Cựu giám đốc IMF được tại ngoại với “giá” 1 triệu USD
Ông Dominique Strauss-Kahn, người vừa từ chức giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã được tòa án New York cho phép tại ngoại với số tiền mặt bảo lãnh lên tới 1 triệu USD, sau khi ông chính thức bị cáo buộc cố gắng hãm hiếp một cô hầu phòng khách sạn.
Ông Strauss-Kahn xuất hiện tại tòa vào ngày 19/5 trong phiên điều trần về việc tại ngoại, với tay không bị còng.
Ông Strauss-Kahn hôm qua đã đệ đơn từ chức giám đốc IMF lên ban lãnh đạo của tổ chức này. Trước đó, tòa án đã không cho phép ông được tại ngoại do lo ngại ông có thể bỏ trốn.
Luật sư của ông khẳng định ông là người có danh dự và sẽ không tìm cách bỏ trốn.
Thẩm phán tòa án tối cao Michael Obus đã áp mức bảo lãnh lên tới 1 triệu USD đối với cựu giám đốc IMF và cho biết ông sẽ bị quản thúc tại gia 24/24 giờ, bị canh gác, với một nhân viên an ninh mang vũ khí, và bị giám sát qua thiết bị điện tử.
Video đang HOT
Thẩm phán cho biết một nhân viên gác mang vũ khí phải được triển khai 24/24 giờ tại nơi ở của ông Strauss-Kahn và bị cáo phải giao nộp toàn bộ giấy tờ đi lại. Ngoài 1 triệu USD tiền mặt bảo lãnh, một khoản trái khoán đảm bảo 5 triệu USD khác cũng được áp dụng.
Ông Strauss-Kahn phải trải qua đêm thứ tư ở nhà tù khét tiếng Rikers Island của New York vào ngày thứ năm trước khi giấy tờ bảo lãnh được ký.
Ông sẽ ra hầu tòa trở lại vào ngày 6/6 tới. Khi đó, ông sẽ chính thức đưa ra lời biện hộ. Ông đã phủ nhận tất cả các cáo buộc chống lại mình.
Theo Dân Trí
Tổng giám đốc IMF đối mặt án 74 năm tù
Dominique Strauss-Kahn đang tiếp tục bị giam tại New York sau khi tòa án Mỹ bác đơn xin bảo lãnh tại ngoại một triệu USD của ông này hôm qua, và giám đốc IMF phải đối mặt với mức án lên tới 74 năm tù.
Người đứng đầu IMF tiếp tục bị giam do các công tố viên lo ngại khả năng ông này có thể chạy sang châu Âu, giống như Roman Polanski, đạo diễn có quốc tịch kép Pháp - Ba Lan lẩn trốn 32 năm liền lệnh bắt tại châu Âu, sau một bê bối tình dục tại Mỹ. Polanski bị bắt năm 2009 khi tới Thụy Sĩ.
Telegraph dẫn lời thẩm phán Melissa Jackson giải thích rằng Strauss-Kahn bị bắt khi cố gắng rời nước Mỹ trên một chiếc máy bay ở phi trường John Kennedy New York. Pháp không có hiệp ước dẫn độ tội phạm với Mỹ, vì vậy nếu Strauss-Kahn về được quê hương, sẽ không có cơ chế pháp lý nào đảm bảo rằng ông sẽ quay trở lại để ra hầu tòa.
Ông Strauss-Kahn (bên phải) ngồi cạnh luật sư Brafman tại phiên tòa. Ảnh: AFP
Sau khi thất bại trong việc xin bảo lãnh tại ngoại kèm khoản tiền một triệu USD, người đàn ông 62 tuổi và là cha của 4 đứa con này đang phải đối mặt với bản án lên tới 74 năm tù, nếu bị chứng minh là đã tấn công tình dục một cô phục vụ phòng tại khách sạn xa hoa Manhattan Sofitel, chiều thứ bảy tuần trước.
Phản ứng trước diễn biến bất lợi đối với thân chủ của mình, luật sư Benjamin Brafman tuyên bố: "Cuộc chiến mới chỉ vừa bắt đầu. Ông Strauss-Kahn vô tội." Ông Brafman khẳng định tấm vé về Pháp của thân chủ mình đã được đặt trước từ lâu, chứ không phải là một chiếc vé khẩn cấp để chạy trốn như cáo buộc, và ông Strauss-Kahn chỉ vội vã vì có một cuộc hẹn ăn trưa mà thôi.
Thậm chí tổng giám đốc IMF còn gọi lại cho khách sạn Manhattan Sofitel, và cho biết ông đang ở đâu sau khi nhớ ra rằng đã bỏ quên điện thoại ở đó. "Nếu chỉ vì một chiếc điện thoại, ông ấy sẽ không gọi lại và nói rằng đang ở sân bay JFK", luật sư Brafman lý luận.
Vị luật sư cũng khẳng định, nếu được phép tại ngoại, thân chủ của ông sẵn sàng ở lại New York cùng con gái Camille, hiện là sinh viên, và không rời đi nơi khác trước khi vụ việc được sáng tỏ. Ông Brafman cho biết thêm rằng vợ của Strauss-Kahn, bà Anne Sinclair, cũng đã tới New York hôm qua, cùng với tuyên bố chồng của bà vô tội.
Tuy nhiên, mọi lý lẽ của vị luật sư đều không thuyết phục được thẩm phán Jackson, và phiên tòa xét xử ông Strauss-Kahn sẽ được tiếp tục vào ngày 20/5. Từ nay cho tới hôm đó, tổng giám đốc IMF được cho là bị giam giữ tại nhà tù Rikers Island, New York.
Trong khi đó, một nhà văn nữ 31 tuổi có tên Tristane Banon hôm qua tiết lộ rằng Strauss-Kahn từng tìm cách cưỡng bức cô. Nữ văn sĩ người Pháp này cho hay vụ việc xảy ra năm 2002 khi cô tới phỏng vấn tổng giám đốc IMF cho một cuốn sách đang viết dở.
Luật sư của Banon cho hay sẽ bắt đầu đưa sự việc này ra ánh sáng. Trong khi đó, luật sư của Strauss-Kahn chưa có bình luận gì về cáo buộc kể trên.
Theo VNExpress
TGĐ IMF bị giam tại nhà tù khét tiếng Rikers Island Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn sẽ bị giam giữ biệt lập trong nhà tù khét tiếng của New York, Mỹ mang tên Rikers Island sau khi ông bị từ chối bảo lãnh với số tiền 1 triệu USD về mức độ nghiêm trọng của tội cố gắng cưỡng hiếp một nữ hầu phòng khách sạn Sofitel. Rikers Island, nằm trên đảo Rikers,...