nhất 4.400 người đã bị bắt vì phá lệnh giới nghiêm, gây rối, cướp bóc và hôi của.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố huy động hàng nghìn binh sĩ quân đội được trang bị hạng nặng để ngăn tình trạng bạo loạn, hôi của trong biểu tình. Ông cũng thông báo kích hoạt một đạo luật năm 1807, quy định quyền hạn của Tổng thống Mỹ trong việc sử dụng quân đội để dẹp các cuộc nổi loạn, bạo động trên lãnh thổ Mỹ.
Biểu tình 'Tôi không thể thở' lan rộng khắp thế giới 95 Bạo loạn đã ăn sâu bén rễ trong biểu tình Mỹ 18 Minneapolis - Điểm nóng phân biệt chủng tộc ở Mỹ 14 Chính quyền Trump bối rối về cách ứng phó biểu tình
Giáo hoàng kêu gọi thế giới đoàn kết để ứng phó đại dịch COVID-19 Ngày 12/4, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi thế giới nói chung và Liên minh châu Âu (EU) nói riêng, đoàn kết để ứng phó đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ Phục sinh qua livestream tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican ngày 12/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Rome,...