Cựu giám đốc Quỹ bảo lãnh tín dụng TP HCM lĩnh án
Ông Trần Hữu Thái, 66 tuổi, cựu giám đốc Quỹ lảo lãnh tín dụng TP HCM bị tuyên phạt 4 năm tù vì thiếu trách nhiệm gây thiệt hại 19 tỷ đồng chiều 18/6.
Phán quyết được đưa ra chiều 18/6 sau nhiều ngày xét xử. Các bị cáo Trần Bửu Long (nguyên Phó giám đốc), Hà Văn Dương (nguyên Trưởng phòng nghiệp vụ), Võ Kế Trí (nguyên Phó phòng nghiệp vụ) và Mai Thị Kim Dung (cựu chuyên viên phòng nghiệp vụ) nhận từ 1 năm 6 tháng tù treo đến 3 năm tù cùng về tội T hiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX cho rằng, tội danh mà VKS truy tố đối với các bị cáo là “không oan sai”. Mức án đưa ra sau khi xem xét tính chất vai trò của từng bị cáo.
Tòa cũng kiến nghị tiếp tục làm rõ hành vi của các nhân viên ngân hàng cũng như Công ty Phát Như Quân liên quan đến việc bảo lãnh, cho vay gây thiệt hại tài sản của Nhà nước tại Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Quỹ bảo lãnh tín dụng được UBND TP HCM thành lập năm 2006, 100% vốn Nhà nước, là tổ chức tài chính phi lợi nhuận chuyên bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Video đang HOT
Ngày 1/6/2010, Công ty TNHH Dược phẩm Phát Như Quân do bà Trần Ngọc Xuân Nhi làm giám đốc, được Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP HCM – HDBank cấp hạn mức tín dụng 30 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh. Công ty này đề nghị Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh vay 19 tỷ đồng của ngân hàng, hồ sơ kèm theo là “đã ký hợp đồng cung cấp thuốc cho 24 bệnh viện, doanh thu khoảng 102 tỷ đồng”.
Sau khi thẩm định hồ sơ của Công ty Phát Như Quân, Mai Thị Dung báo cáo cấp trên công ty có phương án kinh doanh khả thi nhưng chỉ đảm bảo cho khoản vay 10 tỷ đồng. Số tiền còn lại chỉ xem xét bảo lãnh khi có tài sản đảm bảo.
Với tư cách người quản lý điều hành Quỹ, ông Thái chủ trì Hội đồng thẩm định cùng với các ủy viên thường trực Hà Văn Dương, Võ Kế Trí và hai người khác chấp thuận đề xuất và giải ngân cho công ty 10 tỷ. Quỹ bảo sau đó tiếp tục bảo lãnh cho công ty này vay 9 tỷ đồng tại ngân hàng tài sản đảm bảo là lô đất 2.180 m2 tại huyện Củ Chi của vợ chồng bà Nhi. Ngân hàng sau đó đã ký hợp đồng và giải ngân cho Công ty Phát Như Quân thêm 9 tỷ.
Cơ quan điều tra xác định, tài sản đảm bảo này không đảm bảo các điều kiện về thế chấp theo quy định của pháp luật. Công ty Phát Như Quân cũng không sử dụng vốn vay theo đúng mục đích nhưng ông Thái và các thuộc cấp đã thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo kiểm tra thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dẫn đến, doanh nghiệp không trả được các khoản vay và lãi phát sinh nên bị ngân hàng kiện ra tòa.
Theo phán quyết của tòa, Công ty Phát Như Quân có trách nhiệm phải thanh toán cho ngân hàng tổng cộng hơn 22 tỷ. Quỹ bảo lãnh tín dụng TP HCM phải trả số tiền này cho ngân hàng thay cho Phát Như Quân. Công ty này sau đó đã trả cho Quỹ bảo lãnh được 3 tỷ đồng, hiện còn hơn 19 tỷ đồng không thể thu hồi.
Quá trình xét xử, các bị cáo kêu oan cho rằng Quỹ tín dụng không bị thiệt hại vì đã được giải quyết trong vụ án kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, quan điểm này không được HĐXX chấp nhận vì hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội danh theo quy định của pháp luật.
Hạ chuẩn tín dụng vay phải đề phòng phát sinh nợ xấu
Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, NHNN đã và đang chỉ đạo toàn ngành triển khai nhanh nhất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng quán triệt quan điểm, tháo gỡ khó khăn nhưng không hạ chuẩn tín dụng trong cho vay.
LienVietPostBank cam kết đủ nguồn lực tín dụng để hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do COVID-19. Linh Cầm.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết: Sau hơn 2 tháng triển khai quyết liệt, tính đến ngày 25/5, các tổ chức tín dụng (TCTD), kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 223.000 khách hàng với dư nợ hơn 151.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320.000 khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng.
Ngoài ra, các TCTD cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến nay đạt trên 767.000 tỷ đồng cho hơn 196.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch. Ngân hàng chính sách xã hội đã gia hạn nợ cho hơn 150.000 khách hàng với dư nợ hơn 3.800 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75.000 khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 680.000 khách hàng với dư nợ hơn 25 nghìn tỷ đồng.
Để chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 2 lần công bố giảm lãi suất cho vay đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên với mức giảm lên tới 1% về còn tối đa là 5% đã hỗ trợ cho các đối tượng này tiết giảm chi phí vốn, vượt qua những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Theo các doanh nghiệp vay vốn, để được vay vốn với lãi suất ưu đãi, các đối tượng vẫn phải đáp ứng các tiêu chí của các ngân hàng. Căn cứ vào Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, các ngân hàng xây dựng tiêu chí khách hàng được vay vốn ngắn hạn bằng VND với lãi suất thấp khác nhau, tùy thuộc vào phân khúc khách hàng, thị trường của ngân hàng và năng lực tài chính của mỗi ngân hàng.
Tuy nhiên, tiêu chí phổ biến nhất mà các ngân hàng đang áp dụng đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn bằng VND là doanh nghiệp phải hoạt động có lãi 3 năm liên tiếp, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và tình hình tài chính minh bạch. Với những điều kiện này, không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bị loại khi nộp hồ sơ vay vốn.
Đề cập ngân hàng cần nới lỏng, hạ tiêu chuẩn vay vốn để doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn, chuyên gia ngân hàng, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu nói: "Không nên thực hiện hạ chuẩn cho vay. Hạ chuẩn cho vay tức là chúng ta phải chấp nhận nợ xấu thời điểm hiện tại và cả tương lai. Đó là điều rất rủi ro cho hệ thống nên vấn đề hạ chuẩn là không thể. Đặc biệt trong lúc này, nền kinh tế, doanh nghiệp suy yếu, nếu lơ là quản lý thì gặp rủi ro là phải trả giá đắt, dù hiểu doanh nghiệp đang rất cần hỗ trợ".
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, để doanh nghiệp vẫn tiếp cận được vốn mà ngân hàng không cần hạ chuẩn tín dụng thì cần tăng cường vai trò hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng (BLTD) cho DNNVV. Chỉ có hệ thống này mới giúp DNNVV và doanh nghiệp đang bị tác động bởi dịch bệnh có thể vay được vốn mới tại các ngân hàng. Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp hiện suy giảm, không còn tài sản bảo đảm, thanh khoản dòng tiền. Do vậy, nếu không có sự bảo lãnh của Quỹ BLTD thì không thể vay được vốn tại ngân hàng.
"Về nguyên tắc của tín dụng, hạ chuẩn đồng nghĩa với mất an toàn cho chính bản thân TCTD và mất an toàn cho cả hệ thống tài chính quốc gia. Vì vậy, trách nhiệm của các TCTD là phải thực hiện việc này", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Theo ông Đào Minh Tú, những doanh nghiệp có dự án hiệu quả vẫn đang được các TCTD giải ngân rất tích cực. Những doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay vốn thì được giãn, hoãn trả các khoản nợ cũ một cách hợp lý để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì thế, việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp hiện nay cùng với việc đảm bảo chất lượng tín dụng phải luôn được song hành. "Việc các TCTD không hạ chuẩn tín dụng cũng không ảnh hưởng tới chuyện hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và người dân hiện nay", Phó Thống đốc nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Một giai đoạn kinh tế tạo đà cho tín dụng đen hoành hành Nói về những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, cả nền kinh tế đang bị đẩy vào tình cảnh rất "éo le", ngân hàng có tiền nhưng không thể cho vay, tín dụng tăng trưởng thấp và đặc biệt là tạo dự địa cho tín dụng đen hoành hành. Gần đây, tại hội nghị Thủ tướng...