Cựu giảng viên Đại học tự tổ chức thi, cấp bằng chứng chỉ tiếng Anh
Ngày 29/7, TAND TP Hà Nội đã xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Thuật (SN 1972, Giám đốc CTCP Phát triển nguồn lực Đông Dương) 7 năm 6 tháng tù, Nguyễn Thị Hạnh (SN 1983, giảng viên Đại học Tài nguyên môi trường) 12 năm tù về cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại phiên tòa đã làm rõ, từ tháng 9/2017 đến 1/2018, Thuật đã bàn bạc, thỏa thuận với Hạnh tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam (trình độ A1, A2, B1, B2, C1, C2). Thuật nhờ Hạnh liên hệ làm thủ tục liên kết với Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội và đưa cho Hạnh văn bản thể hiện việc Công ty Đông Dương liên kết với Viện Công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội để Hạnh tham khảo.
Đến ngày 2/1/2018, Hạnh chuyển cho Thuật văn bản giả mạo, không có số của trường gửi Công ty Đông Dương. Nội dung thể hiện trường nhất trí phối hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi cấp chứng chỉ đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung tham chiếu châu Âu.
Thuật biết rõ văn bản này chưa đủ cơ sở pháp lý để tổ chức tuyển sinh, thu tiền của các thí sinh và tổ chức kỳ thi. Tuy nhiên, để tạo lòng tin đối với một số đầu mối trung gian và các thí sinh, Thuật đã gửi bản chụp công văn này cho một số cá nhân, tổ chức để thông báo.
Có 142 thí sinh nộp hồ sơ và tiền cho Thuật để được ôn, thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.
Với hành vi này, Thuật đã nhận được 568 triệu đồng và chuyển cho Hạnh 350 triệu đồng. Cả hai thuê địa điểm thi, thuê các giám thị coi thi soạn đề ôn và đề thi. Thuật tự làm Chủ tịch Hội đồng thi. Sáng 28/1/2018, khi cả hai đang tổ chức cho 142 thí sinh làm bài thi thì bị công an phát hiện, bắt quả tang.
Ngoài ra, Hạnh còn nhiều lần đưa thông tin gian dối có thể giúp các thí sinh thi để được cấp Giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh trình độ C1 do Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội cấp. Tin tưởng, 5 giáo viên Trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao Hà Nội đã nộp hồ sơ với số tiền 67,5 triệu đồng cho Hạnh.
Ngày 26/8/2017 và 22/9/2017, Hạnh tổ chức cho 5 giáo viên này thi. Hạnh trực tiếp phát đề thi và làm giám thị trông thi. Khoảng 2 tuần sau khi thi, Hạnh phát Giấy chứng nhận năng lực tiếng Anh trình độ C1 giả cho 5 giáo viên này.
Video đang HOT
Tương tự, cuối tháng 9, đầu tháng 10/2017, Hạnh đã lừa đảo thêm một số bị hại khác chiếm đoạt 45 triệu đồng.
Cơ quan tố tụng xác định Thuật phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chiếm đoạt số tiền 568 triệu đồng, Hạnh là 681 triệu đồng.
Hà Linh
Theo vietnamnet
Tăng cường hậu kiểm để hạn chế tuyển sinh "chui"
Bộ GD&ĐT cho biết, để tăng cường chất lượng đầu ra, Bộ sẽ siết chặt các điều kiện đảm bảo chất lượng, tăng cường hậu kiểm và "mạnh tay" hơn với các vi phạm.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm 2019, cả nước có hơn 653.000 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học-cao đẳng (ĐH-CĐ) với hơn 2,5 triệu nguyện vọng đã đăng ký xét tuyển. Với 489.637 chỉ tiêu/653.000 thí sinh đăng ký xét tuyển, nguồn tuyển đầu vào năm nay dự kiến sẽ tương đối dồi dào.
Tuy vậy, Bộ GD&ĐT cho biết, để tăng cường chất lượng đầu ra, Bộ sẽ siết chặt các điều kiện đảm bảo chất lượng, tăng cường hậu kiểm và "mạnh tay" hơn với các vi phạm.
Phát hiện nhiều vi phạm trong công tác tuyển sinh
Mặc dù thừa nhận công tác tuyển sinh ĐH-CĐ những năm gần đây tương đối ổn định, thuận lợi cho các trường (ngoại trừ một số trường ĐH-CĐ ngoài công lập vẫn còn khó khăn trong công tác tuyển sinh) nhưng ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ ra một số sai phạm, sai sót trong công tác tuyển sinh. Đơn cử như đề án tuyển sinh riêng của nhiều trường không rõ ràng, nhiều thông tin chưa chính xác, một số trường xét tuyển không đúng đề án.
"Nhiều trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo. Thậm chí, có trường ĐH do lo ngại tuyển nhiều giảng viên vào mà không có sinh viên thì không có nguồn kinh phí để duy trì bộ máy nên tăng chỉ tiêu đào tạo rất cao nhưng đội ngũ giảng viên lại không đúng năng lực thực tế. Có trường khai 1.000 giáo viên cơ hữu trong đề án tuyển sinh, nhưng thực tế chưa có từng ấy. Tới lúc tuyển được nhiều sinh viên, trường mới đi ký hợp đồng giảng viên đủ số lượng. Những việc làm trên đều sai quy định" - ông Bằng nhấn mạnh.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Ảnh minh họa
Cũng theo Chánh Thanh tra Nguyễn Hữu Bằng, ngoài việc kê khai không đúng danh sách giảng viên cơ hữu theo Đề án tự chủ tuyển sinh đã được Bộ phê duyệt, một số trường ĐH công bố điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển vào ngành sức khoẻ không đúng Quy chế tuyển sinh, công bố kết quả xét tuyển, trúng tuyển học bạ trước khi học sinh có kết quả xét tốt nghiệp THPT. Điều này đang khiến xã hội băn khoăn lo lắng về chất lượng nguồn tuyển ĐH.
Để nhắc nhở, chấn chỉnh tình trạng này, ngoài việc ban hành công văn yêu cầu các trường thực hiện nghiêm quy chế tuyển sinh và thực hiện đúng cam kết trong đề án tuyển sinh đã được công bố, Bộ GD&ĐT cũng sẽ thành lập các đoàn thanh tra công tác tuyển sinh. Trong quá trình thanh tra, sẽ xử lý nghiêm túc nếu phát hiện sai phạm nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH trong bối cảnh tự chủ như hiện nay.
Tăng cường kiểm soát chất lượng, mạnh tay hơn với vi phạm
Thông tin thêm về chế tài xử lý vi phạm trong công tác tuyển sinh, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ GD&ĐT sẽ đăng tải toàn bộ danh sách giảng viên mà Bộ đã kiểm định, không trùng lặp khi có báo cáo chuẩn của các trường. Bộ cũng đăng toàn bộ danh sách thí sinh trúng tuyển, xác nhận nhập học các trường năm 2019 trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ để người học và cả xã hội giám sát, đồng thời sẽ tăng cường hậu kiểm tại các trường.
"Việc đăng tải danh sách để thí sinh biết rõ mình có nằm trong danh sách của trường hay không, hay các trường tuyển "chui", tuyển "lậu". Nếu thí sinh đỗ mà không có tên trong danh sách thì có quyền khiếu nại", bà Phụng nói.
Về chế tài xử lý cơ sở giáo dục ĐH nếu vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cũng cho biết: Trường đó sẽ bị trừ chỉ tiêu năm sau, xử phạt hành chính và không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh 5 năm tiếp theo. Cùng với đó, Hiệu trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và những người liên quan bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Đồng quan điểm trên, ông ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cũng cho rằng: Đích đến của các trường ĐH không phải tuyển sinh, cũng không phải quá trình đào tạo, mà phải là sản phẩm đầu ra, là chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và trách nhiệm cuối cùng phải thể hiện được là tỷ lệ sinh viên có việc làm.
"Các trường ĐH cần công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường và phải chịu trách nhiệm trước xã hội với những thông tin công khai đó. Bộ GD&ĐT cũng sẽ có các biện pháp mạnh tay hơn để kiểm soát chất lượng và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm", ông Trinh chia sẻ.
Trung bình mỗi thí sinh đăng ký từ 3-4 nguyện vọng
Thống kê từ Bộ GD&ĐT, tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2019 là 489.637, tăng 7% so với năm 2018. Trong đó, xét bằng điểm thi THPT quốc gia là 341.840 chỉ tiêu, tương đương năm 2018.
Chỉ tiêu bằng các phương thức khác là 147.979, tăng 36.000 so với năm 2018, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là xét tuyển học bạ.
Cả nước có hơn 653.000 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH-CĐ với hơn 2,5 triệu nguyện vọng đăng ký. Tính trung bình, mỗi thí sinh đăng ký khoảng 3-4 nguyện vọng.
Mặc dù hơn 400 trường tuyển sinh theo 133 tổ hợp nhưng các tổ hợp truyền thống (5 tổ hợp) bao quát hầu hết nhu cầu của ngành đào tạo với 90% nguyện vọng. Số thí sinh xét tuyển ở các tổ hợp ngoài truyền thống còn lại chỉ chiếm khoảng 10% nguyện vọng.
Huyền Thanh
Theo CAND
Lén theo bạn gái về nhà, tôi rụng rời nhìn em cùng người đàn ông ấy bước ra Nhiều lần bạn tôi nói rằng bạn gái và tôi và tôi không tương xứng. Tình yêu như vậy sẽ không kéo dài. Nhưng tôi không quan tâm đến chuyện đó. Tôi năm nay 23 tuổi, tôi với Tâm đã hẹn hò được hơn 1 năm nay. Tâm xuất thân từ một gia đình nghèo khó. Tâm kể rằng bố em thường xuyên...