Cựu giám đốc NSA gia nhập ban giám đốc Amazon
Keith Alexander – cựu Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ ( NSA), chỉ huy đầu tiên của Bộ Chỉ huy Không gian mạng Mỹ đã chính thức gia nhập hàng ngũ ban giám đốc của Amazon.
Logo Amazon
Theo TheVerge, Alexander là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng công nghệ vì đã góp mặt vào các hệ thống giám sát diện rộng từng bị Edward Snowden tố giác. Tiêu biểu trong số đó là PRISM, một chương trình thu thập dữ liệu diện rộng đã xâm phạm vào hệ thống của Google, Microsoft, Yahoo và Facebook – ngoại trừ Amazon.
Alexander đã đưa ra các chỉ trích liên quan đến tài liệu Snowden tiết lộ, thậm chí còn đề nghị giới phóng viên nên bị hạn chế pháp lý trong việc đưa tin về các tài liệu đó. Ông phát biểu: “Chúng ta nên nghĩ ra cách ngăn điều này lại. Tôi không biết phải làm thế nào. Nó phụ thuộc vào tòa án và các nhà lập pháp, nhưng theo quan điểm của tôi thì thật sai lầm khi điều này được phép tiếp diễn”.
Video đang HOT
Vị trí mới của Alexander sẽ giúp Amazon có thêm kinh nghiệm chuyên môn về các hợp đồng quốc phòng, thứ mà công ty đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây. Amazon đã từng là ứng cử viên hàng đầu cho hợp đồng điện toán đám mây JEDI trị giá 10 tỉ USD với Lầu Năm Góc, nhưng sau cùng lại thất bại trước Microsoft.
Amazon đã đâm đơn kiện khiến hợp đồng bị tạm dừng vào tháng 2, cho rằng sự thù địch của Tổng thống Donald Trump đối với CEO Jeff Bezos đã làm kết quả bị thiên vị. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ vẫn sẽ trao hợp đồng JEDI cho Microsoft sau khi thực hiện một cuộc điều tra dựa trên đơn kiện.
Samsung thực hiện thành công cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới trên nền tảng AWS
Samsung vừa công bố thực hiện thành công cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới trên nền tảng điện toán đám mây của Amazon (AWS: Amazon Web Services) bằng cách sử dụng công nghệ Mission Critical Push-to Talk, Data and Video (MCPTX).
MCPTX là một tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức chuẩn hóa các công nghệ mạng thông tin di động tế bào thế hệ thứ 3 (gọi tắt là 3GPP) thiết lập cho phép các cơ quan an ninh công cộng tận dụng các tiến bộ công nghệ mạng di động cho các kênh truyền thông quan trọng.
Công nghệ cho phép kết nối hàng ngàn thiết bị cùng một lúc để truyền video, hình ảnh và tiếng nói cùng lúc bằng công nghệ thông tin truyền đa hướng (multicast).
Samsung thực hiện thành công cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới trên nền tảng AWS
Như chúng ta đã biết, AWS là một trong số các dịch vụ của Amazon hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây và được ra mắt vào năm 2006. Nó sẽ cung cấp cho người dùng một nền tảng đám mây với cơ sở hạ tầng đáng tin cậy có thể mở rộng và chi phí thấp, có thể phục vụ mọi nhu cầu của nhiều doanh nghiệp mà không hề giới hạn. AWS thường bao gồm nhiều nhóm dịch vụ đa dạng khác nhau như điện toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu...
Dựa trên thông số kỹ thuật phiên bản 14 của 3GPP, cuộc trình diễn cuộc gọi dựa trên nền tảng AWS đã được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Samsung ở Hàn Quốc và bao gồm các giải pháp MCPTX mới nhất của Samsung, nền tảng dịch vụ MCPTX của nó, cũng như điện thoại Samsung Galaxy XCover FieldPro, đây là một mẫu điện thoại thông minh được thiết kế chắc chắn và đủ an toàn cho những người xử lý tại hiện trường trong các trường hợp khẩn cấp.
Theo ông Wonil Roh, Phó Chủ tịch cấp cao và là người đứng đầu chiến lược sản phẩm của Samsung cho biết: "Cuộc trình diễn này cho thấy cách mà các giải pháp về thông tin quan trọng của Samsung có thể quản lý các cuộc khủng hoảng công cộng và dễ dàng triển khai trên các nền tảng đám mây công cộng".
Trong một thông cáo báo chí, Samsung tuyên bố rằng bằng cách vượt qua khả năng dữ liệu và video của công nghệ vô tuyến di động mặt đất (LMR: Land Mobile Radio), công nghệ MCPTX đã mở ra một chân trời mới trong việc thúc đẩy an toàn công cộng. Sử dụng công nghệ này, những người xử lý tại hiện trường trong các trường hợp khẩn cấp có thể kết nối đồng thời với hàng trăm người một cách đồng thời và dễ dàng trao đổi video, hình ảnh, tệp, cải thiện việc đánh giá tình huống và độ chính xác thông tin trong các vụ thảm họa hoặc tình huống mối đe dọa an toàn.
Ngoài ra, Samsung tuyên bố rằng cuộc biểu diễn lần này đã nêu bật những lợi ích chính mà mạng đám mây công cộng có thể mang lại cho việc triển khai MCPTX bằng cách cho phép triển khai nhanh chóng và mang đến một mức độ mới về khả năng mở rộng, độ tin cậy và tính linh hoạt của mạng an toàn công cộng.
Trong khi đó, Amir Rao, người đứng đầu danh mục giải pháp toàn cầu và các liên minh công nghệ cho ngành công nghiệp viễn thông tại AWS cho biết: "AWS cung cấp một cơ sở hạ tầng đã được chứng minh có khả năng mở rộng lớn nhất, cho phép các nhà khai thác mạng cung cấp các dịch vụ 5G đáng tin cậy và sẽ tiếp tục được mở rộng, ngay cả trong các tình huống dung lượng lớn nhất. AWS cung cấp một mô hình lập trình đám mây rộng khắp thông qua các vùng khả dụng công cộng và các dịch vụ quản lý hoàn chỉnh (AWS Outpost), có thể được triển khai tại trung tâm dữ liệu của nhà khai thác viễn thông hoặc các vị trí biên của mạng".
Samsung cho biết, các khách hàng sử dụng công nghệ MCPTX của Samsung sẽ được lựa chọn triển khai giải pháp trên các máy chủ tại chỗ hoặc nền tảng đám mây AWS của họ.
Phan Văn Hòa
Giám đốc Google AI sẽ tham gia 'Ngày trí tuệ nhân tạo 2020' Sự kiện trực tuyến này sẽ có quy mô 2.000 người, quy tụ các chuyên gia đầu ngành về AI trên thế giới và Việt Nam. "Ngày trí tuệ nhân tạo 2020 - Vươn tầm đón thách thức" (AI Day 2020 - Rising to the challenges) được Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) tổ chức trực...